Ôn tập Vật lý 7 chương 2

docx 6 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 2124Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý 7 chương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Vật lý 7 chương 2
Bài 10. Nguồn âm
I. Kiến thức cơ bản
Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Các nguồn âm đều dao động.
II. Các bài tập cơ bản
10.1. Khi đi qua cây thông ta nghe tiếng vi vu. Khi đó lá thông hay gió phát ra tiếng kêu?
10.2. Khi dùng tay miết vào tờ giấy ta nghe tiếng rít. Khi đó vật nào phát ra tiếng kêu.
Tại sao khi gõ thìa vào thành cốc thuỷ tinh ta nghe được âm thanh?
Khi người ta thả Sáo diều chúng ta nghe tiếng sáo vi vu trong không gian . Vậy vật nào dao động để phát ra âm thanh.
 Khi người ta gãy đàn bầu thì dây đàn hay bầu đàn phát phát ra âm thanh?
Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không?
Bài tập trắc nghiệm(Chọn câu đúng nhất)
 Khi dùng dùi gỗ gõ vào mõ. Khi đó:
Dùi gỗ phát ra tiếng kêu.
Mõ phát ra tiếng kêu..
Mõ cùng dùi phát ra tiếng kêu.
Cột không khí trong mõ phát ra tiếng kêu.
10.8. Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh: Khi đó:
Cốc thuỷ tinh phát ra tiếng kêu.
Nước trong cốc phát ra tiếng kêu
Cột không khí trong cốc phát ra tiếng kêu.
Nước cùng cốc phát ra tiếng kêu.
Dòng nước phát ra tiếng kêu.
10.9. Khi có gió thổi qua rặng cây, tai ta nghe tiếng lào xào. Âm đó do:
Ngọn cây phát ra.
Là cây phát ra.
Luồng gió phát ra.
Luồng gió cùng lá cây phát ra.
Thân cây phát ra.
10.10. Khi ta thổi tù và, khi đó:
Miệng tù và phát ra tiếng kêu.
Thân của tù và phát ra tiếng kêu.
Cột không khí trong tù và phát ra tiếng kêu
Không khí xung quanh tù và phát ra tiếng kêu.
10.11. Những nhạc cụ phát ra âm nhờ cột không khí dao động: 
Đàn bầu	B. Sáo.	C. Khèn.	D. Tù và.	E. A, B và C, D
10.12. Khi ta thổi còi, khi đó vật phát ra tiếng kêu là:
Miệng còi nơi ta thổi.
Hạt bi trong còi.
Lỗ thoát hơi của còi.
Luồng khí ta thổi.
Còi và luồng khí ta thổi..
10.13. Khi người ta huýt sáo, khi đó: 
Miệng ngưòi đó phát ra âm thanh.
Lưỡi người đó phát ra âm thanh.
Luồng khí ta thổi phát ra âm thanh..
Miệng và luồng khí phát ra âm thanh.
 Thanh quản của người đó phát ra âm thanh.
Bài 11. Độ cao của âm
I. Kiến thức cơ bản
- Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là 1/s gọi là héc (Hz).
Âm phát ra càng cao ( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp ( càng trầm) khi tần số dao động càng bé.
II. Các bài tập cơ bản
Tại sao khi có gió nhẹ mặt hồ gợn sóng lăn tăn ( dao động) ta lại không nghe thấy tiếng?
 Tại sao khi bơm lốp xe ôtô người thợ lại lấy búa hoặc thanh sắt gõ vào lốp. Giải thích?.
Khi ta vỗ tay: Nếu hai bàn tay khum sẽ phát ra âm trầm còn nếu xoè tay phát ra âm cao hơn tại sao?
Dùng các từ thích hợp để điền khuyết hoàn chỉnh các câu sau:
Trầm ; b. Bổng
Cao ; d.Thấp
Tần số cao
Tần số thấp
Khác nhau
Giống nhau
Vật phát ra âm thanh .(1)....... khi vật dao động 
với tần số (2)......... 
Khi vật dao động với (3)........ thì âm 
phát ra(4).......
Tần số dao động.(5)...... thì âm phát ra(6)......
Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Vật dao động càng mạnh âm phát ra càng cao.
Vật dao động càng nhanh âm phát ra càng cao..
Vật dao động yếu phát ra âm trầm.
Vật dao động chậm phát ra âm trầm..
Khi tần số thay đổi thì âm phát ra thay đổi..
 Chọn câu sai trong các câu sau:
Khi gõ trống nhanh âm phát ra càng cao..
Khi gõ trống chậm, âm phát ra trầm..
Âm cao hay thấp không phụ thuộc vào cách gõ nhanh hay chậm.
Khi gõ trống mạnh thì âm phát ra càng cao, và khi gõ nhẹ phát ra âm trầm.. 
Chọn câu sai trong các câu sau: 
Khi người ta nói nhanh phát ra âm cao.
