Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Duy Xuyên

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Duy Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Duy Xuyên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
 DUY XUYÊN	 Môn: Sinh học - Lớp 7
	 Thời gian làm bài: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm)
I. (2điểm) Chọn 1 phương án đúng nhất trong các câu sau rồi ghi vào giấy thi 
Câu 1. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành Thân mềm.
A. Mực, sò huyết, ốc sên, hến B. Bạch tuộc, mực, ốc đá, nhện 
C. Trai, ốc sên, ong, bướm	 D. Ốc sên, châu chấu, hến, sò huyết. 
Câu 2. Điểm giống nhau giữa sứa, hải quỳ, san hô là:
A. Sống ở nước ngọt	B. Sống cố định 
C. Đều có ruột khoang	D. Sống di chuyển 
Câu 3. Trong các động vật sau loài động vật nào được coi là hóa thạch sống.
A. San hô	 B. Ốc anh vũ C. Bạch tuộc	D. Trai sông.
Câu 4. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp Giáp xác.
A. Tôm, cua, mực, bạch tuộc 	B. Rận nước, cua đồng, mọt ẩm, sun
C. Rận nước, ốc sên, chân kiếm	D. Tôm ở nhờ, mọt ẩm, ốc vặn. 
Câu 5. Hệ thống ống khí của châu chấu nằm ở:
A. Phần bụng	B. Phân bố khắp cơ thể	
C. Phần đầu	D. Phần ngực
Câu 6. Phần phụ giúp tôm sông giữ và xử lí mồi là:
A. Mắt kép và 2 đôi râu	B. Chân ngực
C. Chân bơi	D. Chân hàm
Câu 7. Với động vật không xương sống bao giờ cũng mổ ở:
A. Mặt lưng B. Mặt bụng C. Phần đầu	D. Phần đuôi.
Câu 8. Bộ phận nào của nhện có chức năng di chuyển và chăng lưới.
A. Đôi chân xúc giác	B. Núm tuyến tơ
C. Bốn đôi chân bò	D. Đôi kìm
II. (1điểm) Chọn ghép nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp và ghi vào giấy thi 
Cột A
Cột B
1. Giun đất
A. Sống kí sinh ngoài
2. Đĩa
B. Sống thành búi ở cống rãnh
3. Rươi
C. Sống trong đất
4. Giun đỏ
D. Sống trong môi trường nước lợ
E. Sống trên cạn
B. TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1. (2điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh? Kể tên một số đại diện thuộc ngành Động vật nguyên sinh mà em biết?	
Câu 2. (2điểm) Sán lá gan có cấu tạo thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Nêu các biện pháp tiêu diệt Sán lá gan? 	
Câu 3. (2điểm) Trình bày vai trò của lớp Sâu bọ đối với tự nhiên và đời sống con người? Cho ví dụ minh họa?
Câu 4. (1điểm) Bạn Tuấn bị đau bụng phải vào viện cấp cứu, Bác sĩ cho làm các xét nghiệm và kết luận “ bạn Tuấn bị giun đũa chui vào trong ống mật”. Vậy theo em giun đũa có thể chui vào ống mật được không? Vì sao? Hậu quả sẽ như thế nào?
.................Hết................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 DUY XUYÊN	 	 KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
	 Môn: Sinh học - Lớp 7	
A. TRẮC NGHIỆM. ( 3điểm) Mỗi phương án trả lời đúng ghi 0,25 đ x 12 = 3 đ
Phần
I
II
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
4
T/ lời
A
C
B
B
A
D
A
C
C
A
D
B
B. TỰ LUẬN. (7điểm)
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1
(2điểm)
* Đặc điểm chung (1,5đ)
- Cơ thể có kích thước hiển vi;
- Chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống ;
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng ;
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
* Các đại diện: (ít nhất 2 đại diện trở lên) (0,5đ)
- Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày..
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)	
Câu 2
(2điểm)
* Cấu tạo của sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh (1,25đ)	
- Mắt, lông bơi tiêu giảm; 
- Giác bám phát triển; 
- Ruột phân nhánh;
- Cơ quan sinh dục phát triển; 
- Cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển.
* Các biện pháp tiêu diệt Sán lá gan(0,75đ)
- Xử lí phân để diệt trứng;
- Diệt ốc ruộng để diệt ấu trùng có đuôi; 
- Xử lí rau, cỏ để diệt kén sán.
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 3
(2điểm)
* Vai trò và ví dụ: Mỗi nội dung đúng (0,5đ), nếu thiếu ví dụ thì ghi(0,25đ)
- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
- Làm thức ăn cho động vật khác: tằm, chấu chấu. 
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm
- Làm thực phẩm: tằm, nhộng.
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 4
(1điểm)
- Giun đũa chui vào ống mật được. Vì đầu giun đũa nhỏ cơ thể thon nhọn 2 đầu.
- Hậu quả tắc ống mật, gây đau bụng dữ dội.
(0,5đ)
(0,5đ
.................Hết................

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.doc