Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 948Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ I năm học: 2016 – 2017 môn: Hóa học 11 - Trường THPT Nam Trực
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KỲ I
 NĂM HỌC: 2016 – 2017
 Môn: Hóa học 11
 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
SỐ PHÁCH
Họ và tên: . Số báo danh:...
Lớp: .....
Chữ kí giám thị 1:..Chữ kí giám thị 2:....
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.
SỐ PHÁCH
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:.
	Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
	Giám khảo 1:.......
	Giám khảo 2:...
I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm): Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu hỏi sau:	
Câu 1. Theo Areniut thì chất nào sau đây là axit?
A. HCl	B. NaOH	C. AlCl3	D. NaHCO3 
Câu 2. Phản ứng trao đổi trong dd các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện nào sau đây: 	A. Tạo thành chất kết tủa.	B. Tạo thành chất khí.
C. Tạo thành chất điện li yếu. 	D. A, B, C đều đúng.	
Câu 3. Trong các chất sau chất nào là chất không điện li:	
A. C6H12O6 	B. NaOH	C. HCl 	D. NaCl 
Câu 4. Dd X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:
A. a + 2b = c + 2d.	B. a + 2b = c + d	.	C. a + b = c + d	D. a + 2b = - c - 2d.
Câu 5. Các ion nào sau đây không thể tồn tại trong cùng 1 dung dịch:
A. Dung dịch: Na+, Al3+, NO3-, OH- 	B. Dung dịch: Fe2+, SO42-, Cl-, Cu2+.	
C. Dung dịch: Mg2+, SO42-, Cl - , Al3+	D. Dung dịch: Ba2+, Na+, OH-, NO3-.
Câu 6. Dung dịch nào sau đây có khả năng làm cho phenol phtalein chuyển sang màu hồng?
A. AlCl3.	B. MgCl2	C. Na2S 	D. NH4NO3 
Câu 7. Muối X vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. X có CTPT là
 	A. NaHCO3.	B. Na2CO3	C. MgSO4	D. MgCO3
Câu 8. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần thiết để trung hoà hết 100 ml dung dịch NaOH 0,2M là: 
A. 400 ml.	B. 200 ml	C. 40 ml 	D. 20 ml.
Câu 9. Một dd có [OH-] = 10-12 M thì dd đó có môi trường gì:
A. . Kiềm..	B. Axit.	C. Trung tính.	D. Không xác định được.
Câu 10. Dung dịch X có chứa Ba2+ 0,1 mol , Mg2+ 0,05 mol và Na+ 0,15 mol và một anion trong số các ion sau:
A. NO3- 0,45 mol.	B. OH- 0,45 mol 	.C. Cl- 0,5 mol	D. SO42- 0,225 mol.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: CO32- + 2H+ ® CO2 + H2O
A. CaCO3 + 2HCl 	B. Na2CO3 + H2SO4 	C. Na2CO3 + H2S 	D. NaHCO3 + HCl 
Câu 12. Dung dịch X tạo từ 2 muối chứa đồng thời các ion: Al3+, Fe2+, Cl-, SO42-. Cho dd BaCl2 dư vào 200 ml dd X thu được 13,98 gam kết tủa. Mặt khác, cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 200 ml dd X thu được 21,18 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của Cl- = ?
A. 0,2M.	B. 0,4M	.	C. 0,6M	D. 0,8M.
Câu 13. Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách nào sau đây
A. Dùng than nóng đỏ tác dụng hết oxi của không khí 
B. Dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao	
C. Hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn	
D. Dùng Hiđro tác dụng hết với oxi ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ để nước ngưng tụ.
Câu 14. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3
A. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O.	B. NH3 + HCl ® NH4Cl	.
C. 8NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6NH4Cl	D. 2NH3 + 3CuO ® 3Cu + N2 + 3H2O
Câu 15. Đưa tàn đóm còn đỏ vào bình đựng KNO3 (đang nung ở nhiệt độ cao) thì có hiện tượng 
A. Tàn đóm tắt ngay.	B. Tàn đóm cháy sáng	.	C. Không có hiện tượng 	 D. Có tiếng nổ
Câu 16. Thiết bị như hình vẽ dưới đây. Không thể dùng thiết bị để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm sau: 
Thí sinh không viết vào phần có gạch chéo này
A. Điều chế NH3 từ NH4Cl.
B. Điều chế O2 từ KMnO4
C. Điều chế N2 từ NH4NO2 
D. Điều chế O2 từ NaNO3.
.	
Câu 17. Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe 2(SO4)3, Fe2O3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A.. 5	B. 6	.	C. 4	 	D. 3 
Câu 18. Các thức ăn có chất chua không nên đựng quá lâu hoặc đun nấu quá kĩ trong nồi bằng kim loại vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nguyên nhân là do?
