Đề kiểm tra hệ số 1 bài 5 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 456 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hệ số 1 bài 5 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 456 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra hệ số 1 bài 5 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 456 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu
TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU KIỂM TRA HỆ SỐ 1 BÀI 5 NĂM 2016-2017
 Môn HÓA Khối 12
 Mã đề 456 Thời gian kiểm tra: 30 phút ( không kể phát đề)
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . .
ĐIỂM
LỜI PHÊ
BẢNG TRẢ LỜI
 Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn bằng bút chì tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
1
9
17
25
2
10
18
26
3
11
19
27
4
12
20
28
5
13
21
29
6
14
22
30
7
15
23
8
16
24
Cho: Cu=64, Zn=65, N=14, O=16, S = 32 , Al = 27 , Fe = 56 , Cr = 52 , Ga = 70
Cho : Ca ( Z = 20) ; Ba (Z = 56) ; Al (Z = 13) ; Fe (Z = 26)
Câu 1: Có thể coi chất khử trong phép điện phân là:
A. điện cực .	B. dây dẫn điện .
C. dòng điện trên catot .	D. bình điện phân .
Câu 2: Câu nói hoàn toàn đúng là:
A. Cặp oxi hoá khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hoá và một chất khử.
B. Fe2+ có thể đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.
C. Dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá – khử được xắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.
D. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra.
Câu 3: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 45,5g.	B. 60,5g.	C. 68g.	D. 40,5g.
Câu 4: Cho 5,02 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi bằng 2 ( đứng trước H trong dãy điện hoá). Chia A thành 2 phần bằng nhau :
Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,04 mol khí H2. 
Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO duy nhất. Kim loại M là:
A. Zn.	B. Sn.	C. Ni.	D. Mg.
Câu 5: Dãy nào chỉ gồm các kim loại nhẹ ?
A. Cs, Li, Al, Mg, Hg.	B. Li, K, Al, Ba, Cu.	C. Li, Na, K, Mg, Al.	D. Li, Na, Zn, Al, Ca.
Câu 6: Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm Al theo khối lượng ở hỗn hợp đầu là
A. 54%.	B. 27%.	C. 64%.	D. 51%.
Câu 7: Khi gang thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây không đúng
A. Tinh thể Fe là cực dương xảy ra quá trình khử.
B. Tinh thể Fe là cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể C là cực dương xảy ra quá trình khử.
D. Nguyên tố Fe bị ăn mòn, C không bị ăn mòn.
Câu 8: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Ag.	B. kim loại Cu.	C. kim loại Mg.	D. kim loại Ba.
Câu 9: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất ra khỏi tấm kim loại vàng là:
A. dung dịch CuSO4 dư	B. dung dịch ZnSO4
C. dung dịch FeSO4 dư	D. dung dịch Fe2(SO4)3
Câu 10: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử trước)
A. Cu2+,Ag+, Pb2+	B. Pb2+,Ag+, Cu2+	C. Ag+, Pb2+,Cu2+	D. Ag+, Cu2+, Pb2+
Câu 11: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 5,4g.	B. 3,24g.	C. 1,08g.	D. 2,16g.
Câu 12: Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về
A. catot, ở đây chúng bị oxi hoá	B. anot, ở đây chúng bị oxi hoá
C. anot, ở đây chúng bị khử	D. catot, ở đây chúng bị khử
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 14: Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch
A. AgNO3.	B. Cu(NO3)2.	C. FeCl3 .	D. FeCl2.
Câu 15: Khi cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, chủ yếu xảy ra:
A. ăn mòn hoá học.	B. sự thụ động hoá.
C. ăn mòn hoá học và điện hoá.	D. ăn mòn điện hoá.
Câu 16: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 17: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm IA ( trừ hidro ), IIA, IIIA và IVA.	B. Nhóm IA ( trừ hidro ) và IIA
C. Nhóm IA ( trừ hidro ), IIA và IIIA	D. Nhóm IA ( trừ hidro )
Câu 18: Cho luồng H2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất khử CuO thành Cu là(%):
A. 75.	B. 80.	C. 90.	D. 60.
Câu 19: Cho 1 bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dung dịch là
A. 1,88 g.	B. 1,68 g.	C. 18,8 g.	D. 16,8 g.
Câu 20: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?
A. Bari.	B. Sắt.	C. Nhôm.	D. Canxi.
Câu 21: Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1 thì X thuộc nguyên tố:
A. f	B. p	C. s	D. d
Câu 22: Cặp gồm 2 kim loại đều không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Zn, Fe	B. Cu, Al	C. Ag, Fe	D. Fe, Al
Câu 23: Phản ứng hóa học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?
A. Phản ứng trao đổi	B. Phản ứng axit-bazơ
C. Phản ứng thủy phân	D. Phản ứng oxi-hóa khử
Câu 24: Đốt cháy hết 1,08g một kim loại hoá trị III trong khí Cl2 thu được 5,34g muối clorua của kim loại đó . Xác định kim loại ?
A. Al .	B. Fe	C. Ga	D. Cr
Câu 25: Mệnh đề không đúng là:
A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
B. Fe2+ oxi hoá được Cu.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ .
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 26: Điện phân ( điện cực trơ có vách ngăn) một dung dịch có chứa ion Fe 2+, Fe3+, Cu2+. Thứ tự xảy ra ở catốt lần lượt là:
A. Fe 3+, Cu2+, Fe2+ .
B. Fe 2+, Fe3+, Cu2+.
C. Fe 2+, Cu2+, Fe3+.
D. không có ion nào bị điện phân trong dung dịch.
Câu 27: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của một kim loại hóa trị II, được 0,48g kim loại ở catôt. Kim loại đã cho là:
A. Mg.	B. Fe.	C. Zn.	D. Cu.
Câu 28: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne → M biểu diễn:
A. Sự oxi hoá ion kim loại..	B. Nguyên tắc điều chế kim loại.
C. Sự khử của kim loại.	D. Tính chất hoá học chung của kim loại.
Câu 29: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.
B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.
C. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.
D. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 17,92 lít.	B. 4,48 lít.	C. 8,96 lít.	D. 11,20 lít.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_he_so_1_bai_5_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_456_nam_h.doc
  • docxĐÁP ÁN ĐỀ 16.10.docx