Khi nói chậm phát ra âm trầm.
Khi nói nhỏ phát ra âm trầm.
Khi nói to phát ra âm cao.
 Chọn câu đúng trong các câu sau: 
Khi gió thổi mạnh qua cành cây thông thì phát ra âm cao.
Khi gió thổi nhẹ qua cành cây thông thì phát ra âm trầm.
Cành cây thông phát ra âm cao hay trầm không phụ thuộc vào tốc độ của gió ( mạnh hay yếu)..
(Chọn câu đúng nhât)
Khi mặt hồ gợn sóng lăn tăn, nhưng tai ta không nghe âm phát ra vi: 
Mặt nước không thể phát ra âm thanh.
Mặt nước không phải là nguồn âm.
Tần số dao động của mặt nước bé.
Sóng không phải là nguồn âm.
Tần số dao động nhỏ hơn 20Hz..
 Tiếng chuông nghe bổng hơn tiếng trống vì: 
Mặt trống làm bằng da, tang trống làm bằng gỗ.
Chuông làm bằng đồng và có hình dáng thon.
Mặt trống dao động với tần số cao hơn chuông.
Chuông dao động với tần số cao hơn trống..
Trống được bịt kín, chuông thì hở một phía.
 Kéo lệch một con lắc dây và buông nhẹ cho dao động. Khi đó ta không nghe thấy âm phát ra vì:
Con lắc không phải là nguồn âm.
Con lắc dao động quá nhẹ.
Chiều dài con lắc dao động ngắn.
Con lắc dao động với tần số bé..
Con lắc dao động với tần số quá cao.
 Khi gẫy đàn ghi ta, trên cùng một dây nếu ta bấm vào các phím khác nhau thì âm phát ra khác nhau vì:
Chiều dài của dây thay đổi làm tần số dao động thay đổi..
Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy nhanh.
Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy chậm.
Chiều dài của dây dao động thay đổi và do gẫy nhanh.
Chiều dài của dây dao động không đổi nhưng do gẫy khác nhau.
 Tiếng nói của người khác nhau là do:
Tần số mấp máy của miệng khác nhau.
Tần số dao động của thanh quản khác nhau.
Tần số dao động của thanh quản và vòm họng khác nhau..
Có người nói nhanh, người nói chậm khác nhau.
Khối lượng của mỗi người là khác nhau.
 Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trống, nếu:
 Gõ nhanh thì âm phát ra cao ( bổng).
Gõ chậm âm phát ra trầm.
Gõ nhanh hay chậm âm phát ra vẫn cùng tần số..
Gõ mạnh âm phát ra cao ( bổng).
Gõ nhẹ âm phát ra trầm.
 Khi đi xe đạp, ta bóp phanh khi đó ta nghe tiếng rít là do:
Bánh xe đạp quay nhanh quá.
Má phanh cản trở sự quay của bánh xe.
Má phanh cùng với bánh xe dao động..
Bánh xe quay chậm dần.
Khi phanh xe đạp rung động.
Độ to của âm
I. Kiến thức cơ bản
Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (db)
II. Các bài tập cơ bản
Một người khẳng định: khi Ông ta nghe tiếng sáo diều ông có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng những kiến thức vật lý hãy giải thích và cho biết lời khẳng định trên đúng hay sai?
Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: “ Thùng rỗng kêu to”
Khi các diễn viên biểu diễn ca nhạc trước công chúng tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Nêu công dụng của nó?
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trồng, nếu gõ nhanh thì âm phát ra to.
Khi vật dao động nhanh phát ra âm to.
Khi vật dao động chậm phát ra âm bé.
Để phân biệt được âm to hay âm bé ta phải căn cứ vào biên độ dao động của âm..
Chọn câu đúng trong các câu sau: 
Khi gió thổi mạnh qua cành cây thông thì phát ra âm to.
Khi gió thổi nhẹ qua cành cây thông thì phát ra âm bé.
Cành cây thông phát ra âm to hay bé phụ thuộc vào tốc độ của gió ( mạnh hay yếu).
Xác định câu sai trong các câu sau:
Khi gõ kẻng: gõ mạnh kẻng kêu to, gõ yếu kẻng kêu nhỏ.
Âm phát ra trầm hay bổng do vật dao động mạnh hay yếu
Âm phát ra to do có tần số lớn 
Âm phát ra lớn hay bé do vật dao động mạnh hay yếu.
(Chọn câu trả lời đúng nhất)
 Một con lắc dây dao động, nhưng ta không nghe âm phát ra vì:
Con lắc không phải là nguồn âm.
Con lắc phát ra âm quá nhỏ.
Con lắc không có âm phát ra.
Biên độ dao động của con lắc bé.
Tần số dao động của con lắc nhỏ hơn 20Hz..
 ở xa không nghe rỗ tiếng người nói còn tiếng loa phóng thanh thì nghe rất rõ vì:
Tần số âm thanh của loa phát ra lớn hơn.
