Đề kiểm tra 1 tiết - Lần II (năm học 2011 - 2012) môn hóa học lớp11 b1 thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1000Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết - Lần II (năm học 2011 - 2012) môn hóa học lớp11 b1 thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết - Lần II (năm học 2011 - 2012) môn hóa học lớp11 b1 thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-LẦN II(Năm học 2011-2012) 
MÔN HÓA HỌC LỚP11B1
Thời gian làm bài:45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 184
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Nung nóng 27,3 g hốn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước thì còn dư 1,12 l khí (đktc), không bị hấp thụ ( lượng O2 hòa tan khong đáng kể)
Khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
A. 17 và 10,3.	B. 8,5 và 18,8.	C. 12,75 và 14,55	D. 14,14 và 13,16.
Câu 2: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 3: Cho FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và hỗn hợp khí NO2 và NO. X được axit hóa bằng H2SO4 loãng dư rồi thêm bột Cu, phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch Y và Cu dư. Dung dịch Y gồm:
A. Fe(NO3)3, CuSO4, H2SO4	B. FeSO4, CuSO4, H2SO4
C. Fe2(SO4)4, CuSO4, HNO3, H2SO4	D. Fe2(SO4)3, CuSO4
Câu 4: Cho các hóa chất nào sau đây: KClO3; O2; N2; Cu; H2SO4 đ,t0; HNO3 đ,t0. Hãy cho biết P tác dụng với bao nhiêu chất ?
A. 5	B. 3	C. 4.	D. 6.
Câu 5: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là:
A. 16,24 g.	B. 16,8 g.	C. 9,6 g.	D. 11,2 g.
Câu 6: Khi cho hỗn hợp Zn, Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaNO3 thấy giải phóng hỗn hợp khí A, hỗn hợp khí A là
A. H2, NH3.	B. H2, NO.	C. N2, N2O.	D. NO, NH3.
Câu 7: Khi cho hỗn hợp FeS và Cu2S phản ứng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa các ion
A. Cu2+, SO42-, Fe3+, H+, NO3-.	B. Cu2+, SO42-, Fe2+, H+, NO3-.
C. Cu2+, Fe3+, H+, NO3-.	D. Cu2+, S2-, Fe2+, H+, NO3-.
Câu 8: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Na+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ba2+, NO3-,Cl-. Để nhận ra sự có mặt của ion Fe2+ trong dung dịch có thể dùng dung dịch nào sau đây:
A. HCl	B. NaOH	C. Na2CO3	D. NH3
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau X + HNO3 (đặc, nóng) Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Trong số các chất : FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; Fe(NO2)2; Fe(NO2)3 thì số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 4	B. 6	C. 7	D. 5
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,48 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn Z. Giá trị của m là
A. 17,545	B. 12,815	C. 15,145	D. 11,650
Câu 11: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là
A. K3PO4.	B. KI.	C. KBr.	D. KCl.
Câu 12: Dung dịch X chứa các ion Fe, NH, NO. Để chứng tỏ sự có mặt cúa các ion này cùng một dung dịch ta dùng dãy hoá chất nào ?
A. Cu, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3.	B. NH3, dung dịch HCl, Cu.
C. Cu, dung dịch NaOH, dung dịch HCl.	D. Mg, dung dịch HNO3, quỳ tím.
Câu 13: Cho các dung dịch
X1 : dung dịch HCl	X3 : dung dịch HCl + KNO3
X4 : dung dịch Fe2(SO4)3	X2 : dung dịch KNO3
Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là
A. X3, X4.	B. X1, X2.	C. X2, X4.	D. X2, X3, X4.
Câu 14: Cho 15 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,48 lít khí duy nhất NO (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 109,8 gam muối khan. % số mol của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 64%.	B. 36%.	C. 66,67%.	D. 33,33%.
Câu 15: Xét phản ứng : Cu2S + H+ + NO Cu2+ + SO + NO + H2O
Số mol H+ cần dùng để phản ứng vừa đủ với 0,03 mol Cu2S là:
A. 0,08 mol	B. 0,16 mol	C. 0,32 mol	D. 0,1 mol
Câu 16: Cho hai muối X, Y thoả mãn điều kiện sau:
	X + Y ¾® không xảy ra phản ứng. 
	X + Cu ¾® không xảy ra phản ứng.
	Y + Cu ¾® không xảy ra phản ứng.
	X + Y + Cu ¾® xảy ra phản ứng.
X và Y là muối nào dưới đây?
A. NaNO3 và NaHSO4.	B. Mg(NO3)2 và KNO3.
C. NaNO3 và NaHCO3.	D. Fe(NO3)3 và NaHSO4.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6 đun nóng với xúc tác bột sắt một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là
A. 22,25%	B. 20,0%	C. 18,75%	D. 25,0%
Câu 18: Cho các phản ứng:
	Na2SO3 + H2SO4 → Khí X	FeS + HCl → Khí Y
	NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa Khí Z	KMnO4 Khí T
Các khí tác dụng được với nước clo là:
A. X, Y	B. X, Y, Z	C. Y, Z	D. X, Y, Z, T
Câu 19: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là
A. 8 : 15	B. 11 : 28	C. 6 : 11	D. 38 : 15
Câu 20: Cho cân bằng hóa học sau:
	N2 (k) + 3H2 (k) ⇋ 2NH3 (k) DHo298 = – 92,00 kJ. 
	Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Giảm thể tích bình chứa, cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch.
B. Tăng nồng độ khí nitơ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
C. Thêm một ít H2SO4 vào bình phản ứng, cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận
D. Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch.
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol FeS2 và a mol FeS vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa một muối sunfat) và V lít khí NO sản phẩm khử duy nhất ( đktc). Giá trị của V là
A. 8,96	B. 17,92	C. 11,2	D. 4,48
Câu 22: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. 19,20 gam.	B. 19,76 gam.	C. 20,16 gam.	D. 22,56 gam.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dd chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là:
A. 40,5	B. 50,4	C. 50,2	D. 50.
Câu 24: Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 150 ml dung dịch H3PO4 0,5 M .Muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng .
A. Na2HPO4, Na3PO4	B. NaH2PO4 , Na3PO4	C. NaH2PO4 , Na2HPO4	D. Na3PO4
Câu 25: Có 7 ống nghiệm đựng 7 dung dịch: Sn(NO3)2, FeCl3, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, MgCl2, AgNO3. Nếu cho từ từng giọt dung dịch NaOH đến dư lần lượt vào 7 dung dịch trên, sau đó thêm dung dịch NH3 dư vào. Số ống nghiệm cuối cùng vẫn thu được kết tủa là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 26: Nước cường toan(Nước cường thủy) là hỗn hợp của dung dịch HNO3 đậm đặc với:
A. Axit sunfuric đặc.	B. Dung dịch HCl đậm đặc.
C. Xút đậm đặc.	D. Hỗn hợp HCl và H2SO4.
Câu 27: Hỗn hợp A gồm x mol Cu và 0,04 mol Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và 0,02 mol NO duy nhất và còn lại 0,01 mol kim loại . Gía trị của x là :
A. 0,03	B. 0,07	C. 0,12	D. 0,08
Câu 28: Có các lọ đựng các chất rắn khan: CuSO4, AlCl3, ZnCl2, CaCO3 (các chất đều rất loãng). Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết ra các lọ hoá chất trên ?
A. Dung dịch NH3.	B. Dung dịch AgNO3	C. Dung dịch Ca(OH)2	D. Dung dịch H2SO4
Câu 29: Cho 300 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được 38,2 gam hỗn hợp hai muối khan.Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là.
A. 500ml.	B. 250ml.	C. 200ml.	D. 400ml.
Câu 30: Trong phòng thí nghiệm,phương pháp sunfat dưới đây dùng để điều chế axit nào(Với X là gốc axit): 
NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí).
Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được axit nào sau đây ?
A. HF,HCl và HNO3	B. HF, HCl, HBr, HI.
C. HCl, HBr,HI và HNO3.	D. HBr,HI và HNO3
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_11.doc