Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 12 phần Lý Luận văn học

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1414Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 12 phần Lý Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 12 phần Lý Luận văn học
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG VĂN 12
LÝ LUẬN VĂN HỌC
$1 VĂN HỌC –ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG
I/ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC:
1/ Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm phương tiện diễn đạt.Bởi vậy người ta còn gọi văn học là nghệ thuật của ngôn từ.(khác các ngành nghệ thuật khác:hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc)
2 /Văn học là hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội, lấy đối tượng là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối quan hệ muôn màu ,muôn vẻ với cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của con ngừơi.
Dù tác phẩm có viết về con ong,cái kiến hay con dế mèn ,về cây tùng, cây bách hay cây xấu hổthì đấy cũng chỉ là cách nói về con ngừoi, cho con ngừơi.
	Trên ý nghĩa đó, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”và nhà văn lớn là những bác học về con ngừơi, những kỹ sư tâm hồn.
3/ Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Bởi vậy nhìn vào tác phẩm ta không chỉ thấy cái thế giới khách quan được phản ánh mà còn thấy thế giới chủ quan của chủ thể .Nội dung tác phẩm do đó vừa chứa đựng hiện thực khách quan được phản ánh vừa chứa đựng tư tửong, tình cảm,những suy tư về đời sống xã hội của người sang tác.
4/ Văn học nhận thức thế giới không giống các môn khoa học khác.Các nhà khoa học nhận thức thế giới chủ yếu bằng nhận thức lý tính:quan sát, thực nghiệm,phán đoán,suy luậnvà thể hiện bằng công thức, định luật, định lý, tiên đề,mô hình, cấu trúcNhà văn khám phá thế giới chủ yếu bằng toàn bộ tâm hồn,tình cảm,cảm xúc,đương nhiên chịu sự chỉ đạo của lý trí. Cách nhận thức thế giới theo phương thức ấy gọi là tư duy của văn học là hình tượng và điển hình.
II/ Chức năng của văn học:
1/ Chức năng nhận thức:
	Tác phẩm văn học giúp con người ta biết thêm được những tri thức nào đó về đời sống
	TPVH không chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tri thức và lượng thông tin mà còn làm cho con người từ những hiểu biết ấycó năng lực khám phá những vấn đề của đời sống xã hội và con người góp phần cải tạo và sáng tạo thực tại “Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết ,khám phá và sáng tạo thực tại xã hội”(Phạm Văn Đồng).	
	Văn học không chỉ làm con người nhận thức cái khách thể mà quan trọng hơn VH giúp con ngừơi nhận thức được chính bản thân mình, tự hiểu biết, tự phát hiện ra chính mình trả lời câu hỏi:ta là ai?...
	Đương nhiên năng lực nhận thức còn tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, vốn hiểu biết về đời sống xã hội, sự lịch lãm của từng người.Không có sự bình quân trong hoạt động nhận thức. Sự nhận thức còn là cả một quá trình, mỗi lần đọc lại những nhận thức đó không phải là bất biến.
	Để có được những tác phẩm có giá trị nhận thức cao, nhà văn phải là những người có vốn hiểu biết phong phú, những nhà văn hoá lớn là những nhà bác học về cuộc sống và con ngừơi.
2/ Chức năng giáo dục:
	Văn học giáo dục lí tưởng , phẩm chất đạo đức góp phần cải taọ thế giới quan và những quan niệm nhân sinh của con người.
 Tác dụng giáo dục của văn học cũng được diễn ra từ hai phía:giáo dục và tự giáo dục .Qúa trình tiếp nhận văn học là quá trình nghiền ngẫm, trăn trở, suy tư, quá trình tự đấu tranh và thanh lọc, là sự tự thú và sám hối. Từ đó con ngừoi thấy cần thiết và có thể vươn lên cái đẹp đẽ hơn , cao thượng hơn, nhân đạo hơn.
Sự giáo dục của tác phẩm văn học là sự tự nguyện . Nó không phải là những lý thuyết để mang ra giáo huấn mà bằng sự tự cảm hoá vá thuyết phục.Nhà văn với người đọc không phải là người thầy,không phải là ngừơi ở tư thế dạy đờivà dạy ngừơi mà là ngừơi bạn đừơng đồng hành với người đọc .
 Chức năng giáo dục không phải là chức năng riêng biệt của của văn học mà nó thực hiện chức năng này bằng phương thúc của hình tượng văn học.