A. Nồi bằng kim loại rất độc không nên dùng.	B. Đồ ăn chua dễ bị ôi thiu trong nồi bằng kim loại	
C. Các thức ăn chua có môi trường bazơ nên phản ứng với nồi đun bằng kim loại tạo ra các chất độc
D. Các đồ ăn chua thường có môi trường axit nên phản ứng với nồi đun bằng kim loại tạo ra các chất độc.
Câu 19. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH< 2. Để giảm đau, người ta thường uống trước bữa ăn: 
A. Dung dịch NaHCO3.	B. Nước đun sôi để nguội	C. Nước đường	D. Một ít giấm.
Câu 20. Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6 được đựng trong bình kín có áp suất P1. Đun nóng X một thời gian (xt Fe), rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình lúc này là P2. Biết P1/P2 = 10/9. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
	A. 50%	B. 36%	C. 40%	D. 25%
II. Phần tự luận (5,0 điểm):
Bài 1. (2 điểm) Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn cho các phản ứng sau (nếu có).
 a. NaOH + Fe2(SO4)3 	c. Ba(OH)2 + HCl 
 b. H2SO4 + MgCO3 	d. Cu + dd (NaNO3 + H2SO4) 
Bài 2. (1 điểm) Cho 400ml dung dịch A gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M tác dụng với 200 ml dung dịch B gồm HCl 0,65M và H2SO4 0,075M được 600 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?
Bài 3 (2 điểm). Hòa tan hết 6,93 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong cốc đựng lượng dư dung dịch HNO3 đến khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch A và 5,152 lit khí NO (spk duy nhất, đktc).
 	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 	b. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
 	c. Trong 1 thí nghiệm khác, người ta cho toàn bộ lượng kim loại ở trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí B gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí, = 97/6. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng biết N+5 chỉ có 2 sự thay đổi số oxi hoá.
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm
1A
2D
3A
4A
5A
6C
7A
8D
9B
10A
11B
12D
13C
14B
15B
16A
17A
18D
19A
20D
II.Tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. 6 NaOH + Fe2(SO4)3 3 Na2SO4 + 2 Fe(OH)3 ↓
 3OH- + Fe3+ Fe(OH)3 ↓ 
0,25* 2
b. H2SO4 + MgCO3 MgSO4 + CO2 ↑ + H2O
 2H+ + MgCO3 Mg2+ + CO2 ↑ + H2O
0,25* 2
c. Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
 OH- + H+ H2O
0,25* 2
d. 3 Cu + 4 H2SO4 + 2 NaNO3 3 CuSO4 + 2NO↑ + Na2SO4 + 4 H2O
(hoặc 3Cu + 4H2SO4 + 8NaNO3 3 Cu(NO3)2 + 4Na2SO4 + 2NO↑ + 4H2O )
3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO ↑ + 4H2O
0,25* 2
HS không cân bằng PT hoặc cân bằng sai trừ 0,25
2
nNaOH = 0,12 mol; = 0,08 mol
→ = 0,28 mol
nHCl = 0,13 mol; = 0,015 mol 
→ = 0,16 mol 
0,25
 H+ + OH- H2O
Ban đầu 0,16 0,28
Sau - 0,12
0,25 
[OH-] dư = 0,12 : 0,6 = 0,2 M
0,25
pOH = 0,699 ≈ 0,7 
pH ≈ 13,3 
0,25
3a
 Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O (1)
 3Mg + 8HNO3 3Mg(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O (2)
0,25*2
3b
Gọi số mol Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là a và b mol
Vì khối lượng kim loại lấy ban đầu là 6,93 g 
→ 27a + 24 b = 6,93 g (3)
0,25
Từ (1) → nNO = a mol; từ (2) → nNO = 2/3*b mol
nNO = 0,23 mol
suy ra a + 2/3*b = 0,23 mol (4) 
0,25
Giải hệ tạo bởi (3) và (4) ta có a = 0,15; b = 0,12 mol
Suy ra mAl = 4,05 g; mMg = 2,88 g
0,25
% mAl ≈ 58,44% ; % mMg = 41,56 %
0,25
3c
 = 97/6 → = 97/ 3
Khí không màu hoá nâu ngoài không khí là NO có MNO = 30 < 97/3
→ Khí không màu còn lại là N2O (= 44 > 97/3).
Gọi số mol NO và N2O lần lượt là x và y mol
Từ = 97/6 ta có x/y = 5 (5)
Bảo toàn e ta có 3x + 8y = 0,69 (6)
Giải hệ tạo bởi (5) và (6) ta có x = 0,15 mol; y = 0,03 mol
0,25
4H+ + NO3- + 3e → NO + H2O (7)
0,6 ← 0,15
10H+ + 2NO3- + 8e → N2O + 5H2O (8)
0,3 ← 0,03
tham gia phản ứng là 0,9 mol
0,25
HS không cân bằng PT hoặc cân bằng sai trừ 0,125 mỗi ý.
Riêng câu 3c, HS tính số mol axit mà không viết phương trình thì không cho điểm
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_8_tuan_HKI_nam_20162017.doc