Đề kiểm tra học kỳ I năm 2015 môn thi: Hóa học – Chương trình cơ bản

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1218Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm 2015 môn thi: Hóa học – Chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm 2015 môn thi: Hóa học – Chương trình cơ bản
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2015
	TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG	Môn thi: HÓA HỌC – Chương trình cơ bản
	ĐỀ THI THỬ DỰA TRÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP	Thời gian làm bài: 45 phút 
Mã đề thi 258
Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64.
Câu 1: Chọn phát biểu sai
Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.
Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu
	A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3.	B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
	C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3.	D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH
	A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3.	B. Na2SO4, HNO3, Al2O3.
	C. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.	D. Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2.
Câu 4: Dung dịch nào trong 4 dung dịch sau: Al2(SO4)3, Na3PO4, HCl, KNO3 có pH = 7
	A. HCl.	B. Al2(SO4)3.	C. KNO3.	D. Na3PO4.
Câu 5: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
	A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2	B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
	C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)2	D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 6: Cho 500 ml dung dịch A chứa hai cation là Fe2+: 0,1 mol và Al3+: 0,2 mol và hai anion là Cl-: x mol và SO42-: y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của Cl- và SO42- trong dung dịch A lần lượt là:
	A. 1,5 và 0,25.	B. 1,25 và 0,375.	C. 0,75 và 0,5.	D. 0,5 và 0,75.
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây không đúng?
	A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng.
	B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. 
	C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.
	D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.
Câu 8: Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng cách nào sau đây?
	A. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết với oxi của không khí.
	B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hòa.
	C. Hóa lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn.
	D. Dùng hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ.
Câu 9: Một nhóm học sinh trường THPT Xuân Hưng tiến hành thực hiện thí nghiệm như sau: nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng mà các bạn học sinh quan sát đầy đủ và đúng nhất là
	A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
	B. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
	C. Có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
	D. Có kết tủa màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ.
Câu 10: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
	A. 11.	B. 10.	C. 8.	D. 9.
Câu 11: Các muối nitrat nào dưới đây khi nhiệt phân tạo ra sản phẩm gồm oxit kim loại và oxi?
	A. NaNO3, AuNO3, Hg(NO3)2.	B. Ca(NO3)2, Ba(NO3)2, Ni(NO3)2.
	C. LiNO3, NaNO3, KNO3.	D. KNO3, Cu(NO3)2, Ni(NO3)2.
Câu 12: Hòa tan 12,8 gam một kim loại X (biết X có hóa trị II) bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 8,96 lít (đktc) khí NO2. Tên của kim loại X là
	A. Mg.	B. Fe.	C. Zn. 	D. Cu.
Câu 13: Đem nung nóng một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
	A. 1,88 gam.	B. 0,49 gam.	C. 9,4 gam.	D. 0,94 gam.
Câu 14: Đổ dung dịch có chứa 39,2 gam H3PO4 vào dung dịch có chứa 44 gam NaOH. Khối lượng các muối thu được là
	A. 14,2 gam NaH2PO4 và 49,2 gam Na2HPO4.	B. 50 gam Na3PO4 và 14 gam Na2HPO4.
	C. 49,2 gam Na3PO4 và 14,2 gam Na2HPO4.	D. 14 gam Na3PO4 và 50 gam Na2HPO4.
Câu 15: Trong dân gian thường lưu truyền kinh nghiệm “mưa rào mà có giông sấm là có thêm đạm trời rất tốt cho cây trồng”. Vậy đạm trời chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào?
	A. Nitơ.	B. Photpho.	C. Kali.	D. Silic.
Câu 16: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
	A. C + O2 CO2	.	B. 2CuO + C 2Cu + CO2.
	C. 3C + 4Al Al4C3.	D. C + H2O CO + H2.
Câu 17: Khí CO có tính khử mạnh, ở nhiệt độ cao nó có thể khử tất cả các oxit kim loại trong dãy gồm các chất
	A. CuO, Ag2O, PbO2, Al2O3.	B. Fe2O3, CuO, SnO, PbO.
	C. CuO, Fe3O4, Na2O, ZnO.	D. Al2O3, FeO, CuO, NiO.
Câu 18: “Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng làm cho Trái Đất nóng dần lên, do các bức xạ bị giữ lại mà không thoát ra ngoài. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng nồng độ trong không khí của
	A. O3.	B. O2.	C. CO2.	D. CF4.
Câu 19: Có ba lọ đựng ba dung dịch riêng biệt là Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2 và MgSO4 bị mất nhãn. Có thể dùng một chất trong số các chất nào sau đây để đồng thời nhận biết được cả ba dung dịch trên?
	A. Dung dịch Ba(OH)2.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch FeCl3.	D. Dung dịch H2SO4.
Câu 20: Sục CO2 vào 300 ml dung dịch KOH 1 M và Ba(OH)2 0,5 M. Sau khi bị hấp thụ hoàn toàn thu được 23,64 gam kết tủa. Thể tích CO2 (đktc) đã dùng là
	A. 8,512 lít.	B. 2,688 lít.	C. 2,24 lít.	D. 8,512 lít và 2,688 lít.
Câu 21: Khử 4,64g hỗn hợp X gồm các oxít MgO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z dẫn qua dd Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa. Giá trị m là
	A. 4,05 gam.	B. 7,44 gam.	C. 11,84 gam.	D. 3,04 gam.
Câu 22: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: 
	A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
	B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
	C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. 
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 23: Cho các công thức sau: C2H6O, C4H10O2, C3H6O2, C3H7O2N, C4H9OH, CH2O, CH3OC2H5, C2H8N2. Số công thức thuộc loại công thức đơn giản nhất là
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 24: Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. Công thức phân tử của X là:
	A. C4H10O.	B. C5H12O.	C. C4H10O2.	D. C4H8O2.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ A (A gồm có C, H,O) cần vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp B (khí và hơi). Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy còn lại 80 ml khí C. Biết các thể tích các khí ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của A là
	A. C4H10O.	B. C4H8O.	C. C3H8O.	D. C4H8O2.
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hki.doc