3/ Chức năng thẫm mỹ:
VH trước hết nhằm thoả mãn yêu cầu của người đọc bằng việc phản ánh cái đẹp, cái đẹp được hiểu theo ý nghĩa một phạm trù mỹ học.
Tác phẩm VH chân chính giúp con người phát triển những cảm xúc thẫm mỹ.VH thực hiện chức năng này một cách vô tư không áp đặt với mọi đối tượng người đọc.
Có thể coi đây là chức năng riêng biệt mà không có bất cứ bộ môn khoa học nào có được.
	*
	*	*	
Đương nhiên những chức năng đó quan hệ hữu cơ với nhau và không thể tồn tại độc lập.Có thể nói gọn lại văn học có chức năng nhận thức-giáo dục- thẫm mỹ và nói gọn hơn nữa chức năng cao qúy nhất của văn học là nhân đạo hoá con người, nhà văn hiện thực xuất sắc NCao trước đây đã từng viết :”Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”
-----------------------------------------------------------------------------------------
$2	SỨC MẠNH KỲ DIỆU CỦA VĂN HỌC
	Văn học nghệ thuật là những sáng tạo kỳ diệu của con người. Nhưng kỳ diệu hơn là hoạt động đó không ngừng tác động sâu sắc ,lâu bền không gì thay thế được đối với đời sống tinh thần ,tình cảm của con người.
	Sức mạnh kỳ diệu của văn học đã có từ bao đời nay, biết bao thế hệ đã đi qua nhưng văn học vẫn là tiếng nói mới mẻ luôn làm bồi hồi ,xúc động bao trái tim.
	Bên cạnh những tiếng nói khác (đạo đức, triết học, mỹ học)văn học có con đường và nẻo đi riêng của nó. Nghệ thuật làm giàu thêm vốn hiểu biết của con ngừời.Tác phẩm nghệ thuật chỉ cho ta quang cảnh của thiên nhiên , đưa ta đến những chân trời rộng mở,hé cho ta thấy thế giới nội tâm phong phú của con người Nghệ thuật dạy cho ta biết ghét cái xấu xa ti tiện và hình thành dần ở ta những ý nghĩa cao quý trong sạch ,đồng thời khơi dậy ở ta những tin yêu hướng tới cuộc sống đẹp đẽ.
	Mỗi tác phẩm VH như ngọn lửa tiếp truyền sưởi ấm tấm lòng từ thế hệ này sang thế hệ khác.Nó là tấm gương mà mỗi người, mỗi thời đại có thể đến đó soi vào và thấy lung linh một ánh sáng mới.
	Như thế nghệ thuật có mặt ở mọi nơi và không ngừng can thiệp vào đời sống con người, nghệ thuật gõ cửa mọi nhà .Nói như một nhà văn Nga nếu không có nghệ thuật “ loài người sẽ ngủ thiếp đi, cuộc sống sẽ vơi cạn dần và tâm hồn chúng ta sẽ bị chìm trong vũng lầy nhơ nhớp”
	Vì vậy nghệ thuật chân chính vừa là người mẹ hiền từ, người bạn thân ái,vừa là người thầy chí tìnhvới một kho kiến thức sâu rộng giúp ích rất nhiều cho con người
	Nghệ thuật hoà nhập vào cuộc đời, tác phẩm văn học không chấm dứt ở trang cuối cùng,không bao giờ hết khả năng kể chuyện. Khi câu chuyện về các
nhân vật kết thúc, tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức bạn đọc , tiếp tục sống và như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm
$3 THIÊN CHỨC CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ
	Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
	Cách đây hàng ngàn năm , nhà thơ thiên tài N Du đã viết thế rồi.Đời ngừoi có biết bao nhiêu nỗi đau khổ. Nhà văn với độ nhạy cảm của mình, phải linh cảm thấy những nỗi đau của con người để từ đó phản ánh và đề xuất với xã hội.Trông thấy mà không đau đớn lòng thì không phải nghệ sĩ.
	Một nghệ sĩ đích thực về một phương diện nào đó là một kiểu Giê-su về mặt tinh thần.Anh ta phải phải đau đớn, phải tủi hổ, phải bi phẫn khi những điều lành, điều thiện của con người bị chà đạp.
