Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Du
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC: 2016 – 2017)
MÔN: ĐỊA LÍ 12
(Đề thi gồm có 2 trang)
ĐỀ 111
Họ và tên học sinh: ............................................................................................................................ SBD: ..................
Câu 1: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta là:
A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.
B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm nghiệp.
C. Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
D. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?
A. Có sự phân hóa đa dạng.
B. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Mang tính chất thất thường.
Câu 3: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
A. Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
B. Sông thường ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ lụt.
C. Sông có lượng nước lớn, nhiều phù sa.
D. Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực nhỏ.
Câu 4: Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Tây Nguyên
C. Tây Bắc
B. Đông Bắc
D. Bắc Trung Bộ
Câu 5: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc nhờ:
A. Có địa hình cao hơn.
B. Có địa hình hướng vòng cung.
C. Có hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.
D. Có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió mùa Đông Bắc.
Câu 6: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
A. Nam Bộ
C. Tây Nguyên và Nam Bộ
B. Phía Nam đèo Hải Vân
D. Trên cả nước
Câu 7: Trên lãnh thổ Việt Nam, đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ:
A. 2400 m trở lên
C. 2600 m trở lên
B. 2500 m trở lên
D. 2700 m trở lên
Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
C. Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
Câu 9: Nơi nào ở nước ta trong năm có hai mùa khô và mưa rất rõ rệt?
A. Miền Bắc
C. Miền Nam
B. Miền Trung
D. Câu A + B đúng
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.
B. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.
C. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút khá mạnh.
D. Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. 
Câu 11: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:
A. Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ
B. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ 
Câu 23: Ở nước ta, vùng đồng bằng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Câu A + B đúng
Câu 24: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở nước ta là:
A. Đất phèn, đất mặn
C. Đất feralit
B. Đất phù sa
D. Đất feralit có mùn
Câu 25: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là:
A. Tây Bắc - Đông Nam
C. Đông - Tây
B. Tây Nam - Đông Bắc
D. Bắc - Nam
Câu 26: Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được khoảng:
A. 100 triệu tấn/năm
C. 150 triệu tấn/năm
B. 180 triệu tấn/năm
D. 200 triệu tấn/năm
Câu 27: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là:
A. 5 miền
B. 4 miền
C. 3 miền
D. 2 miền
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung. 
B. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.
D. Là miền duy nhất có đầy đủ 3 đai cao.
Câu 29: Ở nước ta, thời tiết do gió phơn Tây Nam mang lại là:
A. Ẩm, nóng
B. Lạnh, ẩm
C. Khô, lạnh 
D. Nóng, khô
Câu 12: Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?
A. Tích tụ mạnh các chất Fe2O3, Al2O3.
B. Phong hóa mạnh các loại đá mẹ.
C. Rửa trôi mạnh các chất bazơ.
D. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.
Câu 13: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là:
A. Cận xích đạo gió mùa
B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
Câu 14: Loại rừng nào sau đây không được xếp vào rừng phòng hộ?
A. Vườn quốc gia
C. Rừng chắn gió cát bay
B. Rừng đầu nguồn
D. Rừng chắn sóng ven biển
Câu 15: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:
A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo
B. Đới rừng xích đạo
C. Đới rừng nhiệt đới
D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa 
Câu 16: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là:
A. Mài mòn - bồi tụ
C. Xói mòn - rửa trôi
B. Xâm thực - bồi tụ
D. Xâm thực - mài mòn
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ 16oB trở vào)?
A. Quanh năm nóng
B. Về mùa khô có mưa phùn
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 18: Sự phân hóa địa hình nước ta: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Bắc - Nam
C. Đông - Tây
B. Độ cao
D. Câu A + B đúng
Câu 19: Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào:
A. Tháng VII
B. Tháng VIII
C. Tháng IX
D. Tháng X 
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của khí hậu thuộc đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, độ ẩm cao. 
B. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng đều trên 25oC, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
C. Khí hậu lạnh, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC.
D. Khí hậu rất lạnh, quanh năm dưới 5oC.
Câu 21: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Than đá và apatít.
B. Vật liệu xây dựng và quặng sắt.
C. Dầu khí và bôxit.
D. Thiếc và khí tự nhiên.
Câu 22: Ở miền Nam không có đai ôn đới, vì ở đây:
A. Nằm gần Xích đạo.
B. Không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.
C. Nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
D. Không có các núi cao trên 2600m.
Câu 30: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là:
A. Thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ. 
B. Thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loài cây trồng công nghiệp dài ngày.
C. Thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước. 
D. Thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.
Câu 31: Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Ngọc Linh là tên của:
A. Một ngọn núi cao
C. Một dòng sông
B. Một bãi biển đẹp
D. Một vườn quốc gia 
Câu 32: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là:
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc
B. Cực Nam Trung Bộ
C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 33: Trên lãnh thổ Việt Nam, số lượng các con sông có chiều dài trên 10 km là:
A. 3260
B. 3620
C. 2360
D. 2630
Câu 34: Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta là từ:
A. Tháng IX đến tháng IV
C. Tháng XI đến tháng IV
B. Tháng X đến tháng IV
D. Tháng XII đến tháng IV
Câu 35: Dãy núi được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là:
A. Kẻ Bàng
C. Hoành Sơn
B. Bạch Mã
D. Hoàng Liên Sơn
Câu 36: Từ tháng XI đến tháng IV ở nước ta, loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 16oB trở vào là:
A. Gió mùa Đông Nam
C. Gió mùa Đông Bắc
B. Gió mùa Tây Nam
D. Gió Tín phong Bắc bán cầu 
Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm
(Đơn vị: Triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2005
Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,7
- Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,2
- Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,5
Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi từ câu số 37 đến câu số 40:
Câu 37: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích rừng nước ta qua các năm là:
A. Biểu đồ cột chồng
C. Biểu đồ kết hợp (cột + đường)
B. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ cột nhóm
Câu 38: Giả sử tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha và không thay đổi từ năm 1943 đến năm 2005. Độ che phủ rừng của nước ta năm 1943 và 2005 lần lượt là:
A. 29,0% và 32,9%
B. 43,2% và 30,8%
C. 22,1% và 33,1%
D. 43,2% và 38,4%
Câu 39: Tổng diện tích rừng của nước ta năm 2005 tăng so với năm 1975 là:
A. 5,5 triệu ha
B. 3,1 triệu ha
C. 1,6 triệu ha
D. 2,5 triệu ha
Câu 40: Nhận định đúng nhất là:
A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK_1.doc