Bài tập xác định công thức hóa học hợp chất hữu cơ

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1764Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập xác định công thức hóa học hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập xác định công thức hóa học hợp chất hữu cơ
b) Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
A. C2H5NH2.	 B. C3H7NH2.	 C. CH3NH2.	 D. C4H9NH2.
Bài 2. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA = 3VB. Công thức của X là
A. C3H4.	 B. C3H8.	 C. C2H2.	 D. C2H4
Bài 3. Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	 C. C3H7OH.	 D. C4H9OH.
Bài 4. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là
A. (H2N)2C2H3COOH.	 B. H2NC2H3(COOH)2.
C. (H2N)2C2H2(COOH)2.	 D. H2NC3H5(COOH)2.
Bài 5. 17,7 gam một ankyl amin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankyl amin là
A. CH5N.	B. C4H9NH2.	 C. C3H9N.	 D. C2H5NH2.
Bài 6. Đốt cháy 7,3 gam một axit no, mạch hở được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O đã cho công thức phân tử
A. CH3COOH.	B. COOH-COOH. C. C2H5-COOH.	D. C4H8(COOH)2.
Bài 7. Hóa hơi hoàn toàn một axit hữu co A được một thể tích hơi bằng thể tích hiđro thu được khi cũng cho lượng axit như trên tác dụng hết với natri (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác trung hòa 9 gam A cần 100 gam dung dịch NaOH 8%. A là
A. CH3COOH.	 B. HOOC-COOH.
C. CH2(COOH)2.	 D. C3H7COOH.
Bài 8. Đốt cháy 14,4 gam chất hữu cơ A được 28,6 gam CO2; 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3. Biết phân tử A chứa 2 nguyên tử oxi. A có công thức phân tử
A. C3H5O2Na.	B. C4H7O2Na.	 C. C4H5O2Na.	 D. C7H5O2Na.
Bài 9. X là một aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOH.	 B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.	 D. C3H7-CH(NH2)-COOH.
Bài 10. X là một a-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOH.	 B. CH3CH(NH2)-CH2-COOH
C. C3H7-CH(NH2)-COOH.	 D. C6H5-CH(NH2)-COOH.
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức của amin đó là
A. C2H5NH2.	 B. CH3NH2.	 C. C4H9NH2.	 D. C3H7NH2
Bài 12. Đốt cháy a mol anđehit A tạo ra 2a mol CO2. Mặt khác a mol A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 4a mol Ag. A là
A. anđehit chưa no.	B. HCHO. C. CHO-CHO.	D. CH2=CH-CHO
Bài 13. Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit nói trên là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH2=CH-COOH.	 D. C2H5COOH.
Bài 14. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thu được 0,2 mol CO2 và 0,1mol H2O. Công thức phân tử của axit đó là
A. C2H4O2.	B. C3H4O4.	 C. C4H4O4. 	D. C6H6O6.
Bài 15. Cho 3,548 lít hơi hỗn hợp X (ở 0oC, 1,25 atm) gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp vào dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 10,5 gam. Công thức phân tử của 2 anken là
A. C3H6 và C4H8.	B. C2H4 và C3H6. C. C4H8 và C5H10. 	D. C5H10 và C6H12.
Bài 16. Cho hiđrocacbon X có công thức phân tử C7H8. Cho 4,6 gam X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 15,3 gam kết tủa. X có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 6.
Bài 17. Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerin và ancol đơn chức X vào Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerin sinh ra. X có công thức là
A. C3H7OH.	B. C2H5OH.	 C. C3H5OH.	 D. C4H9OH.
Bài 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hết với Na thì thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Công thức của 2 rượu là
A. C2H5OH và C3H7OH.	B. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.	D. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2.
Bài 19. Cho 2,32 gam một anđehit tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (trong NH3) dư thu được 17,28 gam Ag. Vậy thể tích khí H2 (ở đktct) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là
A. 1,12 lít.	 B. 3,36 lít.	 C. 2,24 lít.	 D. 6,72 lít.
Bài 20. Một este X mạch hở tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no (có một nối đôi C=C) đơn chức. Đốt cháy a mol X thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,05 gam nước. Giá trị của a là
A. 0,025 mol.	 B. 0,05 mol.	 C. 0,06 mol.	 D. 0,075 mol
Bài 21. Xà phòng hóa 10 gam este X công thức phân tử là C5H8O2 bằng 75 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 11,4 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là
A. etylacrylat.	B. vinylpropyonat. C. metylmetacrylat.	 D. anlylaxetat.
Bài 22. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,3M phản ứng vừa đủ với 48 ml dung dịch NaOH 1,25M, sau đó cô cạn thì thu được 5,31 gam muối khan. X có công thức nào sau đây?
A. H2N-CH(COOH)2.	B. H2N-C2H4-COOH. C. (H2N)2CH-COOH.	D. H2N-C2H3(COOH)2.
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2 và 2,7 gam H2O. X phản ứng được với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH. Tìm Công thức phân tử của X và cho biết tất cả các đồng phân cùng nhóm chức và khác nhóm chức của X ứng với công thức trên?
A. C3H8O, có 4 đồng phân. B. C4H10O và 6 đồng phân.
C. C2H4(OH)2, không có đồng phân. D. C4H10O có 7 đồng phân.
Bài 24. Cho 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng no, đơn chức tác dụng với Ag2O trong NH3 dư thu đựơc 4,32 gam Ag. X, Y có CTPT là
A. C2H5CHO và C3H7CHO. B. CH3CHO và C2H5CHO. C. HCHO và CH3CHO.	D. kết quả khác.
Bài 25. Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp 2 axit no,đơn chức vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với Ag2O/NH3 dư cho 21,6 gam Ag. Phần hai trung hòa hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. CTPT của 2 axit là
A. HCOOH và C2H5COOH.	B. HCOOH và CH3COOH.
C. HCOOH và C3H7COOH.	D. HCOOH và C2H3COOH.
Bài 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Cho 4,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M thì tạo ra 4,8 gam muối. X có CTPT là
A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOH.	D. CH3COOCH3
Bài 27. Cho 15,2 gam một rượu no A tác dụng Na dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc), A có thể hòa tan được Cu(OH)2. Vậy công thức cấu tạo phù hợp của A là
A. CH2OH-CH2-CH2OH.	 B. CH2OH-CHOH-CH3.
C. CH2OH-CHOH-CH2OH.	 D. CH2OH-CH2OH.
Bài 28. Để trung hòa 1 lít dung dịch axit hữu cơ X cần 0,5lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được 47 gam. muối khan. Mặt khác khi cho 1 lít dung dịch axit trên tác dụng với nước Br2 làm mất màu hoàn toàn 80g Br2. Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. CH2=CH-COOH.	 B.CH2=CH-CH2-COOH
C.CH3-CH=CH-COOH D.CH3-CH2-COOH.
Bài 29. X và Y là 2 đồng phân, phân tử gồm C, H, O mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức và đều có phản ứng với xút. Lấy 12,9 gam hỗn hợp M của X và Y cho tác dụng vừa đủ với 75 ml dd NaOH 2 M. Công thức PT của X và Y là;
A. C3H6O2 B. C4H6O2 C. C5H10O2 D. C6H12O2
Bài 30. Cho 8 gam hỗn hợp 2 anđêhit mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit fomic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 32,4 gam Ag. CTPT của 2 anđêhit đó là:
 A. CH3CHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CHO
C. C2H5CHO và C3H7CHO D. A, B, C đều sai
Bài 31. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp 2 axit hữu cơ thu được 11,2 lít CO2 ( đktc), nếu trung hòa 0,3 mol hỗn hợp 2 axit trên cần dùng 500 ml NaOH 1 M. Hai axit đó có cấu tạo là:
A. CH3COOH và C2H5COOH B. HCOOH và CH3COOH
C. HOOC-COOH và HCOOH D. A, B, C đều sai
Bài 32. Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit
béo. Hai loại axit béo đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. C15H31COOH và C17H35COOH.	 B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. 	D. C17H33COOH và C17H35COOH
Bài 33. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm
4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên
của X là
etyl propionat. 	B. metyl propionat. 	C. isopropyl axetat. 	D. etyl axetat
Bài 34. Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa
đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OOC–(CH2)2–COOC2H5.	 B. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.
C. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5. 	 D. CH3OOC–CH2–COO–C3H7
Bài 35. X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X
với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCOOCH2CH2CH3.	B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. 	D. HCOOCH(CH3)2.
Bài 36. Cho 1,76 gam một este no, đơn chức phản ứng vừa hết với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được chất X và chất Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất Y được 2,64 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Công thức cấu tạo của este là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. CH3COOC2H5. C.C2H5COOCH3. D.CH3COOCH(CH3)2.
Bài 37. Cho 10,4 gam este X (công thức phân tử: C4H8O3) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M được 9,8 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CHO. B. CH3COOCH2CH2OH. C. HOCH2COOC2H5. D. CH3CH(OH)COOCH3.
Bài 38. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam chất hữu cơ X đơn chức (chứa C, H, O). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 11,16 gam đồng thời thu được 18 gam kết tủa. Lấy m1 gam X cho tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng được m2 gam chất rắn khan. Biết m2 < m1. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. CH2 = CHCOOCH3.
Bài 39. Một este đơn chức X có phân tử khối là 88 đvC. Cho 17,6 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOO CH(CH3)2. C. CH3CH2COOCH3. D . CH3COOCH2CH3.
Bài 40. Hỗn hợp M gồm một axit X đơn chức, một ancol Y đơn chức và một este tạo ra từ X và Y. Khi cho 25,2 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M được 13,6 gam muối khan. Nếu đun nóng Y với H2SO4 đặc thì thu được chất hữu cơ Y1 có tỉ khối hơi so với Y bằng 1,7 (coi hiệu suất đạt 100%). Công thức cấu tạo của este là:
A. HCOOCH2CH2CH3. B. CH3COO CH(CH3)2.
C. HCOOCH(CH3)2. D. HCOOC2H4CH3 hoặc HCOOCH(CH3)2.
IX- DẠNG 9
BÀI TẬP VỀ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
1. Phương pháp giải chung
- Phương pháp giải chủ yếu là phương pháp đại số, viết PTHH và tính theo PTHH đó
- Cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Hiệu suất phản ứng chỉ áp dụng cho các phản ứng xảy ra chưa hoàn toàn tức là sau phản ứng cả 2 chất tham gia đều còn dư: Dấu hiệu để nhận ra pư xảy ra không hoàn toàn là bài toán không có câu “ phản ứng xảy ra hoàn toàn’’, hoặc có câu “ phản ứng một thời gian”..
+ Hiệu suất phản ứng có thể được tính theo lượng chất ( số mol, khối lượng, thể tích) tham gia hoặc lượng chất sản phẩm. Công thức chung như sau:
H= 
Lượng thực tế
Lượng lý thuyết
.100%
+ Nên nhớ rằng 0 < H< 1. Nếu đề bài cho biết lượng chất tham gia phản ứng thì đó là lượng lý thuyết, nếu đề bài cho biết lượng chất sản phẩm thì đó là lượng thực tế.
+ Nếu đề bài cho biết lượng chất của 2 chất tham gia phản ứng thì hiệu suất được tính theo chất nào hết trước khi ta giả sử hiệu suất phản ứng là 100%
2. Một số bài tập tham khảo
Bài 1. Trộn 13,5 g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 14,112 lít H2 (ở đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
A. 70%	B. 75%	C. 80%	 D.60%
Bài 2. Khi oxi hóa 11,2 lít NH3 (ở đktc) để điều chế HNO3 với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì thu được khối lượng dung dịch HNO3 6,3% là
A. 300 gam.	B. 500 gam.	 C. 250 gam.	 D. 400 gam.
Bài 3. Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
 CH4 ¾® C2H2 ¾® CH2=CH-Cl ¾® [-CH2-CHCl-]n.
Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% metan) ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là
A. 4375 m3.	 B. 4450 m3.	 C. 4480 m3.	 D. 6875 m3
Bài 4. Nung 8,1 gam Al với 23,2 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao ( giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt) thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng thu được 8,064 lít H2 (đktc). Hãy cho biết hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm ?
A. 75%	B. 80%	C. 85%	 	D. 90%
Bài 5. Khối lượng este metylmetacrylat thu được là bao nhiêu khi đun nóng 215g axit metacrylic với 100g ancol metylic, giả thiết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 60%.
A. 125g B. 175g C. 150g D. 200g
Bài 6. Điện phân Al2O3 nóng chảy trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện  5 A , thu được 3,6 gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là:
A. 80%            B. 90%           C. 100%         D. 70%
Bài 7.Tính khối lượng glucozo cần dùng để lên men thu được 200 lít C2H5OH 30o ( D= 0,8 gam/ml), biết hiệu suất lên men đạt 96%?
A. 90,15 kg B. 45,07 kg C. 48,91 kg D. 97,83 kg
Bài 8. Cho hỗn hợp A gồm N2 và H2 ( tỉ lệ mol 1:3), tiến hành phản ứng tổng hợp NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp B có tỉ khối dA/B= 0,7. Hiệu suất phản ứng là:
A. 55% B. 60% C. 80% D. 75%
Bài 9. Từ 1 tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất , người ta điều chế được 1250lit dung dịch HCl 37% ( d =1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với axit sunfuric đậm đặc ở nhiệt độ cao . Tính hiệu suất của quá trình điều chế trên ?
A. 95,88% B. 98,55% C. 98, 58%	 D. 98,85%.
Bài 10. Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,25 mol C2H3COOH và 0,15 mol C3H6(OH)2 có mặt của H2SO4 đặc làm xúc tác, sau một thời gian thu được 19,55 gam một este duy nhất. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 25%.	 B. 70%.	 C. 80%.	 D. 85%.
Bài 11. Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lít rượu êtylic nguyên chất (khối lượng riêng D = 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là
A. 180 gam.	B. 195,65 gam. C. 186,55 gam.	 D. 200 gam.
Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 16 gam rượu etylic vào nước được 250 ml dung dịch rượu, cho biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Dung dịch có độ rượu là:
A. 5,120	 6,40 	 C. 120 	 D. 80
Bài 13. Một loại gạo chứa 75% tinh bột. Lấy 78,28 kg gạo này đi nấu rượu etylic 400, hiệu suất pư của cả quá trình là 60%. Khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 400 thu được là:
A. 60(lít)	 B. 52,4(lít)	 C. 62,5(lít)	 D. 45(lít)
Bài 14. Từ 3 tấn quặng pirit (chứa 58% FeS2 về khối lượng, phần còn lại là các tạp chất trơ) điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%, hiệu suất chung của quá trình điều chế là 70%?
A. 2,03 tấn        B. 2,50 tấn           C. 2,46 tấn         D. 2,90 tấn
Bài 15. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 100%                          B. 90,9%                                     C. 83,3%                         D. 70%
Bài 16. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancoletylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì giá trị m là
A. 949,2 gam.	B. 945,0 gam.	 C. 950,5 gam.	 D. 1000 gam.
Bài 17. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y có pH bằng 1. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là:
A. 42,86%	 B.40,56%	 C. 58,86%	 D. 62,68%
Bài 18. Nung quặng đôlômit ( CaCO3.MgCO3) nặng 184 gam một thời gian, thấy còn lại 113,6 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là:
A. 60% B. 75% C. 80% D. 85%

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_xac_dinh_CTHH_hop_chat_huu_co.doc