Đề kiểm tra hoá khối 10 trường: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hoá khối 10 trường: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra hoá khối 10 trường: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Trường: ĐHSP – tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA HOÁ KHỐI 10 
Trường THTH	 Ngày tháng 2 năm 2004 	Đề 1
 Câu 1 (2đ): Viết phương trình mà trong đó:
	a) Clo thể hiện tính oxi-hóa .
	b) Clo vừa thể hiện tính oxi-hóa vừa thể hiện tính khử.
	c) HCl thể hiện tính oxi-hóa. 
	d) HCl thể hiện tính khử
Câu 2 (2đ):Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau (chỉ dùng 1 thuốc thử): 
 HCl, HBr, HI, HF, AgNO3, KBr, KI, CaF2, KOH.
Câu 3 (3đ): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện)
NaCl HCl FeCl3 NaCl AgCl Cl2 Clorua vôi
Câu 4 (3đ):
	Cho 14,2 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với V ml dung dịch axit HCl 1M ( d= 0,98g/ml) dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí (đkc) và 3,2 g một chất rắn.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Tính C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng, biết lượng HCl dùng dư 20% so với lý thuyết.
Cho 7,1 g hỗn hợp chất rắn A tác dụng với Cl2 dư, tính khối lượng muối khan thu được biết hiệu suất phản ứng là 90%.
Cu: 64, Al: 27, Fe: 56, Cl:35,5 , H:1
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào!
 -----HẾT-----
Trường: ĐHSP – tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA HOÁ KHỐI 10 
Trường THTH	 Ngày tháng 2 năm 2004	Đề 2
Câu 1 (2đ) Từ NaCl, H2SO4, Fe, H2O Viết phương trình phản ứng điều chế Fe(OH)3, Fe(OH)2.
Câu 2 (2đ):Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau ( Chỉ dùng 1 thuốc thử):
 HCl, AgNO3, HBr, HI, KOH, CaCl2, NaBr, KI.
Câu 3 ( 3đ) Hoàn thành phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện):
HCl Cl2 KClO3 KCl HCl FeCl3 NaCl
Câu 4 (3đ):
	Cho 3,73 g hỗn hợp A gồm MgCO3, BaSO4, Fe tác dụng với V lít dung dịch axit HCl 1M dư, sau phản ứng thu được dung dịch B, chất rắn D và 26,4 ml hỗn hợp khí F (27,30C, 2at). Tỷ khối của F đối với Hidrô là 11,5. một chất rắn.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Tìm V, biết thể tích dung dịch HCl dùng dư 20 % so với lý thuyết.
c) Cho lượng NaOH dư vào dung dịch B, thu được kết tủa G sau đó đem nung G ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H. Tính khối lượng của H.
Mg:24, C:12, O:16, Ba:137, S:32, H:1, Cl:35,5, Na:23.
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào!
 -----HẾT-----
Trường: ĐHSP – tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA HOÁ KHỐI 10 
Trường THTH	 Ngày tháng 2 năm 2004 	Đề 1
 Câu 1 (2đ): Viết phương trình mà trong đó:
	a) HF thể hiện tính chất đặc biệt của một axit .
	b) Clo vừa thể hiện tính oxi-hóa vừa thể hiện tính khử.
	c) HCl thể hiện tính axit. 
	d) NaBr thể hiện tính khử
Câu 2 (2đ): Các chất sau đây có cùng tồn hay không:
	a) H2S và HCl	b) MgCO3 và dung dịch HCl.
	c) NaBr và I2	d) NaOH và Br2
	e) FeCl3 và I2	 	f) dung dịch H2S và Cl2 
Câu 3 (3đ): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện)
 KMnO4 Cl2 Clorua vôi Cl2 KClO3 Cl2 nước clo 
Câu 4 (3đ):
Hòa tan 2,75 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Al, FeS vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thì thu được 280 ml hỗn hợp khí B ( 00C, 2atm), tỷ khối của B đối với Oxi là 0,4625 và dung dịch D. 
a) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A
b) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch D.
c) Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào dung dịch D, thu được kết tủa F. Tính khối lượng F.	
Fe:56, O:16, Al:27, S:32, Cl:35,5, Na:23.
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào!
 -----HẾT-----
Trường: ĐHSP – tp.HCM	ĐỀ KIỂM TRA HOÁ KHỐI 10 
Trường THTH	 Ngày tháng 2 năm 2004 	Đề 2
 Câu 1 (2đ): Hãy giải thích:
	a) Không dùng bình thủy tinh để đựng dung dịch HF.
	b) Điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo.
c) Dẫn khí clo qua bình đựng dung dịch KX có hồ tinh bột thì dung dịch dần chuyển sang màu xanh đặc trưng. 
	d) Cho bột CuO (màu đen) vào dung dịch HCl thì dung dịch dần chuyển sang màu xanh.
Câu 2 (2đ):Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau : 
	HCl, HI, NaCl, KBr, KOH, CaF2, Nước Clo
Câu 3 (3đ): Hoàn thàng các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện)
Kali clorat Kali clorua Bạc clorua Khí clo Kali hypoclorat Kaliclorat Kalipeclorat 
Câu 4 (3đ):
Cho 18,8 g hỗn hợp Fe, Mg và Ag vào V ml dung dịch HCl 10% ( d = 0,986 g/ml) thu được 2688 ml khí (54,60C; 2atm) và một dung dịch A.
 	a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .
 	b) Tính C% các chất có trong dung dịch A, bết lượng dung dịch HCl dùng dư 10% so với lý thuyết. 
	c) Cho NaOH dư vào dung dịch A, sau đó dem kết tủa thu được nung ngòai không khí đến khố lượng không đổi thì thu được chất rắn D. tính khối lượng của D.	
Fe:56, Mg:24, Ag:108, H:1, Cl:35,5, O:16, Na:23.
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào!
 -----HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docd1.doc