Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1038Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: HÓA HỌC 11
(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
SỐ PHÁCH
Họ và tên: . Số báo danh:..........................
Lớp: ...........................
Chữ kí giám thị 1:Chữ kí giám thị 2:.........................
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.
SỐ PHÁCH
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:.
	Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
	Giám khảo 1:.....
	Giám khảo 2:.....
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) : Học sinh hãy lựa chọn đáp án đúng nhất và khoanh vào đề bài.
Câu 1. Cho các chất sau đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là:
	A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3.	B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4.
	C. NaCl, H2SO3, CuSO4.	D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2.
Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →	(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
	A. (1), (2), (3), (6)	B. (1), (3), (5), (6)	C. (2), (3), (4), (6)	D. (3), (4), (5), (6)
Câu 3. Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3– và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là:
	A. CO32– và 0,03.	B. NO3– và 0,03.	C. OH– và 0,03.	 D. Cl– và 0,01.
Câu 4. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li? 
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch 
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện 
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy 
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử 
Câu 5. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các 
A. ion trái dấu 	B. anion 	C. cation 	D. chất 
Câu 6. Trong các dd dưới đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S. Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7? 
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4 
Câu 7. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 8. Dung dịch KCl có giá trị 
A. pH = 7 	B. pH > 7 	C. pH < 7 	D. pH không xác định được 
Câu 9. Có dung dịch NaOH 0,01M. Nhận xét nào dưới đây đúng? 
A. pOH = 2 và 	B. pH = 2 và 
C. pH = 12 và 	D. pH = 12 và 
Câu 11. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
A. MgSO4 + BaCl2 ® MgCl2 + BaSO4.	B. HCl + AgNO3 ® AgCl + HNO3.
 	 C. 2NaOH + CuCl2 ® 2NaCl + Cu(OH)2. 	D. Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 12. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dd Na3CO3 vào dd FeCl3:
A. Có kết tủa màu nâu đỏ.	B. Có kết tủa màu lục nhạt và bọt khí sủi lên.	
C. Có bọt khí sủi lên.	D. Có kết tủa màu nâu đỏ bọt khí sủi lên.
Thí sinh không được viết vào phần gạch chéo
Câu 13. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử ?
	A. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O	B. NH3 + HCl ® NH4Cl
	C. 8NH3 + 3Cl2 ® 6NH4Cl + N2	D. 2NH3 + 3CuO ® 3Cu + 3H2O + N2
Câu 14. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2:
A. CuO, NO và O2 	B. Cu(NO2)2 và O2 	C. Cu(NO3)2, NO2 và O2 	D. CuO, NO2 và O2
Câu 15. thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng: 
A. Bông khô 	 B. Bông có tẩm nước	 	C. Bông có tẩm nước vôi	 	 D. Bông có tẩm giấm ăn
Câu 16. Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
A. màu đen sẫm.	B. màu nâu. 	 C. màu trắng sữa.	D. màu vàng.
Câu 17. Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được13,44 lít khí NH3 (đktc) và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
32,2. 	B. 46,3. 	C. 41,2. 	D. 35,5.
Câu 18. Muối dung làm bột nở là:
A. NH4HCO3	B. (NH4)2CO3	C. Na2CO3	D. NaHCO3
Câu 19. Thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào 10ml dung dịch NH4Cl 0,1 M và vài giọt qùi tím, sau đó đun sôi. dung dịch sẽ có màu gì? 
A.Đỏ thành tím 	B. Xanh thành đỏ 	C. Xanh thành tím 	D. Chỉ 1 màu xanh.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm 2 khí N2 và H2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:4. Nung X với xúc tác thích hợp được hỗn hợp khí Y, trong đó sản phẩm khí NH3 chiếm 20% theo thể tích. Vậy hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A. 31,25% 	B. 20,83% 	C.10,41% 	D. 41,67%
B.PHẦN TỰ LUẬN : (5,0 điểm)
 Câu 1. (2 điểm) Hãy viết các phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn khi trộn các chất sau (nếu có)
a, Dung dịch H2SO4 với dung dịch BaCl2
b, Dung dịch NH4Cl với dung dịch NaOH
 c, Dung dịch AlCl3 với dung dịch NH3	
d,Dung dịch NaHCO3 vào Ca(OH)2 dư
Câu 2. (1 điểm) Hãy tính pH của dung dịch thu được khi trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X và tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 3. (2 điểm) Cho 15 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 đặc, dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 31,36 lít khí màu nâu (là sản phẩm khử duy nhất).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính phần trăm khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
c. Lấy 30 gam hỗn hợp Al và Mg khác cho vào 2 lít dung dịch HNO3 aM. Hai kim loại tan hết và không có khí bay ra. Thêm 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch đó đồng thời đun nhẹ cho tới khi khí thoát ra thu được khí B và dung dịch keo A. Đốt cháy hoàn toàn B trong O2 dư (xúc tác Pt) rồi cho sản phẩm cháy (đã loại hết O2 dư) tác dụng với nước chứa trong bình kín không có O2 ta được dung dịch C và khí D không màu. Cho C phản ứng hết với Cu thu được 0,9184 lít khí D. Thêm 270ml dung dịch HNO3 0,2M vào dung dịch keo A thì axit này vừa đủ để chuyển dung dịch keo A thành dung dịch trong suốt. Sau đó thêm tiếp dung dịch KOH đến khi thu được kết tủa lớn nhất. Lọc ktủa rồi đem nug đến klượng k đổi thu được 52,4 gam chất rắn. Cho biết tên gọi D và B và tính CM của dung dịch HNO3 ban đầu.
Lưu ý : HS được sử dụng Bảng tuần hoàn
BÀI LÀM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_8_tuan_HKI_nam_20162017.doc