Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học lớp 9

doc 3 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1489Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học lớp 9
Môn: HÓA HỌC 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC:
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
	Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời a,b,c,d. Hãy chọn một phương án đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Có bốn chất đựng riêng biệt trong bốn ống nghiệm như sau: Đồng (II) oxit, sắt (III) oxit, đồng, sắt. Thêm vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch axit clohidric rồi lắc nhẹ. Các chất có phản ứng với dung dịch axit clohidric là:
a. CuO, Cu, Fe.	b. Fe2O3, Cu, Fe.
c. Cu, Fe2O3, CuO	d. Fe, Fe2O3, CuO.
Câu 2: Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: CuSO4, CuO, SO2. Lần lượt cho KOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch KOH phản ứng với:
a. CuSO4, CuO	b. CuSO4, SO2	c. CuO, SO2	d. CuSO4, CuO, SO2
Câu 3: Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:
a. Al, CO2, FeSO4, H2SO4	b. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4
	c. Al, Fe, CuO, FeSO4	d. Al, Fe, CO2, H2SO4
Câu 4: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
a. Magie và axit sunfuric	b. Magie oxit và axit sunfuric
	c. Magie nitrat và natri hidroxit	d. Magie clorua và natri hidroxit
Câu 5: Oxit nào sau đây chứa % về khối lượng nguyên tố oxi nhiều nhất: CO2, SO2, SO3, Al2O3, Fe3O4
	a. CO2, SO2	b. Al2O3 và Fe3O4	c. SO2, SO3	d. CO2
Câu 6: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành kết tủa?
Natri oxit và axit sunfuric
Natrin sunfat và dung dịch bari clorua.
Natri hidroxit và axit sunfuric
Natri hidroxit và magie clorua.
Câu 7: Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
Phản ứng với oxi khi nung nóng.
Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag.
Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II.
Kim loại X là: 	a. Cu	b. Na 	c. Al	d. Fe
Câu 8: Trường hợp nào sau đây có sản phẩm tạo thành là chất kết tủa màu xanh?
Cho Al vào dung dịch HCl.
Cho Zn vào dung dịch AgNO3
Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 6,75g một kim loại M chưa rõ hóa trị vào dung dịch axit thì phải cần 500ml dung dịch Hcl 1,5M. Vậy M là kim loại nào sau đây:
	a. Cu	b. Zn	c. Al	d. Fe
Câu 10: Hòa tan 22,95g oxit kim loại hóa trị (II) vào dung dịch HCl lấy dư thì thu được dung dịch X. Rót vào dung dịch X một lượng dư dung dịch K2SO4 thì thu được 34,95g kết tủa trắng, không tan trong nước và axit. Vậy oxit đem phản ứng là oxit nào sau đây:
a. MgO	b. CaO	c. BaO	d. FeO
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
	Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học theo sơ đồ sau:
Fe2O3 -> Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2(SO4)3 -> FeCl3.
Câu 2: (2,5 điểm)
	Hòa tan 8,9g hỗn hợp kim loại gồm Mg và Zn vào dung dịch axit HCl 0,5M thì thu được 4,48 lít H2 (đktc).
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------
Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC
MÔN: Hóa học lớp 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC. (Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)
	Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời a, b, c, d, e. Hãy chọn một phương án đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Cho phương trình phản ứng:
	8Fe	+	30HNO3 	à	8Fe(NO3)3	+	3X	+ 15H2O
	X là chất nào trong những chất sau:
a. NO	b. N2O	c. NH3	d. NH4NO3
Câu 2: Trong các kim loại sau, kim loại nào tan trong nước:
a. Mg	b. Na	c. Al	d. Fe
Câu 3: Cho một miếng Al vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là:
Al phản ứng tạo khí không màu thoát ra.
Tạo khí mùi sốc
Không có phản ứng gì xảy ra
Tất cả a,b,c đều sai
Câu 4: Al tác dụng được với dung dịch nào sau đây:
a. NaOH	b. CuCl2	c. FeCl3	d. AgNO3	e. Tất cả các dung dịch trên
Câu 5: Hiện tượng quan sát được khi cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:
Có khí không màu, không mùi thoát ra.
Có khí không màu, mùi sốc thoát ra
Có kết tủa màu trắng xuất hiện.
Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện.
Có tất cả các hiện tượng trên.
