Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 480

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 929Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 480", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 480
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 480
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút; (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:..................
(Thí sinh không được dùng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) 
Cho biết:
u Số proton: H = 1; N = 7; O = 8; Na = 11; Mg = 12; Al = 13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17; K = 19; Ca = 20; Fe = 26; Br = 35.
v Nguyên tử khối: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Br = 80; Ba = 137.
Câu 1: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. F.	B. Na.	C. Fr.	D. At.
Câu 2: Liên kết ion là liên kết được hình thành giữa các ion trái dấu bằng 
A. lực hút tĩnh điện.	B. cặp electron chung.	C. lực đẩy.	D. góp chung electron.
Câu 3: Trong phân lớp p có tối đa
A. 6 electron.	B. 14 electron.	C. 2 electron.	D. 10 electron.
Câu 4: Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tố bằng
A. 0.	B. -2.	C. +1.	D. -1.
Câu 5: Trong nguyên tử các electron được phân bố theo
A. số nơtron.	B. theo điện tích hạt nhân.
C. phân lớp và lớp.	D. trình tự phân mức năng lượng.
Câu 6: Nhóm A gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
A. cùng mức năng lượng.	 B. mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp s hoặc p.
C. mức năng lượng khác nhau. D. mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp d hoặc f.
Câu 7: Phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng trong đó có sự
A. kết hợp giữa các nguyên tử.	B. trao đổi ion.
C. thay đổi mức oxi hóa của một số nguyên tố.	D. trao đổi nguyên tử.
Câu 8: Số electron trong nguyên tử có thể khác số
A. proton. B. số hiệu nguyên tử. C. số đơn vị điện tích hạt nhân.	 D. nơtron.
Câu 9: Phân tử CH4 có tổng số cặp electron chung là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 10: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố có cấu hình electron
A. khác nhau. B. lớp ngoài cùng như nhau. C. giống nhau.	D. tương tự nhau.
Câu 11: Trong nguyên tử oxi có 8 electron. Vậy nguyên tử oxi có điện tích hạt nhân bằng
A. 8+.	B. 12+.	C. 24+.	D. 16+.
Câu 12: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một hay nhiều cặp proton chung.	B. một hay nhiều cặp electron chung.
C. một cặp electron chung.	D. nhiều cặp electron chung.
Câu 13: Trong phân tử NaCl thì số oxi hóa của Na là
A. +2.	B. +1.	C. -1.	D. -2.
Câu 14: Trong nguyên tử có số nơtron bằng
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 0.
Câu 15: Trong hạt nhân nguyên tử loại hạt mang điện là
A. proton.	B. cả nơtron và proton.	C. electron.	D. nơtron.
Câu 16: Hiệu độ âm điện giữa clo và natri trong phân tử NaCl là
A. =0.	B. >0 và 1,7.	D. < 1,7.
Câu 17: Liên kết giữa một nguyên tử kim loại kiềm với nguyên tử clo là
A. liên kết ion.	B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết cho - nhận.	D. liên kết hiđro.
Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Các electron trong nguyên tử chuyển động không ngừng và không có quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân.
B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp.
C. Lớp K có tối đa 8 electron.
D. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một phân lớp.
Câu 19: Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm A. B. Tính phi kim.
C. Số lớp electron.	 D. Tính kim loại.
Câu 20: Số khối bằng
A. tổng số electron và số nơtron.	B. tổng số proton, số electron và số nơtron.
C. tổng số electron và proton.	D. tổng số proton và số nơtron.
Câu 21: Cho các chất NaCl; HCl; KF; NH3. Số phân tử có liên kết ion là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 22: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 là
A. 2.	B. 8.	C. 18.	D. 32.
Câu 23: Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm A là RO3. Công thức hợp chất khí với hiđro của R là
A. HR.	B. HR2.	C. H2R.	D. H3R.
Câu 24: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 34. X là kim loại. Vậy X thuộc chu kỳ
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 25: Nguyên tử tạo bởi các loại hạt
A. electron. B. proton, nơtron, electron. C. nơtron.	D. proton.
Câu 26: Cho 12 gam FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được thể tích khí SO2 ở đktc là
A. 16,8 lít.	B. 2,24 lít.	C. 6,72 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 27: Cho các chất NaCl; NaNO3; HCl; KF; NH3; NaOH; Na2SO4. Số phân tử có cả liên kết ion, cộng hóa trị và liên kết “cho-nhận” là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 28: Một nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử X là
A. 4s2.	B. 3s2.	C. 3s23p2.	D. 2s2.
Câu 29: Nguyên tử Y có cấu hình electron bên ngoài là: 4f75d16s2. Vậy nguyên tử Y có số electron ở lớp thứ tư và lớp thứ 5 lần lượt là 
A. 32 và 18.	B. 25 và 9.	C. 2 và 26.	D. 18 và 32.
Câu 30: Ion X- có cấu hình e ngoài cùng là: 3s23p6. Vậy nguyên tố X thuộc
A. ô 19, chu kỳ 4.	B. ô 17, chu kỳ 3.	C. ô 18, chu kỳ 3.	D. ô 17, chu kỳ 2.
Câu 31: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28. X thuộc nhóm VIIA. Vậy X có số proton là
A. 19.	B. 10.	C. 8.	D. 9.
Câu 32: Nguyên tử X có 3 electron ở phân lớp 3p. Vậy nguyên tử X có
A. 13 electron.	B. 11 electron.	C. 17 electron.	D. 15 electron.
Câu 33: Nguyên tử Na có 11 electron. Vậy nguyên tử đó có
A. 11 proton. B. 11 nơtron. C. điện tích hạt nhân bằng 23+.	D. 13 nơtron.
Câu 34: Trong hợp chất với phi kim thì nguyên tử hiđro có mức oxi hóa bằng
A. -1.	B. +1.	C. -2.	D. 0.
Câu 35: Một nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm IA. Vậy nguyên tố X là
A. 3Li.	B. 11Na.	C. 12Mg.	D. 19K.
----------- HẾT ----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HOC 10_MA 480.doc