Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 263

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1092Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 263", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 263
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 263
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút; (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:....................................................................................................Số báo danh:..................
(Thí sinh không được dùng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) 
Cho biết:
u Số proton: H = 1; N = 7; O = 8; Na = 11; Mg = 12; Al = 13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17; 
K = 19; Ca = 20; Fe = 26; Br = 35.
v Nguyên tử khối: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Br = 80; Ba = 137.
Câu 1: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa khử?
A. Phản ứng nhiệt phân.	B. Phản ứng phân hủy.	C. Phản ứng trao đổi.	D. Phản ứng hóa hợp.
Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa khử là
A. tạo chất oxi hóa. B. tạo chất khử. C. có sự thay đổi số oxi hóa.	D. tạo nước.
Câu 3: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần?
A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Độ âm điện.	D. Hóa trị cao nhất với oxi.
Câu 4: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton.	B. nơtron.	C. electron.	D. nơtron và electron.
Câu 5: Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là
A. RO5.	B. R2O5.	C. RO2.	D. R5O2.
Câu 6: A, B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A và B là 32. Hai nguyên tố đó là
A. Mg và Ca.	B. O và S.	C. N và Si.	D. C và Si.
Câu 7: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron và nơtron.	B. proton và nơtron.	C. proton và electron.	D. electron.
Câu 8: Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. các cation. B. các ion mang điện tích trái dấu. C. cation và electron.	D. các aninon.
Câu 9: Trong bảng tuần hoàn hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 6.	B. 3 và 4.	C. 4 và 3.	D. 3 và 3.
Câu 10: Liên kết trong phân tử hiđro clorua là liên kết
A. cho – nhận. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực.	D. ion.
Câu 11: Nguyên tố có Z = 26 thuộc loại nguyên tố
A. f.	B. s.	C. p.	D. d.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khả năng hút electron mạnh nhất khi tạo thành liên kết hóa học?
A. Clo.	B. Cacbon.	C. Photpho.	D. Bo.
Câu 13: Nguyên tử của đồng vị nào sau đây trong hạt nhân không có nơtron?
A. . B. . C. .	 D. .
Câu 14: Nguyên tố X có Z = 17. Nguyên tử của nguyên tố X có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 7.
Câu 15: Số hạt cơ bản cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 16: Liên kết hóa học trong KCl là
A. liên kết hiđro.	B. liên kết ion.
C. liên kết cộng hóa trị không cực.	D. liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 17: Liên kết trong phân tử N2 gồm
A. 2 liên kết đơn. B. 1 liên kết đôi. C. 1 liên kết ba.	 D. 1 liên kết đơn, 1 liên kết ba.
Câu 18: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.	B. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
C. ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA.	D. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 19: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. bán kính nguyên tử.	B. điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. khối lượng nguyên tử.	D. độ âm điện của nguyên tố.
Câu 20: Cộng hóa trị của Cl và O trong Cl2O7 theo thứ tự là
A. 7 và 2.	B. 2 và 7.	C. 4 và 1.	D. 1 và 2.
Câu 21: Một nguyên tử S chuyển thành ion sunfua bằng cách
A. nhường đi 2 electron.	B. nhận thêm 1 electron.
C. nhường đi 1 electron.	D. nhận thêm 2 electron.
Câu 22: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là
A. 28.	B. 10.	C. 9.	D. 19.
Câu 23: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. điện tích hạt nhân.	B. số proton.	C. số electron hóa trị.	D. số lớp electron.
Câu 24: Phân tử nào trong các phân tử sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?
A. HCl.	B. Cl2.	C. NH3.	D. H2O.
Câu 25: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau số
A. electron.	B. obitan.	C. proton.	D. nơtron.
Câu 26: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là XH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,34% oxi về khối lượng. Nguyên tử khối của nguyên tố X là
A. 14.	B. 31.	C. 32.	D. 52.
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có 4 lớp electron, lớp thứ 3 có 14 electron, số electron ở lớp vỏ của nguyên tử X là
A. 27.	B. 29.	C. 26.	D. 28.
Câu 28: Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít hiđro. Mặt khác 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm trong hỗn hợp X là
A. 33,09%.	B. 26,47%.	C. 19,85%.	D. 13,24%.
Câu 29: Nguyên tố clo có hai đồng vị, đồng vị thứ nhấtchiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là
A. . B. . C. .	 D. .
Câu 30: Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự tăng dần bán kính hạt?
A. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+< O2-.	B. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.
C. Al3+< Mg2+ < O2-< Al < Mg < Na.	D. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
Câu 31: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là và. Phần trăm về khối lượng của chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị , oxi là đồng vị ) là 
A. 9,20%.	B. 9,40%.	C. 8,95%.	D. 9,67%.
Câu 32: Cho các chất: NH3; NO; N2O; NO2; HNO3; KNO2. Số chất mà nitơ có số oxi hóa lớn hơn +2 là
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3. 
Câu 33: Cho quá trình Fe+2® Fe+3 + e, đây là quá trình
A. oxi hóa.	B. khử.	C. tự oxi hóa – khử.	D. nhận proton.
Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của X lần lượt là
A. XO3 và XH2.	B. XO2 và XH4.	C. X2O7 và XH.	D. X2O5 và XH3.
Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.	B. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.
C. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.	D. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA.
----------- HẾT ----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HOC 10_MA 263.doc