Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Hóa học lớp 11 - Trường THPT Ứng Hòa B

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1407Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Hóa học lớp 11 - Trường THPT Ứng Hòa B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Hóa học lớp 11 - Trường THPT Ứng Hòa B
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trường THPT Ứng Hòa B
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn: Hóa Học – Lớp 11
Họ và tên: ........................................................Lớp 11A.....
Câu 1: Cho các dung dịch sau: H2SO4, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, NaNO3, Mg(NO3)2. Số dung dịch phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là 
	A. 1,25. 	B. 0,75. 	C. 1,00. 	D. 2,00. 
Câu 3: Số các đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 4: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là: 
	A. 20,16 gam. 	B. 19,20 gam. 	C. 19,76 gam. 	D. 22,56 gam. 
Câu 5: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
	A. 3,94 gam. 	B. 7,88 gam. 	C. 11,28 gam. 	D. 9,85 gam.
Bài 6: Để bón phân urê cho lúa thì thời điểm nào trong ngày là thích hợp nhất?
A. Buổi chiều tối khi mặt trời lặn	B. Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá
C. Buổi trưa nắng	D. Buổi tối lúc 12 giờ đêm
Câu 7: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 4.	B. 5.	C. 7.	D. 6.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít hỗn hợp gồm một hiđrocacbon A và CO2 bằng 2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp thu được sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục dẫn qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của A là
	A. C4H10.	B. C3H8.	C. C4H8.	D. C3H6.
Câu 9: Nung nong 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Khối lượng Cu(NO3)2 (gam) trong hỗn hợp là	 A. 18,8	B. 23,5	C. 28,2 	D. 14,1
Câu 10 : Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
	A. 5,44 gam	B. 4,66 gam	C. 5,70 gam	D. 6,22 gam
Câu 11: Nhóm chứa các chất mà dung dịch của nó đều có pH < 7.
 	 A. Na2CO3, AlCl3, NaCl, Fe2(SO4)3 B. AlCl3, MgCl2, Fe2(SO4)3 ,CuSO4 
 	 C.AlCl3, NaCl, Fe2(SO4)3 ,K2S D.AlCl3, NaCl, Fe2(SO4)3 ,K3PO4
Câu 12: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng
	A. đồng phân.	B. đồng vị.	C. đồng đẳng.	D. đồng khối.
Câu 13: Cho các dung dịch sau đựng trong các ống nghiệm mất nhãn: NaHCO3; Na2SO4; Ba(HCO3)2 ;BaCl2; NaHS. Có thể phân biệt chúng bằng một thuốc thử. Chất đó là:
 A : dd NaOH B: dd HCl C: dd Na2CO3 D: dd NaHSO4
Câu 14: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng nhiệt độ là: 
	A. 8 lít. 	B. 2 lít. 	C. 4 lít. 	D. 1 lít. 
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm 2 khí có tỉ khối só với H2 là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 là
A. 60%	B. 40%	C. 78,09%	D. 34,3%
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là
	A. C2H6O.	B. CH2O.	C. C2H4O.	D. CH2O2.
Câu 17: Cho một số phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ sau
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.	2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.	4. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.	6. phản ứng hóa học xảy ra nhanh.
Các câu đúng là
	A. 4, 5, 6.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3, 5.	D. 2, 4, 6.
Câu 18: Cho dung dịch CH3COOH 0,1M cú hằng số phõn li axit Ka = 1,8.10-5.pH của dung dịch là :
A. 2,875	B. 2,456	C. 2,446	D. 2,668
Câu 19: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?
A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2	B. Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH
C. CaCO3 CaO + CO2	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 20: Cho sơ đồ sau: 	Cu + dd muối X → không phản ứng; Cu + dd muối Y → không phản ứng.
	Cu + dd muối X + dd muối Y → phản ứng
Với X, Y là muối của natri. Vậy X,Y có thể là 
	A. NaAlO2, NaNO3 	B. NaNO3, NaHCO3 	C. NaNO3, NaHSO4	D. NaNO2, NaHSO3
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 46,88.	B. 41,58.	C. 47,78.	D. 41,3.
Câu 22: Khi cho FeCO3 tác dụng với HNO3 đặc nóng được sản phẩm là	
 A.Fe(NO3)3, CO2, NO2,H2O. B.Fe(NO3)3,CO2,H2O. C. Fe(NO3)3 ,CO2, NO,H2O. D. Đáp án khác.
Câu 23: Quan sát sơ đồ thí nghiệm
	Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO3?
	A. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt.
	B. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion.
	C. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
	D. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 24. Trộn dung dịch các cặp chất sau trong các bình được đánh số: (1) Na2CO3 + AlCl3; (2) Na2CO3 + H2SO4; (3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Na2S + AlCl3; (5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2; (6) Na2CO3 + CaCl2. Các phản ứng tạo đồng thời kết tủa và khí là
	A. (2), (3) và (5).	B. (1), (2) và (5).	C. (1), (4) và (6).	D. (1), (4) và (5).
Câu 25. Một loại thủy tinh có thành phần gồm 70,559% SiO2, 10,98% CaO, 18,43% K2O. Công thức của thủy tinh này là
	A. K2O.2CaO.6SiO2.	B. K2O.CaO.5SiO2.	C. K2O.CaO.4SiO2.	D. K2O.CaO.6SiO2.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_hoc_ki_1_hoa_11.doc