Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lâm Đồng

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lâm Đồng
TRUNG TÂM GDTX LÂM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - LẦN 2 - KHỐI 12 – NĂM HỌC 2015-2016
Họ và tên:  Lớp 12TT2
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
ĐA
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một?
A. CH3NHCH3.	B. CH3CH2NHCH3.	C. (CH3)3N.	D. CH3NH2.
Câu 2: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.	B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl.	D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:
A. C3H9N.	B. C3H10N2.	C. C2H5N.	D. C3H8N2.
Câu 4: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C3H5NH2.	B. C3H7NH2 và C4H9NH2
C. C2H5NH2 và C3H7NH2.	D. CH3NH2 và C2H5NH2.
Câu 5: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. nilon-6,6.	B. amilozơ.	C. cao su buna.	D. cao su lưu hóa.
Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 7: Tên gọi của aminoaxit nào sau đây là đúng
A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)COOH (valin)
B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)
C. H2N-CH2-COOH (glixerin)
D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH (axit glutaric)
Câu 8: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,95 g tribromanilin là
A. 61,54 ml.	B. 100,8 ml.	C. 92,31 ml.	D. 184,6 ml.
Câu 9: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm ; tơ visco ; tơ nilon-6,6 ; tơ axetat ; tơ capron ; tơ enang . Những loại tơ nào thuộc loại tơ tổng hợp ?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6.	B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ axetat.	D. Tơ nilon-6,6 ; tơ enang và tơ capron.
Câu 10: Phân tử khối trung bình của PVC là 7.500.000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 100000	B. 12000	C. 120000	D. 10000
Câu 11: X là một amin đơn chức bậc một chứa 23,73% nitơ về khối lượng. Công thức của X là
A. C3H7NH2.	B. C3H5NH2.	C. C4H7NH2.	D. C5H9NH2.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
Câu 13: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 14: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu da cam	B. màu vàng	C. màu tím	D. màu đỏ
Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A. (C2H5)2NH	B. NH3	C. C6H5NH2	D. CH3NH2
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam amino axit X ( X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) thì thu được 0,6 mol CO2 ; 0,5 mol H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Công thức của X là
A. H2N-CH2 -COOH	B. H2N-CH(CH3)COOH
C. H2N-C2H2 –COOH	D. H2N -C2H4 -COOH
Câu 17: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 18: Hãy chỉ ra điều sai trong các trường hợp:
A. Amin tác dụng với axit cho muối
B. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính
C. Các amin đều có tính bazơ
D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3
Câu 19: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: Abumin, Glixerol, CH3COOH. Chọn một trong các thuộc thử sau để phân biệt 4 chất trên:
A. Phenol phtalein.	B. Cu(OH)2	C. Quỳ tím	D. HNO3 đặc.
Câu 20: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch hỗn hợp dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ ? 
	(1) H2N-CH2 - COOH; (2) ClNH3- CH2 - COOH; 	(3) NH2 - CH2 -COONa ; 
	(4) H2N-CH2-CH2-CH(NH2)- COOH; 	(5) HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH
A. (3), (1)	B. (2), (4)	C. (2), (5).	D. (1), (5)
Câu 21: Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là
A. lysin.	B. axit glutamic.	C. valin.	D. alanin.
Câu 22: Trong công nghiệp hiện nay, PVC được điều chế từ khí etilen theo sơ đồ sau:
Để điều chế được 100kg PVC với hiệu suất của cả quá trình đạt 70% cần dùng V m3 khí etilen. Giá trị của V gần nhất với
A. 46.	B. 36.	C. 26.	D. 51.
Câu 23: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren.	B. propen.	C. isopren.	D. toluen.
Câu 24: X là một α – amino axit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 45g X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được 58,2g muối. CTCT của X là:
A. H2N- CH2-CH2-COOH.	B. H2N-CH2-COOH.
C. C2H5-CH(NH2)-COOH.	D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 25: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. axit cacboxylic.	B. β-aminoaxit.	C. α-aminoaxit.	D. este.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2015_201.doc