Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học 9

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 929Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hoá học 9
UBND THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2016 - 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: HOÁ HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Họ, tên, chữ kí của giáo viên coi kiểm tra
..............................................................................
...............................................................................
Câu 1 ( 3,0 điểm). Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào bài làm. 
1.1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?
 	A. Cu, Ag, Fe, Al, Mg, K	 	B. K, Mg, Al, Fe, Cu, Ag.
 	C. Ag, Cu, Fe, Al, Mg, K.	D. K, Mg, Al, Cu, Ag, Fe.
1.2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt đồng thời các chất khí để riêng biệt: Oxi, Clo, Hiđro chorua?
 	A. Dung dịch axit clohiđric.	B. Dung dịch bạc nitrat.
 	C. Dung dịch bari clorua.	D. Quỳ tím ẩm.
1.3. Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu?
 	A. Fe và dung dịch HCl.	B. CuO và dung dịch HNO3.
 	C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4.	D. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4.
1.4. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp bị lẫn các tạp chất là các khí CO2, SO2, Cl2, HCl. Để làm sạch khí CO người ta dùng .....
 	A. dung dịch Ca(OH)2 dư.	B. dung dịch NaCl dư.
 	C. dung dịch HCl dư.	D. nước dư.
1.5. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dd FeCl3, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Chất rắn A là: 
 	A. Fe(OH)2	 B. Fe2O3 C. FeO	 D. Fe3O4
1.6. Dung dịch nhôm clorua bị lẫn tạp chất là dung dịch CuCl2 và ZnCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch nhôm clorua?
 	A. Fe.	 B. Cu. C. Ag.	 D. Al.
Câu 2 (2,5 điểm). 
Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
Cu CuO CuSO4CuCl2 Cu(NO3)2 Cu(OH)2
Câu 3 (4,0 điểm). 
Cho 23,5 gam K2O vào nước để thu được 500 ml dung dịch bazơ.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.
c) Nếu cho 100 ml dung dịch CuCl2 1M vào dung dịch bazơ nói trên thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Câu 4 (0,5 điểm).
Tại sao không nên dùng những đồ vật bằng nhôm để đựng vôi tôi, vữa xây dựng?
( Cho: K = 39, H = 1, Cu = 64, Cl = 35,5, S = 32, O = 16)
____________________Hết______________________
Họ và tên học sinh:..................................................................................................................... Lớp 9..........................
UBND THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: HOÁ HỌC 9 (Đề chính thức)
Câu
Sơ lược đáp án
Điểm
1
(3,0 điểm)
1- B
2- D
3- C
4- A
5- B
6- D
0,5x6
2
(2,5 điểm)
1. 2 Cu + O2 2 CuO
2. CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
3. CuSO4 + BaCl2 ® CuCl2 + BaSO4
4. CuCl2 + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2 AgCl
5. Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + 2 NaNO3
0,5 x 5
3
(4,0 điểm)
a) nKO = 23,5/94 = 0,25 mol
PTHH: K2O + H2O 2 KOH (1)
 0,25 0,5 (mol)
=> CM(NaOH) = 0,5/0,5 = 1M	
0,25
0,5
0,25
0,25
b) PTHH: 2 KOH + H2SO4 K2SO4 + 2 H2O (2)
 0,5 0,25 (mol)
m HSO= 0,25 . 98 = 24,5 g
mdd HSO= 24,5 . 100/20 = 122,5 g 
0, 5
0,25
0,25
0,25
c) nCuCl= 0,1 . 1 = 0,1 mol
PTHH: CuCl2 + 2KOH ® Cu(OH)2 + 2 KCl (3)
Ta có:
=> KOH dư, tính theo CuCl2. 
nCu(OH)= nCuCl= 0,1 mol 
=> mCu(OH)= 0,1 . 98 = 9,8 g
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
4
(0,5 điểm)
Vì nhôm có thể phản ứng với Ca(OH)2 có trong vôi tôi, vữa xây dựng.
0,5
Các chú ý khi chấm:
1. Hướng dẫn chấm này chỉ trình bày sơ lược một cách giải. Bài làm của học sinh phải chi tiết, lập luận chặt chẽ, tính toán chính xác mới được điểm tối đa.
2. Các cách giải khác nếu đúng vẫn cho điểm. Tổ chấm trao đổi và thống nhất điểm chi tiết nhưng không được vượt quá số điểm dành cho câu hoặc phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Hoc_ky_I_mon_Hoa_9_nam_hoc_20162017.doc