Đề kiểm tra giữa học kỳ I (2015 - 2016) môn: Hóa học 12 (thời gian làm bài: 45 phút)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1250Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I (2015 - 2016) môn: Hóa học 12 (thời gian làm bài: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I (2015 - 2016) môn: Hóa học 12 (thời gian làm bài: 45 phút)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2015 -2016)
MÔN: HÓA HỌC 12
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Câu 1 Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là 
	A. CH3COOC2H5.	B.C2H5COOCH3.	C. CH3COOCH3.	D.C2H3COOC2H5
Câu 2: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH3. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. C2H5COOH.	 D. HCOOC2H5
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. 	
B. 
C. 	
D. 
Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
 	A. C17H35COONa và glixerol. 	 B. C17H35COOH và glixerol. 
 	C. C15H31COOH và glixerol. 	 	 D. C15H31COONa và etanol.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat?
	A. CH3COOH và CH3OH.	 B. HCOOH và CH3OH. 
	C. CH3COOH và C2H5OH. 	 D. HCOOH và C2H5OH.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
	B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
	C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
	D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 7: Đun 2,2g este có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 2,05g muối. Công thức cấu tạo của este là (cho C=12; O=16; H=1)
	A. CH3COOC2H5	B.HCOOCH(CH3)2	
	C. HCOOCH2CH2CH3	D.C2H5COOCH3
Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam. B. 14,12 gam. 	 C. 16,88 gam. 	 D. 18,24 gam
Câu 9: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
	A. xanh tím	B. nâu đỏ	C. vàng	D. hồng.
Câu 10: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ	B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột	
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
Câu 11: Cho các chất: glixerol, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam là
A. 4. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 12: Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta thường dùng phản ứng với 
A.nước Br2.	B.H2 (Ni, to)	C.dd AgNO3/ NH3	D.Cu(OH)2/NaOH
Câu 13: Cho các phát biểu sau: 
(a) Từ xenlulozơ có thể điều chế được tơ nhân tạo như: tơ visco, tơ axetat; chế tạo phim ảnh và thuốc súng không khói.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Cả glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu sai là 	 
 	A. 1 	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 14: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
	A. 9,0.	B. 4,5.	C. 8,1.	D. 18,0.
Câu 15: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 15,0	B. 18,5	C. 45,0	D. 7,5
Câu 16: Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?
A. Metylamin	B. Anilin	C. Glyxin	D. Etanol
Câu 17: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch : metylamin, anilin, axit axetic là
	A. quỳ tím	B. natri clorua	C. natri hiđroxit	D. phenolphtalein
Câu 18: Khi thủy phân tripeptit H2N–CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các α -amino axit là
	A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.
	B. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH. 
	C. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH 
	D. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.
Câu 19: Sắp xếp nào sau đây là đúng?
 	A. C2H5NH2> CH3NH2> C6H5NH2	B. CH3NH2> NH3> C2H5NH2
 	C. C6H5NH2> C2H5NH2> CH3NH2	D. C6H5NH2>CH3NH2> NH3
Câu 20: Chất nào là amin bậc 2 ?
	A. CH3 – NH – CH3.	B. (CH3)2CH – NH2.	
	C. H2N – CH2 – NH2.	D. (CH3)3N.
Câu 20: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
	A. 8,15 gam 	B. 0,85 gam 	C. 7,65 gam 	D. 8,10 gam 
Câu 21: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
	A.2	B.1	C. 4	D.3
Câu 22: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
	A. HCl, NaOH. B. Na2CO3, HCl. 	C. HNO3, CH3COOH. D. NaOH, NH3.
Câu 23: Cho các chất sau: H2NCH2COOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOC2H5, H2NCH2COONa, CH3NH3Cl, HOOC-CH2-NH3Cl. Số chất có thể tác dụng được với dung dịch HCl là
	A. 3. 	B. 5. 	C. 6. 	D. 4
Câu 24: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là 	
	A. 3 	B. 4 	 C. 5 	D. 2 
Câu 25: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
	A. NaOH. 	B. Na2CO3. 	C. NaCl. 	D. HCl.
Câu 27: Cho các chất : axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
	A. 4 	B. 3 	 C. 5 	D. 6
Câu 28: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH3CH2CH(NH2)COOH 	B. CH3CH(NH2)COOH
C. NH2CH2COOH 	D. NH2CH2CH2COOH
 Câu 29: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 
A. 0,65.	B. 0,50.	C. 0,55. 	D. 0,70.
Câu 30: Este X được điều chế từ -amino axit và ancol metylic. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của X là:
A. H2N–CH2–COOCH3.	B. H2N-CH2CH2-COOH
C. CH3–CH(NH2)–COOCH3.	D. H2N–CH2–CH(NH2)–COOCH3.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Hoa 12 (Chau).doc