Đề thi chọn học sinh giỏi THPT năm học 2003 - 2004 môn thi: Hoá học lớp 10

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THPT năm học 2003 - 2004 môn thi: Hoá học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi THPT năm học 2003 - 2004 môn thi: Hoá học lớp 10
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT 
 HÀ NỘI 	NĂM HỌC 2003-2004
 ***** *****
MễN THI: HOÁ HỌC LỚP 10-KHễNG CHUYấN
Ngày thi 20-3-2004
( Thời gian làm bài 120 phỳt)
Câu I ( 4 điểm )
1/ Nước nặng D2O được sử dụng chủ yếu trong các lò phản ứng hạt nhân.
Có bao nhiêu proton, nơtron và electron trong phân tử D2O.
Viết công thức của những chất mà trong phân tử cũng có số e như D2O.
X là 1 trong số những chất ở câu b) có thể tham gia phản ứng với Cl2 trong điều kiện thích hợp. Viết PTPƯ.
2/ A là 1 ion có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6. B là 1 nguyên tử có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s24p5. Trong phản ứng giữa hợp chất HnA với đơn chất B2 thấy có sự thay đổi cấu hình như sau: 3s23p6 đ 3s23p4 và 4s24p5 đ 4s24p6. Hãy cho biết A, B là nguyên tố nào. Hãy viết PTPƯ trên.
Câu II ( 5,5 điểm ) (1) (2) (3)
1/ Viết các PTPƯ theo sơ đồ: A đ B đ C đ D
( Mỗi mũi tên ứng với 1 PTPƯ ). Biết rằng:
- A, B, C, D là những chất có chứa clo.
- Trong phản ứng (1) có quá trình Cl +5 đ Cl 0.
- Trong phản ứng (2) có đồng thời quá trình khử và oxi hoá của nguyên tử clo.
- Trong phản ứng (3) có quá trình Cl +1 đ Cl -1.
2/ a) Hoàn thành PTPƯ và cho biết vai trò của HClO trong 2 phản ứng sau:
 HClO + NaOH đ
 HClO + HI đ  +  ¯ + H2O
b) Viết công thức e và công thức cấu tạo của HClO. Trong phân tử HClO, liên kết nào phân cực hơn, vì sao?
c) Tính axit và khả năng oxi hoá biến đổi như thế nào trong dãy sau: HClO – HClO2 – HClO3 – HClO4.
Câu III ( 5,5 điểm )
1/ X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm chính (nhóm A) và ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Y có nguyên tử khối lốn hơn X. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 104.
Xác định STT của X và Y trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tố Y có 2 đồng vị là Y’ và Y’’, số nơtron của Y’’ lơn hơn của Y’ là 2 hạt. Tổng sô khối của 2 đồng vị là 160. Khi cho 8,4 g Fe tác dụng với đơn chất Y (dư) thu được 44,4 g muối FeY3. Tính nguyên tử khối trung bình của Y và tính thành phần % mỗi đồng vị.
2/ Hỗn hợp A gồm 2 muối KClO3 và Ba(ClO3)2.H2O phản ứng hoàn toàn với axit HCl đặc thấy thoát ra 26,88 l khí Cl2 (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn được hỗn hợp muối khan có khối lượng bằng 0,63 phần khối lượng của hỗn hợp A. Viết PTPƯ và tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A.
Câu IV ( 5 điểm )
 Có hỗn hợp 3 muối MgCl2, NaBr và NaI. Hoà tan hỗn hợp vào nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 1,7 M, thu được 109,1 g kết tủa. Lọc lấy dung dịch, sau đó thêm tiếp 1 lượng Mg kim loại (dư) vào dung dịch này, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lương kim loại tăng 19,2 g. Nếu sục khí Cl2 dư vào dung dịch X cho đến khi các phản ứng hoàn toàn sau đó cô cạn dung dịch, thu được 33,625 g muối khan. Viết các PTPƯ xảy ra và tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Cho H = 1; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; K = 39; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137 và độ âm điện của H là 2,1; của Cl là 3,0; của O là 3,5./.

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2004- Hà Nội.doc