Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nhuận Phú Tân

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nhuận Phú Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Nhuận Phú Tân
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THCS Nhuận Phú Tân 	NĂM HỌC 2015-2016
Họ và tên:. 	MÔN: VẬT LÍ 7
Lớp : . 	Thời gian:45’(Không kể phát đề)
Điểm phần trắc nghiệm
Điểm toàn bài:
 Lời phê:
A.Trắc nghiệm khách quan (6,0đ)(Thời gian làm bài 25 phút)
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng?
A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi ánh sáng phát ra rất mạnh.
C. Mắt chỉ nhận biết được ánh sáng vào ban ngày.
D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kính.
2. Vật nào dưới đây được xem là nguồn sáng?
A. Mặt trăng. C. Ngọn nến đang cháy. 
B. Chiếc ôtô. D. Chiếc đàn ghita.
3. Vì sao ta nhận ra vật đen? 
A. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó và nó được đặt gần những vật sáng khác.
B. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng được.
C. Vì vật đó không trắng.
D. Vì vật đó có tên gọi là “vật đen”
4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia sáng và chùm tia sáng?
A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng gọi là tia sáng.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
C. Chùm sáng gồm vô số các tia sáng hợp thành.
D. Có 3 loại chùm tia sáng: Chùm hội tụ, chùm phân kì và chùm song song.
5. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i=30o thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’= 60o B. i’= 45o C. i’= 30o D. Một giá trị khác.
6. Phát biểu nào sau đây đúng nhất về hình dạng bề mặt của gương lồi?
A. Mặt của gương cầu lồi là một phần phía trong của mặt cầu rỗng.
B. Mặt của gương cầu lồi có dạng hơi lõm.
C. Mặt của gương cầu lồi có dạng cong.
D. Mặt của gương cầu lồi là một phần phía ngoài của quả cầu.
7. Gương cầu lõm là gương cầu có mặt phản xạ như thế nào?
A. Mặt phản xạ là một phần phía ngoài của mặt cầu.
B. Mặt phản xạ là một phần trong của mặt cầu.
C. Mặt phản xạ là một mặt cong.
 D. Mặt phản xạ là một mặt lồi.
8. Đặt một vật trước gương, thấy ảnh của vật trong gương có kích thước lớn hơn vật. Hỏi gương đó là gương nào?
A. Gương phẳng.
B. Gương cầu lồi.
C. Gương cầu lõm.
D. Gương chiếu hậu.
9. Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm?
A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu.
B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn.
C. Cái trống để trên sân trường.
D. Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm.
10. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giây.
C. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giờ.
D. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 ngày.
11. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
A. Kilômet(Km). B. Giờ(h).
C. Héc(Hz). D. Mét trên giây(m/s).
12. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của độ to?
A. Mét vuông(m2). B. Đêxiben(dB).
C. Đêximet(dm). D. Đêximet khối(dm3).
13. Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy cô giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?
A. Không khí. C. Chất lỏng.
B. Chất rắn. D. Chân không.
14. Cách so sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường rắn, lỏng, khí theo thứ tự từ nhỏ đến lớn nào sau đây là đúng?
 A. Chất rắn <chất lỏng <chất khí.
 B. Chất rắn <chất khí <chất lỏng.
 C.Chấtlỏng <chất rắn <chất khí.
 D. Chất khí <chất lỏng <chất rắn.
15. Điều kiện nào sau đây được thoả mãn thì ta nghe được tiếng vang của âm thanh?
 A. Âm thanh truyền đến vật cản dội lại và đến tai ta chậm hơn âm thanh truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
B. Âm thanh phát ra phải gặp vật cản.
C. Âm thanh phát ra phải rất lớn.
 D. Âm thanh phải truyền thẳng và không gặp vật cản.
16.Khi nghe đài âm thanh phát ra từ đâu?
 A. Từ phát thanh viên đang đọc ở đài phát thanh.
 B. Từ cái núm chỉnh âm thanh.
 C. Từ chiếc loa có màn đang dao động.
 D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2,0đ)
17.Dao động càng . thì âm phát ra càng cao.
18.Tần số dao động càng..thì âm do vật đó phát ra càng thấp.
19.Vật phát ra âm càng cao thì tần số dao động của vật càng.
20.Ảnh của một vật tạo bởi các gương có thể nhìn thấy nhưng không thể.. trên màn chắn.
21.Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng
22.Biên độ dao động càng thì âm phát ra càng nhỏ.
23 Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng bằngtừ ảnh của điểm đó đến gương.
24. Ảnh..tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THCS Nhuận Phú Tân 	NĂM HỌC 2015-2016
Họ và tên:. 	MÔN: VẬT LÍ 7
Lớp : . 	Thời gian:45’(Không kể phát đề)
B. TỰ LUẬN (4,0đ)(Thời gian làm bài 20 phút)
1. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào?(1,0đ)
2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?(1,0đ)
3. Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. (2,0đ)
a. Vẽ A’B’ của AB taọ bởi gương.
b. Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI.
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THCS Nhuận Phú Tân 	NĂM HỌC 2015-2016
Họ và tên:. 	MÔN: VẬT LÍ 7
Lớp : . 	Thời gian:45’(Không kể phát đề)
B. TỰ LUẬN (4,0đ)(Thời gian làm bài 20 phút)
1. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào?(1,0đ)
2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?(1,0đ)
3. Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. (2,0đ)
a. Vẽ A’B’ của AB taọ bởi gương.
b. Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_7.doc