Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 513Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
PHÒNG GD-ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THUNG HỌC CƠ SỞ 
HUỲNH THÚC KHÁNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN : VẬT LÝ 7
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Quang học
Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
Số câu
6c (3,4,5,6,7,8)
1c (13)
1c (2)
1c (14)
9c
Tỉ lệ %
1,5 đ (15% )
2đ (20%)
2,5% (0,25đ)
2đ (20%)
5,75đ
57,5%
Âm học
- Nêu được nguồn âm là vật dao động
Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Số câu
2c (10, 9)
3c (1,11,12)
1c (15)
1c (16)
7c
Tỉ lệ %
0,5đ (5%)
0,75đ (7,5%)
2 đ (20%)
1đ
(10%)
4,25đ (42,5%)
Tổng Số câu
10c
5c
1c
1c
16c
Tổng số điểm
4đ (40%)
3đ (30%)
2đ (20%)
1đ (10%)
10đ
(100%)
PHÒNG GD-ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THUNG HỌC CƠ SỞ 
HUỲNH THÚC KHÁNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN : VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 ’(Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm: (3,0điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. 
Câu 1: Vật liệu nào dưới đây không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bê tông 	B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường 	D. Cửa gỗ
Câu 2: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm sáng phản xạ song song.
Câu 3: Ta nhìn thấy một vật khi 
A. ta mở mắt hướng về phía vật.	B. có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
C. vật được chiếu sáng.	D. mắt ta phát ra tia sáng chiếu lên vật.
Câu 4: Vật nào sau đây là nguồn sáng?
A. Mặt Trời 	C. Tờ giấy trắng chói lọi ngoài sân trường 
B. Mặt Trăng	D. Đèn pin đang tắt để trên bàn
Câu 5: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo ...
A. Đường cong	B. Đường gấp khúc	C. Đường tròn D. Đường thẳng
Câu 6: Chùm sáng song song là chùm sáng 
A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.
B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng.
C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
D. không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Câu 7: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm ...
A. lớn hơn vật 	 	 	B. nhỏ hơn vật	 
C. bằng vật	 	D. nhỏ hơn hoặc bằng vật
Câu 8: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
A. Ảnh không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh không hứng được trên màn, bằng vật.
C. Ảnh hứng được trên màn, bằng vật.
D. Ảnh hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
Câu 9: Khi nào vật phát ra âm?
A. Khi kéo căng vật 	B. Khi uốn cong vật
C. Khi làm vật dao động 	D. Khi nén vật
Câu 10 Độ to của âm phụ thuộc vào
A. Tần số dao động của nguồn âm 	B. Đơn vị đo tần số dao động 
C. Biên độ dao động của nguồn âm 	D. Đơn vị đo độ to của âm
Câu 11: Những trường hợp nào sau đây, mặt trống phát ra âm cao?
A. Mặt trống dao động với biên độ nhỏ. 	B. Mặt trống dao động mạnh.
C. Mặt trống dao động với tần số lớn. 	D. Mặt trống dao động nhanh.
Câu 12: Phản xạ âm được ứng dụng trong các trường hợp nào sau đây?
A. Trồng cây xanh xung quanh bệnh viện.
B. Làm đồ chơi “điện thoại dây”.
C. Xác định độ sâu của biển.
D. Treo biển báo “Cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 13: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. (2,0 điểm)
Câu 14: Chiếu tia tới SI tùy ý lên một gương phẳng như hình vẽ. (2,0 điểm)
I
S
Hãy vẽ tia phản xạ tương ứng của tia tới theo hai cách:
- Cách 1: Vận dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng để vẽ tia phản xạ. 
- Cách 2: Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ.
(với mỗi cách, học sinh vẽ một hình ở phần bài làm)
Câu 15: Gảy vào dây đàn ghi ta: (2,0 điểm)
a) Khi dây đàn căng nhiều thì phát ra âm như thế nào? Vì sao? 
b) Khi dây đàn căng ít thì phát ra âm như thế nào? Vì sao?
Câu 16: Cạch nhà em có một quán Karaôkê hát hò cả ngày rất ồn. Em hãy đưa ra biện pháp cụ thể để giảm ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp này. (1,0 điểm) 
---Hết---
NGƯỜI DUYỆT ĐỀ
NGƯỜI RA ĐỀ
Lê Văn Minh
PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG THUNG HỌC CƠ SỞ 
HUỲNH THÚC KHÁNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN : VẬT LÝ 7
I. Trắc nghiệm: (3điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Đối với câu 11, câu 12 phải chọn đúng cả 2 đáp án mới tính điểm. Chỉ đúng 1 đáp án thì câu đó không có điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
C
D
B
A
D
D
A
A
C
C
C,D
A,C
II. Tự luận:
Câu 13: Hình bên.
Đáp án
Thang điểm
Câu 13: Định luật phản xạ ánh sáng:
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới
Câu 14: Hình vẽ.
R
I
S
S'
R
I
S
N'
N
i
i'
Cách 1
Cách 2
Hướng dẫn chấm:
Cách 1: - Nếu chỉ vẽ ảnh S’đúng thì cho 0,5đ
 - Nếu vẽ đầy đủ hình như đáp án thì cho 1đ
 - Nếu không xác định đúng ảnh S’ mà vẽ tia phản xạ thì coi như cách 1 vẽ không đúng, cho 0đ
Cách 2: - Nếu chỉ vẽ đúng đường pháp tuyến thì cho 0,25đ
 - Nếu vẽ đầy đủ hình như đáp án thì cho 1đ
 - Nếu không dựng đường pháp tuyến mà vẽ đúng tia phản xạ dựa vào góc tạo với gương thì cho 0,75đ
Câu 15: 
a. - Dây đàn căng nhiều thì phát ra âm cao
 - Vì khi đó dây đàn dao động nhanh, tần số dao động lớn (thiếu ý thì trừ 0,25đ)
b. - Dây đàn căng ít thì phát ra âm thấp
 - Vì khi đó dây đàn dao động chậm, tần số dao động nhỏ (thiếu ý thì trừ 0,25đ)
(nếu học sinh trả lời gọp thành một câu nhưng đủ các ý trên vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 16: Biện pháp:
 - Yêu cầu quán Karaôkê:
 + không hoạt động trong giờ nghỉ. 
 + quán Karaôkê phải có phòng cách âm
 - Đóng cửa sổ sổ nhà mình lại(ý này, tùy theo cách trả lời của học sinh phù hợp với thực tế mà giáo viên có thể cho điểm tối đa 0,5đ)
1đ
1đ
2đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_I_1617.doc