Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 01

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 lần 2 - Mã đề 01
1 
 ĐỀ KIỂM TRA THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA KỲ THI 
THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 2 
Môn: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Đề kiểm tra có 05 trang Mã đề 01 
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. 
Câu 1: Đất phù sa màu mỡ chiếm tỉ lệ bao nhiêu % diện tích đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng 
A. khoảng 57,9%. B. khoảng 77,9%. C. khoảng 60,9%. D. khoảng 70%. 
Câu 2: Trung du miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là chủ yếu do 
A. vùng có đất Fe ra lít chiếm diện tích lớn. B. nơi đây có mùa đông lạnh nhất nước ta. 
C. vùng có vị trí ở phía bắc nước ta. D. người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt. 
Câu 3: Câu 28, Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau 
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ 
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 4: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ 
A. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. 
B. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. 
C. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 
D. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng. 
Câu 5: Trong công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu là 
A. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến. 
B. cân bằng tỉ trọng giữa công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác. 
C. đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp. 
D. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác. 
Câu 6: Căn cứ cào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5, Từ Bắc vào Nam của Bắc Trung Bộ lần lượt có các 
tỉnh 
A. Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị. 
B. Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. 
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. 
D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. 
Câu 7: Cho bảng số liệu 
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo nhóm ngành ở nước ta năm 1996 và 2005 
(Đơn vị: tỉ đô la) 
Năm 
Công nghiệp khai 
thác 
Công nghiệp chế biến 
Công nghiệp sản xuất, phân 
phối điện, khí đốt và nước 
1996 20688 119438 9306 
2005 110949 824716 55382 
 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có xu hướng 
A. công nghiệp khai thác tăng tỉ trọng. 
B. cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không thay đổi. 
C. công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước tăng tỉ trọng. 
D. công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng. 
Câu 8: Phần lớn diện tích của Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất 
A. phù sa. B. phù sa cổ. C. ba dan. D. Feralit. 
Câu 9: Tài nguyên khoáng sản có giá trị của Bắc Trung Bộ là 
A. Crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét làm xi măng, đá quí. 
2 
B. Crômit, đồng, vàng, đá quí, sét làm xi măng. 
C. Than nâu, đá vôi, titan, đồng, chì. 
D. Than đá, sắt, thiếc, chì, kẽm. 
Câu 10: Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 
A. 833 tỉ m3/năm. B. 838 tỉ m3/năm. C. 839 tỉ m3/năm. D. 830 tỉ m3/năm. 
Câu 11: Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này 
A. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. 
B. có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá. 
C. có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào. 
D. có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. 
Câu 12: Số máy điện thoại thuê bao bình quân trên 100 dân ở nước ta năm 2005 đạt 
A. 18 máy. B. 19 máy. C. 20 máy. D. 20 máy. 
Câu 13: Mỗi năm nước ta đã tạo khoảng 1 triệu việc làm mới là nhờ 
A. người nông dân tích cực tìm kiếm việc làm khi nhàn rỗi. 
B. nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 
C. sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ. 
D. sự phát triển quy mô của các đô thị. 
Câu 14: Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng than, dầu thô của Việt Nam 
Sản phẩm 1995 2000 2006 2010 
Than (triệu tấn) 8,4 11,6 38,9 44,8 
Dầu thô (triệu tấn) 7,6 16,3 17,2 15,0 
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô của nước ta trong giai đoạn 
1995 – 2010 là ? 
A. Biểu đồ Cột B. Biểu đồ Đường C. Biểu đồ Tròn D. Biểu đồ Miền 
Câu 15: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5 vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển 
A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. 
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. 
Câu 16: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp gồm có 
A. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, thị trường. 
B. tài nguyên thiên nhiên, thị trường, sự hợp tác quốc tế. 
C. tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lí. 
D. thị trường, điều kiên kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm độ thị hóa ở nước ta? 
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng. 
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng. D. Trình độ đô thị hóa thấp. 
Câu 18: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 
A. 42,53 triệu người. B. 44,53 triệu người. C. 43,53 triệu người. D. 41,53 triệu người. 
Câu 19: Trục đường xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải phía 
tây đất nước là 
A. đường quốc lộ 14. C. đường quốc lộ 15. 
B. đường Hồ Chí Minh. D. đường quốc lộ 1. 
Câu 20: Trữ năng thủy điện của hệ thống sông Hồng so với trữ năng thuỷ điện của cả nước 
A. khoảng 1/2. B. khoảng 2/3. C. khoảng 1/3. D. khoảng 1/4. 
Câu 21: Căn cứ cào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5 tỉnh nào ở nước ta giáp với hai nước Lào, 
Campuchia. 
A. Kon Tum. B. Đăk Lăk. C. Đăk Nông. D. Gia Lai. 
Câu 22: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng 
A. giảm tỷ trọng của khu vực I, Tăng tỷ trọng khu vực II và III. 
3 
B. giảm tỷ trọng của khu vực I, Tăng tỷ trọng khu vực II. 
C. tăng tỷ trọng khu vực I, giảm tỷ trọng khu vực II. 
D. tăng tỷ trọng khu vực I, Giảm tỷ trọng của khu vực III. 
Câu 23: Lũ quét tập trung nhiều nhất ở 
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. 
