Đề kiểm tra học kì I Hóa học lớp 12 (Có đáp án) - Mã đề 1202

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 936Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Hóa học lớp 12 (Có đáp án) - Mã đề 1202", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Hóa học lớp 12 (Có đáp án) - Mã đề 1202
KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 12 THPT
MÔN HÓA HỌC
 	Thời gian 45 phút
	 ( Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)
	Mã đề 1202
Họ và tên: 	SBD:..	
Câu 1: Loại tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
	A. Tơ nilon, tơ capron.	B. Tơ visco, tơ axetat.	C. Sợi len, nilon-6,6.	D. Len, tơ tằm, bông.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất:
	A. Phản ứng với dung dịch AgNO3.	B. Phản ứng với Na
	C. Phản ứng với H2/Ni, to.	D. Phản ứng với Cu(OH)2/ to.
Câu 3: Cho dung dịch Glyxin tác dụng vừa đủ với 120ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được a gam muối clorua của glyxin, giá trị của a là: ( Cho: C=12; H=1; N=14; Cl=35,5)
	A. 13,26 gam	B. 13,38 gam	C. 7,5 gam	D. 9,0 gam
Câu 4: Cho các chất: C2H5NH2 (1), 	(C2H5)2NH (2), 	C6H5NH2 (3),	NH3(4).
 	 Thứ tự tăng dần tính bazơ là ?
	A. (3)<(4)<(1)<(2)	B. (3)<(4)<(2)<(1)	C. (4)<3)<(2)<(1)	D. (3)<(2)<(1)<(4)
Câu 5: Kim loại có tính chất vật lý chung là:
	A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
	B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
	C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
	D. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
Câu 6: Tơ nilon – 6 được điều chế từ nguyên liệu nào sau đây?
	A. NH2-[CH2]5-COOH	B. NH2-[CH2]6-COOH
	C. NH2-[CH2]4-COOH	D. NH2-[CH2]3-COOH
Câu 7: Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng (II) sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 2,4 gam. Khối lượng đồng bám lên lá sắt: ( Cho: Cu=64; Fe=56)
	A. 8,1 gam 	B. 19,2 gam 	C. 12,8 gam 	D. 6,4 gam 
Câu 8: Phương trình phản ứng hóa học sai là:
	A. Cu + 2Fe3+ ® 2Fe2+ + Cu2+ 	B. Hg + Cu2+ ® Hg2+ + Cu
	C. Zn + Pb2+ ® Zn2+ + Pb 	D. Pb+ 2Ag+ ® 2Ag + Pb2+ 
Câu 9: Thủy tinh hữu cơ có thể điều chế bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp chất nào sau đây:
	A. Vinyl axetat	B. Metylmetacrylat	C. Axit acrylic	D. Axit metacrylic
Câu 10: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo sản phẩm có công thức cấu tạo là: 
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 11: Khi đốt cháy một loại polime thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Vậy polime nào dưới đây phù hợp?
	A. Nhựa PE	B. Nhựa PVC	C. Cao su buna	D. Nhựa PVA
Câu 12: Để nhận biết dung dịch các chất glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?
	A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch iot.	B. Dùng dung dịch I2, dùng dung dịch HNO3.	C. Dùng Cu(OH)2, dùng dung dịch HNO3.	D. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3.
Câu 13: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối clorua?
	A. Mg	B. Cu	C. Cr	D. Fe
Câu 14: Hãy nhận xét phát biểu sau, những phát biểu nào đúng?
(1) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng điều chế xà phòng từ dầu mỏ.
(2) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm.
(3) Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cabonxylic và ancol.
(4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là một quá trình thuận nghịch.
	A. (1), (3), (4)	B. (1), (2), (3).	C. (2), (3), (4)	D. (2), (4)
Câu 15: Trung hòa 100 ml dung dịch etylamin cần 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Xác định nồng độ Mol của dung dịch etylamin?
	A. 0,6(M)	B. 0,08(M)	C. 0,06(M)	D. 0,10(M)
Câu 16: Một este no đơn chức X. Cứ 9 gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,75M. Vậy công thức cấu tạo của X là: ( Cho: C=12; O=16; H=1)
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 17: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
	A. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
	B. Các amin đều có tính bazơ.
	C. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3.
	D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
Câu 18: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H7O2N. X không phản ứng với dung dịch Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH và HCl. Chất X có công thức cấu tạo là:
	A. H2N-CH2-CH2-COOH	B. CH2=CH-COONH4.	
	C. H2N-[CH2]3-COOH	D. H2NCH=CH-COOH
Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau:
	A. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ có công thức chung là Cn(H2O)n
	B. Tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng gương	
	C. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ đều là các polime thiên nhiên
	D. Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ có công thức chung là Cn(H2O)m
Câu 20: Hòa tan 13,2 gam hợp kim Cu- Mg tron dung dịch HNO3 (loãng) tạo ra 4,48 lít khí NO ( đo ở đktc). Khối lượng của các kim loại trong hợp kim lần lượt là? ( Cho:Cu=64; Mg=24)
	A. 6,8 gam và 6,4 gam	B. 6,4 gam và 6,8 gam	C. 9,6 gam và 3,6 gam	D. 3,6 gam và 9,6 gam 
Câu 21: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau đây tăng dần theo thứ tự:
	A. Cu<Ag<Al	B. Al<Ag<Cu	C. Ag<Al<Cu	D. Al<Cu<Ag
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2 ( đo ở đktc). Tên của kim loại M đã dùng là: ( Cho: Mg=24; Zn= 65; Fe=56; Ca=40)
	A. Sắt	B. Kẽm	C. Canxi 	D. Magie
Câu 23: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu, Fe và Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là dung dịch của chất nào sau đây?
	A. CuSO4.	B. H2SO4.	C. HCl.	D. AgNO3.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Trong các phản ứng este hóa, H2SO4 đặc vừa đóng vai trò là chất xúc tác vừa là chất hút nước 	B. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
	C. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng hoàn toàn.
	D. Este luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cacboxylic tạo ra nó.
Câu 25: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau?
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 26: Poli(ure-fomandehit) được dùng làm:
	A. keo dán	B. nhựa vá săm	C. chất dẻo	D. cao su
Câu 27: Hệ số trùng hợp của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 243000( đvC) lần lượt là:
	A. 300	B. 1200	C. 150	D. 1500
Câu 28: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch nào?
	A. H2N-CH2-COOH	B. C2H5NH2 	
	C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH	D. H2N-[CH2]4- CH(NH2)-COOH
Câu 29: Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
	A. Stiren	B. Etylen	C. Alanin	D. Buta-1,3- dien
Câu 30: Một sợi dây sắt nối với sợi dây kẽm để trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình nào? 
	A. Ăn mòn hợp chất	B. Ăn mòn hóa học	C. Ăn mòn kim loại	D. Ăn mòn điện hóa
HẾT
Đáp án : 1202
	1. B	2. C	3. B	4. A	5. B	6. A	7. B	8. B	9. B	10. D	11. A	12. B	13. A	14. C	15. A	16. B	17. A	18. A	19. D	20. C	21. D	22. D	23. D	24. C	25. D	26. C	27. D	28. C	29. C	30. D	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hki_hoa_12.doc