Khổ đau ,cực nhọc chiếm gần nửa cuộc đời, thậm chí có khi cả một kiếp người.Do vậy mà nỗi đau dễ trở thành ngôn ngữ chung của loài ngừoi và của nghệ thuật.Biết bao nghệ sĩ đã để lại cho nhân loại những giọt nước mắt trong lành cảm động.Nhà văn có thể sống đầy đủ bạc tiền không kém thua thiên hạ nhưng anh không có quyền đau khổ ít hơn đồng loại.
	(Kiều khóc Đạm Tiên)
	Vì vậy nhà văn khác đời ở chỗ trứơc cái vui mà anh ta buồn, ngừoi ta khổ một anh ta khổ hai ,người ta khóc ít anh ta khóc nhiều thậm chí buồn trong khi thiên hạ vui.Biện chứng khắc nghiệt của người nghệ sĩ là vậy. Có cái vui nào vĩnh viễn đâu, sẽ có ngày mất đi, tàn tạ hẳn.Con ngừoi không níu được vòng quay của thời gian, không làm ngưng tụ được không gian.Mặt trời vẫn mọc, trái đất vẫn quay, con người vẫn đầy lo toan.Có điều trong cõi nhân gian rợn ngợp ấy, con ngừoi luôn có khát vọng vươn lên tận cùng của Chân-Thiện-Mỹ .Khát vọng càng lớn, nỗi đau càng vô cùng.Niềm vui nỗi buồn cũng từ đó mà sinh ra , trở thành người bạn đồng hành của sáng tạo nghệ thuật. Do đó ,chức năng của người nghệ sĩ phải làm cho hoàn cảnh nhân đạo hơn, để ở đó con người làm nhiều điều nhân đạo hơn.
	Tuy nhiên nhà văn vốn không khác người thừơng.Họ cũng có nỗi đau và niềm vui của con người trần thế.Vì vậy những điều họ viết ra dễ được con người tìm đến và sẻ chia.Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng là người dấn thân trong cuộc sống và sáng tạo.Tác phẩm vĩ đại nào cũng là cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát về lẽ phải, là gánh nặng ưu tư về tình ngườiĐiều này lý giải vì sao cuộc đời cần văn chương như cần cơm áo, tự do.
	Nghệ sĩ là người đặc biệt nhạy cảm về sự yếu ớt của cái đẹp.Khi cái đẹp bị xúc phạm,khi lương tri và hạnh phúc bị chà đạp, trái tim nghệ sĩ đau đớn biết chừng nào. Ở giữa cuộc đời nghệ sĩ hưởng bao niềm vui sáng tạo mà ngươfi đời không có.Nhưng anh ta cũng có bao giọt nước mắt và bao đêm tóc bạc mà ngươfi đời không thấy.Anh ta gánh chịu bao nhiêu khổ nạn cho con người để con người được trong sạch thánh thiện hơn.Đây chính là hạnh phúc của người sáng tạo, một công việc đầy tự nguyện của người cầm bút.
	Do vậy chỉ khi nào ngừoi nghệ sĩ sống đích thực cho cuộc đời và nghệ thuật thì lúc đó tác phẩm của anh ta mới trở thành khí trời, nước uống cho cuộc đời.
	Việc trăn trở phản ánh nỗi đau của đời và sự mải miết đi tìm cái đẹpvà các giá trị tinh thần bao giờ cũng là hạnh phúc và thiên chức của người nghệ sĩ .Có thế con ngừoi mới cần đến văn chương NT vì lẽ:
	Mỗi trang sách là một ô cửa sổ
	Cho ta nhìn ra cuộc đời
	R. Gam-za-top.
	$4	CÁC QUAN NIỆM –CÁCH NHÌN VỀ THƠ.
	Thơ là thể loại văn học nảy sinh sớm trong đời sống tinh thần của con người.Khi con người bắt đầu cảm thấy mối liên hệ giữa thực tại và mình và sâu sắc hơn khi có những nhu cầu tự biểu hiện thì thơ xuất hiện.
	Đã hàng nghìn năm lịch sử trôi qua, tiếng thơ vẫn là những tiếng nói tươi trẻ nhất của đời sống,vẫn luôn thiết tha khơi dậy chiều sâu tình cảm ;gắn bó những ước mơ hoài bão;mềm mại trong nỗi niềm tâm sự an ủi; hào hùng trong ca ngợi chiến đấu.