C. Bắc Trung Bộ. D. vùng núi Bắc Bộ. 
Câu 24: Vùng biển ở Việt Nam có nhiệt độ biến động theo mùa rõ rệt nhất là 
A. vùng biển Bắc Trung Bộ. B. vùng biển Nam Trung Bộ. 
C. vùng biển Bắc Bộ. D. vùng biển đồng bằng sông Cửu Long. 
Câu 25: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ 
A. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. 
B. khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có. 
C. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. 
D. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 26: Từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, phần đất liền nước ta trải qua 
A. 14 độ vĩ tuyến và 6 độ kinh tuyến. B. 16 độ vĩ tuyến và 8 độ kinh tuyến. 
C. 15 độ vĩ tuyến và 5 độ kinh tuyến. D. 15 độ vĩ tuyến và 7 độ kinh tuyến. 
Câu 27: Những tỉnh nào không thuộc đồng bằng sông Hồng? 
A. Hà Tây, Hà Nội, Hải Dương. B. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng. 
C. Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. D. Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. 
Câu 28: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có 
A. địa hình cánh cung, đồi núi thấp, nhiều đá vôi. 
B. địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. 
C. sườn đông dốc mạnh, sườn Tây thoải. 
D. địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh. 
Câu 29: Tiềm năng lớn nhất của duyên hải Nam Trung Bộ là 
A. khai thác và chế biến khoáng sản. B. kinh tế biển. 
C. thủy điện. D. phát triển nông nghiệp 
Câu 30: Điểm khác nhau cơ bản của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là 
A. thấp và bằng phẳng. 
B. được hình thành trên một vùng sụt lún lớn ở hạ lưu sông. 
C. có đê sông bao bọc. 
D. diện tích rộng. 
Câu 31: Năm 2005 tổng diện tích rừng nước ta là 
A. 13,7 triệu ha. B. 11,7 triệu ha. C. 12,7 triệu ha. D. 14,7 triệu ha. 
Câu 32: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 cho biết trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc qia 
A. Vũng Tàu. B. Nha Trang. C. Đà lạt. D. Hà Nội. 
Câu 33: Sản lượng lương thực của cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long 
 Đơn vị: nghìn tấn 
Năm Toàn quốc 
Đồng bằng sông 
Hồng 
Đồng bằng sông 
Cửu Long 
sông Cửu Long 
2000 300,8 244,2 516,5 
2005 448,0 
414,0 1012,3 
2010 427,6 477,0 1092,0 
 Cho biết vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất so sánh sản lượng lương thực của cả nước, đồng bằng sông 
Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long? 
4 
A. Cột nhóm. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp 
Câu 34: trong cơ cấu các loại cây trồng, cây công nghiệp có xu hướng tăng về tỉ trọng chủ yếu là do 
A. nhân dân có kinh nghiệm sản xuất. 
B. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. 
C. mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế, xã hội. 
D. có tác dụng xóa đói giảm nghèo. 
Câu 35: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng vì đây là vùng có 
A. cơ cấu dân số trẻ, nhiều lao động có tay nghề. 
B. số dân đông nhất trong các vùng. 
C. mật độ dân số cao nhất trong các vùng. 
D. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ sản xuất. 
Câu 36: Dựa vào biểu đồ sau: 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây 
A. Thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ 1980 – 2002. 
B. Cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002. 
C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002. 
D. Qui mô và cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta từ 1980 – 2002. 
Câu 37: Căn cứ vào biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 
 Năm 2000 Năm 2005 
 Chăn nuôi Trồng trọt Dịch vụ 
 Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước 
ta giai đoạn 2000-2005 
A. tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng. B. tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ đều tăng. 
C. tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ giảm. D. tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng. 
5 
Câu 38: cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và 2005 
(Đơn vị: %) 
Năm 
Loại đất 
1993 2005 
Tổng diện tích 100 100 
Đất nông nghiệp 22,2 28,4 
Đất lâm nghiệp 29,1 43,6 
Đất ở và chuyên dùng 5,7 6,0 
Đất chưa sử dụng 43,0 22,0 
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên 
A. năm 2005 đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. 
B. từ 1993-2005 cơ cấu sử dụng đất không thay đổi. 
C. cơ cấu đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng tăng. 
D. cơ cấu đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng tăng. 
Câu 39: Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta? 
A. Hàng hoá phong phú, đa dạng. 
B. Thị trường thống nhất trong cả nước. 
C. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ. 
D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. 
Câu 40: Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với những vùng nào? 
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Tây Nguyên. 
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam 
do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ban hành từ năm 2009 đến năm 2016 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfThi_thu_THPTQG_lan_2_Ma_de_01.pdf