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo sản phẩm có chất khí?
a. NaOH, Al, Zn	b. Fe(OH)2, Fe, MgCO3
	c. CaCO3, Al2O3, K2SO3	d. BaCO3, Mg, K2SO3
Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH dư tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?
a. H2SO4, CO2, FeCl2	b. SO2, CuCl2, HCl
c. SO2, HCl, Al	d. ZnSO4, FeCl3, SO2
Câu 8: Dung dịch nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe, Cu ở dạng bột?
a. H2SO4 loãng	b. FeCl3	c. CuSO4	d.AgNO3
Câu 9: Để oxi hóa một kim loại R (có hóa trị khoảng từ I-III) thành oxit phải dùng một lượng Oxy = 2/3 lượng kim loại đã dùng. Vậy kim loại R là:
a. Na	b. Mg	c. Al	d. Cu
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 1,78 gam hỗn hợp hai kim loại có hóa trị II vào dung dịch axit H2SO4 loãng ta thu được 0,896 lít H2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp muối khan thu được là:
a. 2,74g	b. 5,20g	c. 3,7g	d. 8,5g	e. Kết quả khác
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:
	FeCl2 (2)	Fe(OH)2 (3)	FeSO4
	 (1)
Fe
	 (4)
	FeCl3 (5)	Fe(OH)3 (6)	Fe2O3 (6)	Fe (7)	Fe3O4
Câu 2 (3 điểm): Có hỗn hợp gồm CaCO3, CaO, Al. Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp, người ta cho 10 gam hỗn hợp phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 1 gam kết tủa và còn lại 6,72 lít khí không màu (ở đktc).
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
----------Hết-------
-Ghi chú: học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC
MÔN: Hóa học lớp 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC. (Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)
	Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời a, b, c, d. Hãy chọn một phương án đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Để điều chế CuSO4
Thêm dd Na2SO4 vào dd CuCl2
Cho Cu kim loại vào dd H2SO4 loãng
Cho Cu kim loại vào dd H2SO4 đặc, nóng
Cho Cu kim loại vào dd Na2SO4
Câu 2: Cho sơ đồ biến hóa sau: A àB à C à D à Fe
(A, B, C, D là các hợp chất khác nhau của Fe). Dãy biến hóa nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên?
a. FeO à Fe(OH)2 à FeCl2 à Fe(NO3)2 à Fe
b. FeSO4 à FeCl2 à Fe(OH)2 à FeO àFe
c. FeO à FeCl2 à Fe(NO3)2 à FeCl2 à Fe
d. Fe àFeSO4 àFe(OH)2 à FeCl2 à Fe
Câu 3: Dung dịch NaOH phản ứng được với tất cả các chất trong dãy:
FeCl3, MgCl2, CuO, Ca(OH)2	;	b. NaOH, CuO, CuCl2, Zn
Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl	;	d. Al, Al2O3, FeCl2, CuSO4
Câu 4: CaO tác dụng được với các chất trong dãy:
a. H2O, CO2, dd HCl	;	b. SO3, NaCl, H2SO4
	c. H2O, NaOH, HCl	;	d. SO2, H2SO4, Ca(OH)2
Câu 5: Oxit nào sau đây là trung tính:
CuO	;	c. NO
Na2O	;	d. CO2
Câu 6: Hòa tan P2O5 vào nước rồi cho quì tím vào dung dịch có hiện tượng:
a. Quì tím chuyển màu xanh	b. Quì tím chuyển màu đỏ
	c. Quì tím không chuyển màu	d. Quì tím chuyển màu vàng
Câu 7: Để phân biệt được 2 dd Na2SO4 và NaCl có thể dùng dd thuốc thử nào sau đây:
a. HCl	; 	b. BaCl2
c. NaOH	; 	d. H2SO4
Câu 8: Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí.
a. dd Na2SO4 và dd BaCl2	;	b. dd Na2CO3 và dd HCl
c. dd KOH và dd MgCl2	;	d. dd KCl và dd AgNO3
Câu 9: Để Oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành Oxit phải dùng một lượng Oxi = 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây? (Biết rằng kim loại có hóa trị trong khoảng từ I đến III)
a. Fe	b. Al	c. Mg	d. Ca
Câu 10: Cho 12,7 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 9 gam một chất kết tủa. Công thức hóa học của muối là:
a. FeCl3	b. FeCl2	c. FeCl	d. FeCl4
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:
	a. Fe 	FeCl3 	Fe(OH)3 	Fe2O3 	Fe
	b. Al2O3 	 Al	Al2(SO4)3 	AlCl3	Al(OH)3 
Câu 2 (3 điểm): Cho 4,4 gam hỗn hợp A gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (ở đktc).
Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hòa tan 4,4 gam hỗn hợp A.
----------Hết-------
-Ghi chú: học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Tài liệu đính kèm:

  • doclopdaythemCLC.doc