Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 932 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 932 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 932 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 932
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút; 35 câu trắc nghiệm
Họ và tên thí sinh: .Số báo danh:
Câu 1: Khi một thành phần nào đó thay đổi sẽ làm cho các thành phần khác của lớp vỏ địa lí thay đổi theo, điều này thể hiện
A. tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
B. tính đa dạng của tự nhiên.
C. tính địa đới của tự nhiên.
D. tính phi địa đới của tự nhiên.	
Câu 2: Do tác động của lực Côriôlit nên ở bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch
A. về phía bên trên theo hướng chuyển động.	B. về phía bên trái theo hướng chuyển động.
C. về phía xích đạo.	D. về phía bên phải theo hướng chuyển động.
Câu 3: Động lực phát triển dân số thế giới là
A. gia tăng dân số tự nhiên.	B. gia tăng cơ học.
C. sự sinh đẻ và di cư.	D. gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.
Câu 4: Thạch quyển được cấu tạo bởi bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
A. 7	B. 5	C. 8	D. 6
Câu 5: Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về
A. tốc độ di chuyển.	B. tính chất vật lí.
C. độ dày.	D. thành phần không khí.
Câu 6: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí
A. phân bố theo tuyến.	B. phân bố theo khu vực.
C. phân bố tập trung theo điểm.	D. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng đối với các nước theo dương lịch?
A. Thời gian mùa đông ở cả 2 bán cầu là như nhau.
B. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân.
C. Ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra trái ngược với bán cầu Bắc.
D. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam.
Câu 8: Gió mùa thường có ở
A. đới ôn hòa.	B. vùng vĩ độ cao.	C. đới lạnh.	D. đới nóng.
Câu 9: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do
A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ.	B. độ ẩm quá cao.
C. nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá chậm.	D. lượng mùn ít.
Câu 10: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do
A. nằm trên các đại dương.
B. chỉ có không khí ẩm bốc lên cao.
C. có gió thổi đến.
D. không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi.
Câu 11: Phân bố dân cư là
A. sự sắp xếp dân số một cách không tự phát trên lãnh thổ.
B. sự sắp xếp dân số một cách không tự giác trên lãnh thổ.
C. sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội.
D. sự sắp xếp dân số một cách không tự phát trên lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống.
Câu 12: Chọn phương án đầy đủ nhất.
A. Thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của Trái Đất.
B. Thổ nhưỡng là nơi con người sinh sống.
C. Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
D. Thổ nhưỡng là nơi động thực vật sinh sống.
Câu 13: Chọn phương án đầy đủ nhất.
A. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
B. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các ao, hồ và hơi nước trong khí quyển.
C. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong trên lục địa, các biển, đại dương.
D. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương
Câu 14: Tỉ lệ bản đồ 1:6000000 nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
A. 600km.	B. 6km.	C. 6000km.	D. 60km.
Câu 15: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do
A. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.	B. vận động kiến tạo.
C. sự di chuyển vật chất trong lớp Manti.	D. động đất, núi lửa, sóng thần.
Câu 16: Số đai khí áp và đới gió trên Trái Đất là:
A. 5 đai khí áp và 5 đới gió.	B. 6 đai khí áp và 6 đới gió.
C. 7 đai khí áp và 6 đới gió.	D. 8 khí áp và 7 đới gió.
Câu 17: Quốc gia có cơ cấu dân số trẻ thì tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tuổi trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi là
A. trên 20%.	B. trên 35%.	C. trên 25%.	D. trên 15%.
Câu 18: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến do
A. chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng.
B. đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời nhỏ.
C. đây là khu vực áp cao.
D. có lớp phủ thực vật thưa thớt.
Câu 19: Hiện tượng nào xảy ra khi nhiệt độ giảm?
A. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.
B. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
C. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
D. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
Câu 20: Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng
A. xích đạo, nhiệt đới.	B. ôn đới, xích đạo.	C. chí tuyến, ôn đới.	D. nhiệt đới, ôn đới.
Câu 21: Quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng hình
A. cầu.	B. ovan.	C. tròn.	D. elíp.
Câu 22: Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là:
A. Tm.	B. Pm.	C. Tc.	D. Ac.
Câu 23: Đường chuyển ngày quốc tế được qui định lấy theo kinh tuyến
A. 90o	B. 180o	C. 450	D. 0o
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
B. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
C. Các dòng biển nóng xuất phát từ hai bên xích đạo chảy về hướng tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về hai cực.
D. Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ 2 cực chảy về xích đạo.
Câu 25: Ở các lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu?
A. Hạ lưu của sông.	B. Trung lưu của sông.
C. Thượng lưu của sông.	D. Trồng đều hai bên bờ sông.
Câu 26: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Biên độ nhiệt độ năm (0C)
00
24,5
1,8
200
25,0
7,4
300
20,4
13,3
400
14,0
17,7
500
5,4
23,8
600
-0,6
29,0
700
-10,4
32,2
...
......
.....
Theo bảng trên hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.
A. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần, biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần, biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
D. Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
Câu 27: Đối với đất, địa hình không có vai trò trong việc
A. thay đổi thành phần cơ giới của đất.	B. làm tăng sự bồi tụ.
C. tạo ra các vành đai đất khác nhau.	D. làm tăng sự xói mòn.
Câu 28: Ở Việt Nam không có loại gió nào?
A. Gió mùa.	.	B. Gió địa phương.	
C. Gió Mậu dịch.	D. Gió Tây ôn đới.
Câu 29: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005.
Châu lục
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Diện tích (triệu km2)
30,3
42,0
31,8
23,0
8,5
Dân số (triệu người)
906
888
3920
730
33
Để thể hiện diện tích và dân số các châu lục năm 2005, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.	B. Biểu đồ tròn.	C. Biểu đồ cột ghép.	D. Biểu đồ đường.
Câu 30: Cho biểu đồ: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2000.
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam năm 2000?
A. Trong cơ cấu lao động, lao động trong khu vực I, III của Pháp chiếm tỉ trọng cao còn ở Việt Nam lại chiếm tỉ trọng thấp.
B. Tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế của hai nước có sự khác nhau (Việt Nam chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực I, tỉ trọng khu vực III thấp nhất; Pháp chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực III, thấp nhất là khu vực I).
C. Tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế của hai nước khác nhau; Việt Nam và Pháp tỉ trọng lao động trong khu vực I đều cao.
D. Tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế của hai nước có sự khác nhau; ở khu vực III Việt Nam và Pháp đều chiếm tỉ trọng cao nhất.
Câu 31: Quy luật địa ô và quy luật đai cao giống nhau ở điểm nào?
A. Là biểu hiện của quy luật địa đới.
B. Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí.
C. Do nguồn năng lượng bên ngoài Trái Đất tạo thành.
D. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ.
Câu 32: Nguyên nhân nào sau đây giúp cho sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng?
A. Chảy qua vùng đất thấm nước hơn.	B. Bắt nguồn từ vùng núi thấp.
C. Có Biển Hồ ở Campuchia.	D. Thượng nguồn là vùng mưa vào mùa xuân.
Câu 33: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho vùng cực mưa rất ít?
A. Quanh năm đóng băng.	B. Khu vực áp cao.
C. Ảnh hưởng của gió Mậu dịch.	D. Nước không bốc hơi lên được.
Câu 34: Ở Việt Nam, gió fơn thường xảy ra ở vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. đồng bằng ven biển Trung Bộ, phía nam của khu vực Tây Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Câu 35: Ngày 22 tháng 12 tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất ở
A. vòng cực Nam.	B. xích đạo.	C. chí tuyến Bắc.	D. chí tuyến Nam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 10_MA 932.doc