Âm thanh của loa phát ra to hơn
Âm của loa phát ra trầm hơn.
Tần số âm của người khác tần số âm của loa.
Tần số âm của người cao hơn tần số âm của loa.
 Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó:
Người nghệ sỹ phải thổi mạnh
Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều.
Tay người nghệ sỹ bấm các nốt phải đều.
Tay phải bấm đóng tất cả các nốt trên sáo.
Người nghệ sỹ sử dụng sao có thân dài.
 Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra khi đó ta phải:
Gõ nhanh vào mặt trống.
Gõ chậm rãi và đều vào trống.
Gõ mạnh vào mặt trống..
Chọn dùi trống chắc, khoẻ.
Gõ nhanh và đều.
 Khi gõ giống nhau vào mặt của hai trống khác nhau, khi đó:
Trống nhỏ âm phát ra to.
Trống lớn âm phát ra to..
Trống lớn âm phát ra cao hơn trống nhỏ.
Trống nhỏ phát ra âm trầm và nhỏ.
Âm phát ra to hay nhỏ không phụ thuộc vào trống nhỏ hay to.
 Khi thả sáo diều ta biết:
Âm phát ra to khi có gió to..
Âm phát ra to khi có gió vừa phải.
Âm phát ra to khi có gió nhỏ.
Gió to hay nhỏ không ảnh hưởng sự phát âm.
Cánh diều to sáo phát ra âm to.
13. Môi trường truyền âm
I. Kiến thức cơ bản
Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.
Chân không không thể truyền âm.
Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất khí.
II. Các bài tập cơ bản
13.1. Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng.
13.2. Tại sao khi gõ vào đầu của một ống kim loại dài thì người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng tách rời nhau?
13.3. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai vào mặt đất. Tại sao?
13.4. Một người nhìn thấy một người gõ trống, sau 2s mới nghe được tiếng trống. Hỏi người đó đứng cách chỗ đánh trống bao xa? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
13.5. Một người đứng cạnh ống kim loại. khi gõ vào đầu kia của ống, người đó nghe nghe hai âm cách nhau 0,5s. Tính chiều dài của ống kim loại nếu biết vận tốc âm truyền trong không khí và trong kim loại lần lượt là 340m/s và 610m/s.
13.6. Chọn câu sai trong các nhận định sau:
Các chất rắn, lỏng và khí đều truyền được âm thanh.
Các chất rắn, lỏng khí và chân không đều truyền được âm thanh.
Chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí.
Chất lỏng truyền âm kém hơn chất rắn nhưng tốt hơn chất khí.
Chất khí truyền âm kém hơn chất lỏng và chất rắn.
(Chọn các câu đúng)
13.7. 
ánh sáng và âm có thể truyền được trong các môi trường.
ánh sáng và âm có thể truyền được trong các môi trường trong suốt.
Âm có thể truyền đi trong các môi trường như: chất lỏng, chất rắn và các môi trường trong suốt khác.
Âm có thể truyền trong các chất lỏng, rắn và chất khí .
13.8. Ban đêm ta nghe rõ âm thanh vì: 
Ban đêm không khí truyền âm tốt hơn ban ngày..
Ban đêm không khí loảng hơn ban ngày.
Ban đêm âm thanh thường phát ra to.
Ban đêm tần số của âm thanh lớn hơn.
 Do ban đêm không có ánh sáng mặt trời.
13.9. Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát 
 ra vì:
ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta.
Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí.. 
Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra.
Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại.
Âm có tần số cao truyền trước, âm trầm truyền sau.
13.10. ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì: 
Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn.
ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn.
Không khía ở trên cao loảng hơn, nên truyền âm kém hơn..
ở trên cao gió cản trở việc truyền âm.
Không khí loảng nên có sự hấp thụ bớt âm thanh.
13.11. Một người nhìn thấy máy bay phản lực bay, vài dây sau mới nghe tiếng máy bay vì:
Máy bay bay khá cao âm thanh truyền đi khó.
Máy bay bay cao không khí hấp thụ bớt âm thanh.
Trên cao có nhiều gió nên cản trở việc truyền âm.
Vận tốc của máy bay lớn hơn vận tốc truyền của âm..
Máy bay thường được tăng tốc, còn âm thanh thì không. 
13.12. Khi ở xa, ta nhìn thấy một ngưòi đánh trống và sau hai giây mới nghe thấy tiếng trống. Khoảng cách từ trống đến ta là: 
480m 	B. 580m C. 680m D. 780m E. 980m 
13.18. Khi đánh trống, sau 3 giây nghe tiếng trống vọng lại từ một bức tường gần đó. Khi đó khoảng cách từ bức tường đến nơi đặt trống là: 
920m	B. 410m	 C. 610m	 D. 820m	 E. 510m

Tài liệu đính kèm:

  • docxvat_ly_7_chuong_2.docx