	Do tính chất ,đặc trưng của thơ người ta đã đưa ra những quan điểm ,ý kiến khác nhau , thậm chí đối lập nhau
I/ Quan điểm cách nhìn về thơ:
	1/ Chức năng xã hội và lý tưởng của thơ ca:
	Thơ tức là thể hiện con ngừơi và thời đại một cách cao đẹp(Sóng Hồng) .Thơ có nhiệm vụ miêu tả biểu hiện trực tiếp những mặt cao đẹp của lý tưởng và khát vọng chân chính mà con người luôn tha thiết tìm đến và đấu tranh cho chính nghĩa.( Thơ văn Lý Trần., Thơ ca NTrãi, thơ ca cách mạng)	
	Chính vì vậy ,HCận viết:”Cái chỗ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng cuộc sống lên” và “Thơ ca là động lực kì thú để nâng cuộc sống lên tầm vóc cao hơn, đồng thời nâng tầm vóc chúng ta cao bằng cuộc sống”(Xích Điểu)
	Quan điểm này trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc sống. Bác Hồ đã viết:
	Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong
	Và Chế Lan Viên cũng viết:
	Trái đất rộng thêm một phần vì bởi các trang thơ
	Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ.
2/ Thơ là cái nhụy của cuộc sống:
	Thơ ca phản ánh cuộc sống không theo diện mà theo điểm.Thơ ca là nghệ thuật của cảm xúc và gây ấn tượng.Các vấn đề và nội dung của thơ đều lặn sự lung linh và hư ảo của hình tượng”Thơ là biểu hện cái tinh chất của cuộc sống” Xuân Diệu cũng cho rằng” Thơ là sự lọc lấy cái tinh chất , là sự vật được phản ánh trong tâm tình” và nhà thơ Lưu Trọng Lư cũng nói “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống”
	Do đó thơ là điển hình hoá cao độ về tâm trạng,hình ảnh,nhịp điệu.
	Chính là cái nhụy của cuộc sống cho nên thơ có sức lan toả sâu rộng, khuấy động mãnh liệt những khu vực tiềm ẩn, sâu lắng trong tâm hồn con người.
3/ Năng lực đồng cảm kỳ diệu và nhanh chóng của thơ:
	Thơ ca đi bằng con đường ngắn nhất để đến với trái tim và cũng để lại đây những ấn tượng, dấu vết khó phai mờ. Năng lực đồng cảm của thơ không tràn lan, vô nguyên tắc mà bao giờ cũng được định hướng bởi lý tưởng xã hội , hoặc do một quan niệm tình cảm chi phối.
	“Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”(Tố Hữu)Thơ là tiếng nói của tri âm. Bài thơ hay làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ chỉ còn cảm thấy tình người. 
	Năng lực đồng cảm này tạo nên mối giao hoà giữa tâm hồn nhà thơ và người đọc .Trên ý nghĩa đồng cảm đó ,tiếng thơ, tiếng nói tâm tình của nhà thơ là lời tâm sự tha thiết thầm kín được mở rộng dần, ngày càng lắng sâu trong đời sống tâm hồn của con người
4/Bản chất sáng tạo của thơ :	
	Nghệ thuật sáng tạo. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo .Nhưng với thơ sự sáng tạo đã trở thành mục đích,yêu cầu và nội dung của hoạt động này.Thơ ca dễ lặp lại mình,dễ đi vào những nẻo đường có sẵn và trì trệ..Những nhà thơ có tài bao giờ cũng tạo ra trong cái nhìn nghệ thuật ,trong thế giới nghệ thuật của mình những tứ thơ lạ, những hình ảnh mới.
	Vì vậy ,Pierre Gamara đã nói:”Thơ ca là sự sáng tạo của sáng tạo”. Apolinaire khẳng định:”Thơ ca và sáng tạo chỉ là một”.”Thơ ca là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”(Sóng Hồng).
	Do đặc điểm này ,nhà văn Nguyễn Tuân đã phát biểu”Thơ ca là sự mở ra một cái gì đó mà trước khi có câu thơ đó, trước khi có nhà thơ đó thì hiện thực vẫn như là bị phong kín”
	Bản chất sáng tạo của thơ ca đem đến cho người đọc một phát hiện ,đưa ra những rung cảm và cách suy nghĩ, cách giải thích mới từ đấy góp phần nâng cuộc sống của con người lên những giá trị tinh thần cao đẹp.
	Một xác đinh, đề xuất đúng đắn của thơ bao giờ cũng có giá trị củng cố cho những ước mơ chuẩn bị cho những năng lực, sức sáng tạo mới của con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_buong_hsg_phan_LLVH.doc