Đề thi học sinh giỏi vòng trường năm học: 2013- 2014 môn: Vật lý 7 thời gian: 90 phút trường THCS Cát Sơn

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1026Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng trường năm học: 2013- 2014 môn: Vật lý 7 thời gian: 90 phút trường THCS Cát Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi vòng trường năm học: 2013- 2014 môn: Vật lý 7 thời gian: 90 phút trường THCS Cát Sơn
TRƯỜNG THCS CÁT SƠN
TỔ: TOÁN –LÝ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
Bài 1(1,5đ). 
Tại sao khi biểu diễn đàn bầu người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn.
Bài 2(3,5đ). Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1).
a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.
	b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.
	c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM. 
Bài 3(2đ). Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng 2 sợi chỉ tơ, chúng hút nhau. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện như thế nào? 
Bài 4(3đ). Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.
b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại. 
Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 
.Hết.
ĐÁP ÁN - BIỂU CHẤM
BÀI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Bài 1
(1,5đ)
Người nghệ sĩ làm như vậy để dây đàn căng hơn hoặc chùng xuống.
0,5
Khi dây đàn căng, dây đàn dao động nhanh, tần số dao động lớn, âm phát ra cao.
0,5
Khi dây đàn chùng, dây đàn dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra thấp.
0,5
Bài 2
(3,5 đ)
a) (Cách vẽ cho 1,5đ; vẽ đúng cho 1,5đ)
- Lấy S’ đối xứng với S qua gương
- S’ là ảnh của S qua gương
- Vì tia phản xạ có đường kéo dài đi qua 
ảnh nên nối S’I, S’K kéo dài lên mặt
 gương ta được tia IR và KR’ cần vẽ
b) (1,0 đ)
Chứng minh được = 
Suy ra góc= góc=900
Vậy S’R S’R’
c) (1,0đ)
- Dựng được tia phản xạ MM’ của tia SM qua gương
- Tính được góc SIM = 600
Xét vuông tại S, SM là trung tuyến => SM = 1/2IK = MK
=> cân tại M, mà góc SIM = 600=>đều => góc SMI = 600 
=> góc KMM’ = 600 suy ra góc S’MK = 1200
Chỉ ra được góc MKS’ = 300. 
Xét có góc S’MK = 1200, góc MKS’ = 300 
Suy ra góc MS’K = 1800- 1200 - 300 = 300
Bài 3
(2,0 đ)
Có 6 trường hợp xảy ra: 
+ A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm
+ B nhiễm điện dương, A nhiễm điện âm
+ A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện 
+ B nhiễm điện dương, A không nhiễm điện
+ A nhiễm điện âm, B không nhiễm điện 
+ B nhiễm điện âm, A không nhiễm điện
Bài 4
(3,0đ)
S = 350m; v1 = 10m/s; v2 = 340m/s
a) 1,5 đ
Quãng đường mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ là:
 2.350 = 700m
Vậy thời gian mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ là:
 2,06(s)
0,5
1,0
b) 1,5 đ
Gọi S1 là khoảng cách từ vị trí vật gặp âm phản xạ đến bức tường
Thời gian âm đi từ khi phát ra cho đến khi vật thu được âm phản xạ là: t1 = 
0,25
Thời gian vật mà vật đi đến khi gặp âm phản xạ là: t2 = 
0,25
Mà t1 = t2 nên ta có =
0,5
Thay số vào ta có : =
Tìm được S1 = 330 (m)
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • doc20_DE_THI_HSG_VAT_LI_7.doc