Đề kiểm tra học kì 1 khối 10 năm học 2016 - 2017 - Mã đề 456

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 851Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 khối 10 năm học 2016 - 2017 - Mã đề 456", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 1 khối 10 năm học 2016 - 2017 - Mã đề 456
 SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHỐI 10
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU II NĂM HỌC 2016-2017
Mã đề 456
 Thời gian: 45 phút. 
456
Cho nguyên tử khối của : Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; H=1;C=12; N=14;P=31; O=16; S=32; Cl=35,5; Si=28
Cho số hiệu nguyên tử : H=1; C=6; N=7; O=8; F=9; Ne=10; Na=11; Mg=12; Al =13; Si=14; P=15; S=16; Cl=17; Ar=18; K=19; Ca=20; Fe=26; Cu=29; Cr=24; Mn=25
Cho độ âm điện: F=3,98; O= 3,44;Cl=3,16; N=3,04;Br=2,96; I=2,66; S=2,58; C=2,55;H=2,20; P=2,19; Al=1,61; Na=0,93; Mg=1,31; Ca=1; K=0,82;
Phần I. Trắc nghiệm (6đ). 
Câu 1: Nguyên tố X có 5 electron, 5 proton, 6 notron. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là: 
	A.11	B. 16 	C. 12	D.10
Câu 2: Cho kí hiệu nguyên tử 1939K . Số hiệu nguyên tử K là:
	A. 19	B.39 	C. 20	 D.58
Câu 3: Phân lớp d có chứa tối đa bao nhiêu electron?
	A. 2	B. 6	C. 10 	D.14
Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hầu hết hạt nhân các nguyên tử là:
	A. proton và notron 	B. proton và electron 
	C. electron và notron 	D. electron, proton và notron
Câu 5: Cho phương trình phản ứng: CuO + H2 → Cu + H2O. Vai trò của H2 trong phản ứng này là:
	A. Chất oxi hóa 	B. Chất nhận electron
 	C. Vừa oxi hóa, vừa khử 	D.Chất khử
Câu 6: Cho phương trình phản ứng: a NH3 + b Cl2 → c N2 + d HCl. Với a,b,c,d là các số nguyên tối giản. Gía trị của a,b,c,d lần lượt là:
	A. 2,3,1,6 	 B. 4,5,2,10 	C. 4,5,2,6 	D. 4,5,4,5
Câu 7: X thuộc loại nguyên tố s, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Số hiệu nguyên tử của X là:
	A . 11 	B. 12 C. 13 	D. 14
Câu 8: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, các nguyên tố trong cùng một hàng có:
	A. số nơtron bằng nhau 	B. số electron bằng nhau
	C. số electron hóa trị bằng nhau	D. số lớp electron bằng nhau
Câu 9: Nguyên tố F (Z= 9). Vị trí của F trong bảng tuần hoàn là:
	A. Chu kì 2, nhóm VA 	B. Chu kì 2, nhóm VIIA
	C. Chu kì 5, nhóm VA 	D. Chu kì 5, nhóm VIIA
Câu 10: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. X là:
	A. Ca(Z = 20) 	B. Cr( Z=25) C. K ( Z=19) D. Cu ( Z=30)
Câu 11: Nguyên tố P (Z= 15). Số electron hóa trị của nguyên tử nguyên tố P là:
	A. 4 	B.5 	C.7 D.6
Câu 12: Nguyên tố Cl(Z= 17). Công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng là:
	A. Cl2O3, Cl(OH)7 B. Cl2O7, Cl(OH)7	C. Cl2O7, HClO4 	D. Cl2O7, HCl
Câu 13: Cho các hợp chất sau: SO2, SO3, H2SO4, H2S. Số oxi hóa của S trong các hợp chất trên lần lượt là:
	A. +4, +6 ,+6, -2 B. +4,+6,+3,+2 C.+4, +6, +7, -2 D. +4,+ 6, -6,+2
Câu 14: Cho các nguyên tố F (Z=9), Al (Z=13), Cl (Z=17), P (Z=15). Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là:
	A. P, Al, Cl, F B. F, Cl, P, Al C. Cl, P, Al, F 	D. Al, P, Cl, F
Câu 15: Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là :
	A. Điện hoá trị. 	B. Cộng hoá trị. C. Số oxi hoá. D.Điện tích ion.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa- khử?
	A. HCl + NaOH → NaCl + H2O	B. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
	C. 4HNO3 + C→ CO2 + 4NO2 + 2H2O D. CaCO3→CaO + CO2
Câu 17: Ion S2- có tên gọi:
	A. anion sunfua B. anion lưu huỳnh C. cation sunfua D. cation lưu huỳnh
Câu 18: Phương trình nào biểu diễn sự hình thành ion O2- từ nguyên tử O:
	A. O2- + 2e → O B. O → O2- + 2e C. O + 2e → O2- D. O -2e → O2- 
Câu 19: Cho độ âm điện của các nguyên tố sau: H=2,2; O= 3,44 ; Na= 0,93 ; C=2,55. Dựa vào hiệu độ âm điện xác định xem hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
	A. Na2O 	B. CH4 C. CO2 	D. H2O
Câu 20: Cho C (Z=6), O (Z=8). Công thức cấu tạo của phân tử CO2 là:
	A. O−C – O B. C=O=C C. OCO	D. O=C=O
Phần II. Tự luận (4đ). 
Câu 1. (1đ) Đồng có hai đồng vị bền và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác định phần trăm số nguyên tử mỗi loại đồng vị của đồng. 
Câu 2. (1đ) Tổng số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử X bằng 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A) của nguyên tử X. 
Câu 3. (1đ) Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí của R với Hidro, R chiếm 75% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. 
Câu 4. (1đ) Hợp chất M được tạo bởi cation X+ và anion Y2-. Trong đó X+có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6 và Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp. Xác định công thức phân tử của M.
----Hết----
Đáp án phần tự luận. 
Câu
Hướng dẫn giải
Điểm
Ghi chú
Câu 1.
Gọi % số nguyên tử là x%
Þ ... ... là 100-x
Ta có : =63,54. 
0,5đ
Giải ra ta được x=73
0,25đ
Vậy % số nguyên tử là 73%
 ... là 27%
0,25đ
Câu 2. 
Ta có hệ phương trình
0,25đ
Giải ra ta được P=11; N=12.
0,25đ
Số hiệu Z=P=11. 
0,25đ
Số khối A=P+N=11+12=23. 
0,25đ
Câu 3. 
Công thức oxit cao nhất là RO2 
Þ Hợp chất khí với hidro là RH4
0,25đ
%m(R) = .100=75% 
0,25đ
Giải ra ta được R=12
0,25đ
Nguyên tố R là cacbon (C)
0,25đ
Câu 4. 
X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6
Þ Cấu hình e của X: 1s22s22p63s1 (Z=11) 
Þ X là natri (Na)
0,25đ
Gọi Y2-: AxBy2- 
Ta có: Þ ZTB= =9,6
Þ A, B thuộc chu kì 2 và 3 trong bảng tuần hoàn.
Þ ZB-ZA=8 Û ZB= 8+ZA.
0,25đ
Þ Þ ZA= 
Lập bảng, y=1,2,3,4,Þ Nghiệm hợp lí khi y=1; ZA=8
Với ZA=8 Þ A là oxi
 ZB=16Þ B là lưu huỳnh 
 y= 1Þ x=4 Þ Y2-là SO42- 
0,25đ
Vậy M là Na2SO4 
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docx456.docx