Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Hồng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Hồng
MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017 
Môn: Sinh học 7
ĐỀ 1
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Ngành chân khớp
Số tiết: 8
Hiểu được đặc điểm chung của ngành chân khớp. 
Giải thích được cơ sở của việc đặt tên cho ngành. 
2,5 đ =25%
2 đ = 80% 
0,5 đ = 20% 
Các ngành giun 
Số tiết: 7
Trình bày vòng đời của giun đũa.
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
4đ = 40% 
 2đ = 50% 
2đ = 50%
Ngành thân mềm
Số tiết: 4
 Tìm và nêu rõ tác hại của một số thân mềm.
Giải thích được ý nghĩa về cách dinh dưỡng của trai sông. 
2,5đ = 25%
1,5đ = 60%
1đ = 40%
Lớp sâu bọ
Số tiết: 4
Giải thích được vì sao hệ tuần hoàn thì đơn giản đi còn hệ thống ống khí lại phát triển? 
1đ = 10% 
1 đ = 100% 
Tổng số câu
100% =10đ
1/2 câu
20% = 2 đ
1 câu
35% = 3,5đ
1,5 câu
35% = 3,5 đ
1 câu
10% = 1 đ
PHÒNG GD & ĐT CHỢ LÁCH
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
(NĂM HỌC 2016-2017)
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian chép đề)
ĐỀ 1
Câu1(2,5đ) 
 a. Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
b.Dựa vào đặc điểm nào để người ta đặt tên cho ngành? 
Câu 2(4đ) 
 a. Trình bày vòng đời của giun đũa.
 b. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Câu 3(2,5đ)
 a.Kể tên và nêu tác hại của một số thân mềm.
 b.Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?
Câu4(1đ) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
------------- Hết ----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN SINH HỌC 7
ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
-Phần phụ chân khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
-Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ.Do đó có chức năng như xương,gọi là bộ xương ngoài. 
-Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
*Dựa vào đặc điểm :chúng có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. 
(0,75đ)
(0,75đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
2
(4đ)
Vòng đời của giun đũa: 
Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun.
 Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun.
Khi giun vào ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đó.
* Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
- Vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi 
- Rửa sạch tay trước khi ăn 
- Tẩy giun định kì 1 -2 lần trong 1 năm 
- Ăn rau sống phải rửa kĩ bằng nước muối hoặc thuốc tím
(1đ)
(1đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
3
2,5đ
a.
VD: - Ốc sên: hại cây trồng nông nghiệp.
 - Ốc đĩa, ốc mút : là trung gian truyền bệnh giun sán..
 - Hà biển, hà sông đục tàu thuyền và các công trình bằng gỗ
b. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa đối với môi trường nước là:
 Nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ,ĐVNS có trong nước làm thức ăn khoảng 40 l nước/ngày đã góp phần làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1,0đ)
4
(1đ)
Ở sâu bọ hệ tuần hoàn chỉ giữ vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Còn hệ thống ống khí lại phân bố rộng đảm bảo sự trao đổi khí đến các tế bào của cơ thể. Do đó hệ thống ống khí phát triển hơn hệ tuần hoàn. 
(1đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI
ĐỀ 2
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Ngành ĐVNS
Nêu tên các ĐVNS có lợi
2,5 đ =25%
1 câu
1đ = 10%
Các ngành giun 
Trình bày vòng đời của giun đũa.
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
4đ = 40% 
0,5 câu
 2đ =20% 
0,5 câu
2đ = 20%
Ngành thân mềm
Giải thích cách di chuyển của trai sông và ốc sên
2,5đ = 25%
1 câu
1đ = 10%
Lớp giáp xác
Vai trò thực tiễn của giáp xác
1 câu
2,0đ= 20%
Lớp cá
Vai trò của cá
1 câu
2đ = 20%
Tổng số câu
100% =10đ
1/5câu
40% = 4đ
1,5 câu
40% = 4đ
1 câu
10% = 1đ
1 câu
10% = 1 đ
PHÒNG GD & ĐT CHỢ LÁCH
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
(NĂM HỌC 2016-2017)
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian chép đề)
ĐỀ 2
Câu 1 (1 điểm) Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá
Câu 2 (4điểm) Trình bày cơ chế lây nhiễm và cách phòng tránh giun đũa.
Câu 3 (1 điểm) Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Câu 4 (2 điểm) Trình bày vai trò thực tiễn của lớp giáp xác đối với đời sống con người? Nêu tên đại diện?
Câu 5 (2điểm) Vai trò của cá trong đời sống con người?
	..........HẾT.......
HƯỚNG DẨN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 2
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1 điểm)
Trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình
Là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá
0.5đ
0.5đ
2
(4điểm)
Vòng đời của giun đũa: 
Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun.
 Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun.
Khi giun vào ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đó.
* Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
- Vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi 
- Rửa sạch tay trước khi ăn 
- Tẩy giun định kì 1 -2 lần trong 1 năm 
- Tìm được các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
(1đ)
(1đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
3
(1 điểm)
Chúng cùng có cơ thể là thân mềm, không phân đốt và khoang áo phát triển
(1đ)
4
(2 điểm)
Có lợi: Làm thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, nguyên liệu để làm mắm, thực phẩm tươi sống: Tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy...
(1đ)
Có hại: Truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước: Con sun
(1đ)
5
(2điểm)
-Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitmin A và D. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván. Da cá nhám dùng đóng giày, làm cặp. Cá ăn bọ gậy của muỗi truyền bệnh
-Nếu ăn phải cá nóc có thể bị ngộ độc chết người
0.75đ
0.25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HKI_sinh_7.doc