ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG 8 - 2016 (Thời gian làm bài 120’) Câu 1: Cân bằng các phương trình hóa học sau: a) Fe2O3 + Al → Fe3O4 + Al2O3 b) HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2 c) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + N2 d) FexOy + H2 → Fe + H2O Câu 2: Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất: a mol khí hidro (khối lượng 4 gam) và x mol khí cabonic có khối lượng y gam chiếm thể tích bằng nhau. Tính x, y ? Tính số phân tử và số nguyên tử trong mỗi lượng chất trên. Câu 3: a, Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hoá trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (ở đktc) . Xác định kim loại X ? b, Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O2 (ĐKTC). Sau khi kết thúc phản phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước. X chứa nguyên tố nào?Tìm CTPT của X? Tính khối lượng của X? Câu 4: Để khử hoàn toàn 47,2 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng v lít khí H2 (ở đktc) sau phản ứng thu được m gam kim loại và 14,4 gam nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ? Tính giá trị của m và v ? Câu 5: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm kim loại M và M2O3 được nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Xác định kim loại M, oxit M2O3 và gọi tên. Tìm m (Biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 bằng 1:1) ? Câu 6: Hoà tan 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 (loãng) vừa đủ thu được dung dịch A và V lít khí (ở đktc). Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A ? -------------Hết------------ ĐÁP ÁN hsg 8 2016 Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình hóa học sau: 0,5x4=2đ a) 9Fe2O3 + 2Al → 6Fe3O4 + Al2O3 b) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2 c) 10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 18H2O + 3N2 d) FexOy + yH2 → xFe + yH2O Câu 2: (4đ) Vì 2 khí ở cùng điều kiện và có thể tích bằng nhau nên: x = a = 4:2 = 2 (mol) → mCO2 = 2.44 = 88 (gam) 2đ Số phân tử 2 khí bằng nhau và bằng: 2 mol = 2N = 2.623(phân tử) =1,2.1024 (phân tử) 1đ Số nguyên tử H có trong khí H2 là: 1,2.1024.2 = 2,4.1024 0,5đ Số nguyên tử có trong khí CO2 là: 1,2.1024.3 = 3,6.1024 0,5đ Câu 3: (3,5đ) a. (2đ)Ta có nkhí = 8,96:22,4 = 0,4 (mol) 0,5đ PTHH: R(r) + 2HCl(dd) → RCl2(dd) + H2(k) 0,5đ → 0,4 → 0,8 0,4 1đ Suy ra: MR = 9,6:0,4 = 24 Vậy R là Mg (magie) 1đ b, (1.5đ) Xác đinh được X Câu 4: (3,5đ) nH2O = 14,4:18 = 0,8 (mol) Các PTHH: CuO(r) + H2(k) → Cu(r) + H2O(l) 0,5đ Fe2O3(r) + 3H2(k) → 2Fe(r) + 3H2O(l) 0,5đ Fe3O4(r) + 4H2(k) → 3Fe(r) + 4H2O(l) 0,5đ Từ các PTHH suy ra: nH2 = nH2O = 0,8 (mol) 0,5đ → mH2 = 0,8.2 =1,6 (g) 0,5đ Theo DLBTKL ta có: m = 47,2 + 1,6 – 14,4 = 34,4 (g) 0,5đ (Hoặc: mO trong oxit = mO trong nước = 0,8.16 = 12,8 (g) 0,5đ → m = 47,2 -12,8 = 34,4 0,5đ) VH2 = 0,8.22,4 = 17,92 (lít) 0,5đ Câu 5: (4đ) Ta có: nCO2 = 6,72:22,4 = 0,3(mol) PTHH: M2O3(r) + 3CO(k) → 2M(r) + 3CO2(k) 0,5đ Từ PTHH ta thấy nO trong oxit bằng nCO2. 0,5đ Do đó trong hỗn hợp rắn có: nO = 0,3 (mol) → mO = 0,3.16 = 4,8 0,5đ Suy ra: m = 21,6 – 4,8 = 16,8 (gam) 0,5đ Ta có: nM2O3 = nO : 3 = 0,3:3 = 0,1 (mol) 0,5đ mM2O3 = 21,6 – mM (ban đầu) < 21,6 0,5đ Suy ra: MM2O3 < 21,6:0,1 = 216 MM < (216 – 16.3):2 = 84 0,5đ M là kim loại có hoá trị III và có nguyên tử khối bé hơn 84. M có thể là: Fe, (Al, Ga, Ni, Co, Mn, Cr, V, Ti, Sc) 0,5đ (Nếu HS Lấy dự kiện cho ở câu b để giải câu 1 giảm 1 điểm) Câu 6: (3đ) Ta có: nZn = 6,5:65 = 0,1 (mol) PTHH: Zn(r) + H2SO4(dd) → ZnSO4(dd) + H2(k) 0,5đ 0,1 → 0,1 → 0,1 → 0,1 0,5đ Dung dịch thu được chỉ có ZnSO4 tan. mZnSO4 = 0,1.161 =16,1 (g) 0,5đ Ta thấy: mH2SO4 = 0,1.98 = 9,8 (gam). → mddH2SO4 = 9,8:9,8% = 100 (gam) 0,5đ mH2 = 0,1.2 = 0,2 (gam). Nên khối lượng dung dịch thu được là: 100 + 6,5 – 0,2 = 106,3 (gam) 0,5đ Vậy nồng độ phần trăm ZnSO4 trong dung dịch sản phẩm là: 16,1:106,3.100% ≈ 15,15% 0,5đ
Tài liệu đính kèm: