Tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 8 Lớp: 8 a NĂM HỌC: 2014 – 2015 ĐỀ SỐ I THỜI GIAN : 45’ (không kể thời gian phát đề) Điểm số Nhận xét của giáo viên Chữ kí giám thị coi thi I. Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Chất nào cho dưới đây có thể dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? A. Fe3O4 B. CaCO3 C.CuSO4 D. KMnO4 Câu 2. Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy các chất sau ? A. CuO, HgO, H2O. B. CuO, HgO, O2 . C. CuO, HgO, H2SO4 D. CuO, HgO, HCl. Câu 3. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxít : A. SO2, CaO, P2O5, MgO, CuO B. SO2, CaO, KClO3, P2O5, MgO C. CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO D. SO2, CaO, KClO3, NaOH, O3 Câu 4. Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24 lít khí oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm là A. 15,8 B. 31,6 C. 23,7 D. 17,3 Câu 5. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các axít : A. HCl, Ca(OH)2, H2SO4 , NaOH, H2CO3 B. NaCl,HCl, K2SO4, H2SO4, HNO3 C. HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4 D. NaCl,HCl, KNO3, H2SO4, HNO3 Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các bazơ: A. Ca(OH)2, K2SO4, NaOH, Cu(OH)2 B. KOH, K2SO4 , Ca(OH)2, Al(OH)3, Al2O3 C. Ca(OH)2, NaCl, NaOH, KOH, K2SO4 D. KOH, Ca(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Cu(OH)2 Câu 7. Dãy các chất hoàn toàn tác dụng được với nước là: A. MgO, CuO, CaO, SO2 , K B. CuO, PbO, Cu, Na, SO3 C. CaO, SO3 , P2O5 , Na2O , Na D. CuO, CaO, SO2 , Al, Al2O3 Câu 8. Trộn 5ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng: A. Chất tan là rượu, dung môi là nước. B. Chất tan là nước, dung môi là rượu. C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi. D. Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi. II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. (0,75 điểm) Có 3 lọ đựng 3 chất khí không màu là: Oxi; Hiđro và không khí. Em hãy nhận biết 3 chất khí trên bằng phương pháp hoá học. 2. (2,0 điểm) Hãy lập PTHH của các phản ứng sau và cho biết loại phản ứng: 1)Barioxit + nước 2) Khí Cacbon đioxit + nước 3) Kẽm + dung dịch axit sunfuric loãng 4) Khí hiđro + Sắt(III) oxit Câu 3. (1,25 điểm) Cho 3,25 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Câu 4. (2,0 điểm) Cho các chất sau: PbO; Fe(OH)3; H3PO4; NaHCO3. Phân loại Oxit ?Axit ? Bazơ ?Muối ?Gọi tên chúng. (Cho Fe = 56 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ; Zn = 65 ; Cu = 64)
Tài liệu đính kèm: