Đề kiểm tra học kì I

docx 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1171Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I
Trường THPT Kẻ Sặt
Tổ Ngữ Văn
 Thảo luận tập huấn - năm 2011
đề kiểm tra học kì I 
Khối 11- Thời gian: 90 phút
1. Mục đích, yêu cầu
 - Củng cố và nắm vững các kiến thức và kĩ năng cơ bản trong chương trình học kì I, cụ thể là phần văn học 1930 - 1945 qua hai tác phẩm hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao.
 - Mạnh dạn và có tiến bộ hơn trong việc phát biểu những cảm nhận riêng của mình.
 2. Hình thức kiểm tra: tự luận (100%)
 3. Xây dựng ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Điểm
 Thấp
Cao
Văn học 
Nhớ nội dung một chi tiết của văn bản
Chi tiết tiêu biểu, gửi gắm nhiều ý nghĩa, gợi suy nghĩ
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu trả lời chính xác chi tiết
Vận dụng những hiểu biết về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác để bộc lộ những suy nghĩ riêng qua một chi tiết
3 đ
Tỉ lệ 30%
Làm văn
Diễn biến quá trình tha hoá của Chí Phèo
Hiểu được nội dung, ý nghĩa quá trình và cách thể hiện của nhà văn
Kĩ năng phân tích để làm rõ quá trình tha hoá ở Chí Phèo 
Phân tích sâu sác, tư duy khái quát để rút ra vấn đề khái quát, độc đáo trong chủ nghĩa hiện của Nam Cao
7đ
Tỉ lệ 70%
4. Câu hỏi theo ma trận
 Câu 1 ( 3 điểm)
 Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Liên cảm nhận cái mùi âm
ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi ở cái chợ tan như thế nào?
Chi tiết này gợi suy nghĩ gì cho em?
 Câu 2 ( 7 điểm)
 Phân tích quá trình tha hoá của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao, qua đó thấy được điểm độc đáo gì trong chủ nghĩa hiện thực của nhà
văn? 
5. Hướng dẫn chấm	
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Liên cảm nhận cái mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban
ngày lẫn với mùi cát bụi ở cái chợ tan là quen thuộc, là mùi
riêng của đất, của quê hương này. 
- Gợi suy nghĩ:
+ Gợi cảm nhận về Liên; 1 cô bé nhạy cảm, giàu cảm xúc.
+ Gợi lên cái buồn tẻ của đời sống phố huyện.
+ Gợi cảm nhận về cái nghèo, tù túng, ngột ngạt của phố
huyện nói riêng và xã hội Việt Nam trước Cách mạng. 
+ Gợi niềm cảm thông, thương cảm nơi người đọc.
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
2
a/ Yêu cầu về kĩ năng: Vận dụng các thao tác làm văn để làm bài văn nghị luận về 1tác phẩm văn xuôi; Biết cách phân tích 1 hình tượng nhân vật; Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Quá trình tha hoá của CP:
+ Trước khi đi tù: sinh ra bất hạnh, lớn lên hiền lành,
khoẻ mạnh.
+ Ra tù đã biến thành con người khác hẳn--> Nhà tù cướp
mất nhân hình, nhân tính.
+ 3 lần CP đến nhà BK là diễn biến của quá trình tha hoá:
+/ Lần 1: bị mua chuộc
+/ Lần 2: bị lợi dụng, bị lệ thuộc vào Bá Kiến--> quỷ dữ.
+/ Lần 3: kết thúc trong tuyệt vọng nhưng không phải lưu
manh.
- Điểm độc đáo trong CNHT NC:
+ CP là 1 hình tượng điển hình bị tàn phá về tâm hồn, thể
xác, cô độc, mọi người không cho làm người.
+ CP trở thành hiện tượng CP- 1 hiện tượng có tính quy
luật, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức quá, người
nông dân không còn cách nào khác buộc phải chống trả
bằng con đường lưu manh hoá-> sức mạnh phê phán, ý
nghĩa điển hình là ở chỗ phát hiện ra quy luật tàn bạo đó.
- Đánh giá chung
0,5
1
1
2
2
0,5
* Lưu ý: cần chú ý những phát hiện, những cách thể hiện có tính sáng tạo của học
sinh
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docxKe Sat moi.docx