Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm học 2004-2005 Trường Trung học Thực hành Môn: HÓA – Lớp 10 – Đề dự trữ Thời gian làm bài: 60 phút (Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả hệ thống tuần hoàn) Câu 1: (2,0 điểm) Cho 2 nguyên tố A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kì. Chúng có tổng số hạt proton là 25. a. Gọi tên của A, B. Chúng là kim loại hay phi kim? So sánh tính chất đó? b. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng, chúng có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó? Câu 2: (2,0 điểm) Thế nào là liên kết cộng hóa trị? Thế nào là liên kết cộng hóa trị khơng cực, cho ví dụ 2 chất? Thế nào là liên kết cộng hóa trị cĩ cực, cho ví dụ 2 chất? Giải thích sự hình thành liên kết trong hợp chất MgCl2. Cho biết hóa trị các nguyên tố trong hợp chất này. Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị, đồng vị I là chiếm tỉ lệ số nguyên tử là 3/4 và khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 35,5. Cho biết kí hiệu nguyên tử đồng vị II. Cho biết 35Cl chiếm khối lượng bao nhiêu trong phân tử KClO3? Câu 3: (2,25 điểm) Cho các phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O FeCO3 + HNO3 Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + H2O Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O FeCO3 + HCl FeCl2 + CO2 + H2O Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Vì sao? Cân bằng phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron. Câu 4: (1,75 điểm) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 21, biết tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7. Cho biết kí hiệu nguyên tử của X. Đơn chất khí X nặng hay nhẹ hơn hỗn hợp khí Y gồm 4480 cm3 Hidro và 6.1022 phân tử Clo. Câu 5: (2,0 điểm) Cho 5,6 gam A vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được muối kim loại (có hóa trị 1 hoặc 2 hoặc 3) và 2,24 lít khí ở điều kiện chuẩn. Xác định chất A. Viết lại phương trình phản ứng. Cho 11,9 gam hỗn hợp Mg, A, Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít khí NO duy nhất ở đkc. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? Cho Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, He=4, H=1, O=16, N=14, S=32, C=12, Fe=56, Cu=64, Mg=24, Al=27. ___ Hết ___ Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm học 2004-2005 Trường Trung học Thực hành Môn: HÓA – Lớp 10 – Đề Chính thức Thời gian làm bài: 60 phút (Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả hệ thống tuần hoàn) Câu 1: (2,0 điểm) Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 10. Nguyên tử của nguyên tố B có số electron ít hơn trong A là 1 hạt. Gọi tên A,B. Viết cấu hình electron của A,B. Xác định vị trí của B trong Hệ thống tuần hoàn (có giải thích). Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của A, B. Các hidroxit đó có tính axit hay bazơ? hãy so sánh tính chất đó. Câu 2: (2,0 điểm) Thế nào là liên kết ion? Cho ví dụ 2 hợp chất ion. Cho biết liên kết hóa học trong phân tử CO2 là liên kết gì? Giải thích sự hình thành liên kết và xác định hóa trị của C và O trong phân tử CO2. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị: 2412Mg (78,6%), 2512Mg(10,1%), 2612Mg(11,3%) Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của Mg. Nếu trong hỗn hợp có 50 nguyên tử 25Mg thì sẽ có bao nhiêu nguyên tử của hai đồng vị kia. Câu 3: (2,25 điểm) Cho các phản ứng: 1. CaCO3 + HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O 2. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2 + H2O 3. FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O 4. KHSO4 + KOH K2SO4 + H2O Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Vì sao? Cân bằng phản ứng oxi hóa khử đĩ bằng phương pháp thăng bằng electron. Câu 4: (1,75 điểm) A có tổng số hạt trong 1 nguyên tử là 21, số hạt ở vỏ bằng 1/2 số hạt trong hạt nhân. Gọi tên A. Hợp chất tạo bởi A và hidro nặng hơn hỗn hợp khí B bao nhiêu lần? Biết B gồm 30,115.1023 phân tử H2; 0,34 gam H2S; 2240 ml CO2 (điều kiện chuẩn). Câu 5: (2,0 điểm) a. Cho 0,5g kim loại M tác dụng với 250ml dung dịch HCl 0,1M thì thu được dung dịch muối của kim lọai cĩ hĩa trị 2 và 280ml khí hidro ở điều kiện chuẩn. - Xác định tên kim loại M? - Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được (coi thể tích không đổi). b. Cho hidroxit của kim loại A thuộc nhóm II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 21,9%. - Xác định tên kim loại A? - A có thể tạo ion gì? Viết cấu hình electron tạo thành từ A? Cho Li=7, Na=23, K=39, Zn=65, Ba=137, He=4, H=1, O=16, N=14, S=32, C=12, Fe=56, Cu=64, Mg=24, Al=27. ---Hết--- Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm học 2004-2005 Trường Trung học Thực hành Môn: HÓA – Lớp 10 – Đề B Thời gian làm bài: 60 phút (Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả hệ thống tuần hoàn) Câu 1 : (2 điểm ) Cho A: ; B (Z = 19). Viết cấu hình của A, B. Xác định vị trí của B trong bảng Hệ thống tuần hoàn (giải thích). Viết công thức phân tử oxit cao nhất, hidroxit tương ứng. Cho biết hidrôxit tương ứng có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó. Câu 2 : (2 điểm ) Electron hóa trị là gì? a. Cho biết liên kết hóa học trong phân tử SO3 là liên kết gì? Viết công thức electron, công thức cấu tạo của SO3 và xác định hóa trị của S và O trong phân tử SO3. Câu 3 : (2 điểm ) Cho các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử. Cân bằng phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron (4 bước) a. Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2S + H2O. b. MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O. c. BaCO3 + HCl à BaCl2 + CO2 + H2O. Câu 4 : (2 điểm ) a.Tổng số hạt p, n, e trong 1 nguyên tử là 52. Biết số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Cho biết tên và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố đó ? b.Một oxit của lưu huỳnh nặng gấp 2 lần khí oxi ? Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của oxit đó ? Câu 5 : (2điểm ) Hòa tan hoàn toàn 1,4 gam kim loại kiềm vào nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ( đktc). Xác định tên kim loại kiềm. Tìm khối lượng phân tử của 2 khí Y và Z, biết rằng: - Tỉ khối hơi của một hỗn hợp đồng thể tích của Y và Z so với Heli là 7,5. - Tỉ khối hơi của hỗn hợp đồng khối lượng của Y và Z so với Oxi là 11/15.
Tài liệu đính kèm: