TRƯỜNG THPT A ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 4 HÓA 11 Chương trình : nâng cao - Thời gian : 45 phút A/ TRẮC NGHIỆM (5ĐIỂM) 1. Cho các công thức sau: C2H6O, C4H10O2, C3H6O2, C3H7O2N, CH2O, C2H8N2, C4H9OH, CH3OC2H5. Số công thức thuộc loại CTĐGN là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 2: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam của mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 3,6 gam H2O và 8,8 gam CO2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất: A. Ba chất X, Y, Z là các anken hoặc xycloankan. B. Ba chất X, Y, Z là các đồng đẳng của nhau. C. Ba chất X, Y, Z là các đồng phân của nhau. D. Ba chất X, Y, Z có cùng công thức thực nghiệm. 3: Chất hữu cơ A có thành phần khối lượng các nguyên tố là 57,49% cacbon, 4,19% hiđro và 38,32% oxi. Công thức thực nghiệm của A là: A. (C2H2O)n B. (C4H3O2) n C. (C6H5O3) n D. (C8H7O4)n 4. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P... B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. 5. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau : A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. 6. Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là: A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém. B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao. C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng. D. kém bền và có khả năng phản ứng cao. 7. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. 8. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ? A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết. 9.Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. 10.Tổng số liên kết p và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. 11.Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C4H8 là A. 7 B. 5 C. 6 D. 8 12. Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ? A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III). 13. Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M là A. C3H8 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10 14. Đốt hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ có dạng CxHy phải dùng hết 84 lit không khí (O2 chiếm 1/5 thể tích). CTPT của chất trên là: A. C5H12 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10 15. Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là A. C3H6O2. B. C2H2O3. C. C5H6O2. D. C4H10O 16. Để biết cụ thể về số lượng nguyên tử, cách lien kết và thứ tự liên kết các nguyêntử trong 1 công thức phân tử hợp chất hứu cơ, ta phải dùng công thức nào? A. Công thức tổng quát B. Công thức cấu tạo C. Công thức phân tử D. Cả ba đều sai 17. Khi phân tích định tính nguyên tố hidro trong hợp chất hữu cơ, người ta đót cháy chất hữu cơ đó rồi cho sản phẩm đi qua: A. NaOH khan B. CuSO4 C. P2O5 khan D. H2SO4 đặc 18. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,72(l) O2 (đktc) , thu được 4,48 (l) CO2 (đktc) và 5,4g H2O. Công thức phân tử đúng của X là: A. C2H6 B. C2H4O2 C. C2H6O D. C3H8O 19. Có 3 chất hữu cơ A, B, C mà phân tử khối của chúng lập thành một cấp số cộng. bất cứ chất nào khi cháy cũng chỉ tạo CO2 và H2O, trong đó nCO2: nH2 O = 2 :3. CTPT của A, B, C lần lượt là A. C2H4, C2H4O, C2H4O2 B. C2H4, C2H6O, C2H6O2 C. C3H8, C3H8O, C3H8O2 D. C2H6, C2H6O, C2H6O2 20. Đốt cháy hoàn toàn 12 g hidrocacbon A thì thu được 21,6 g H2O. Công thức phân tử của A là A. CH3 B. C2H6 C. C3H9 D. (CH3)n B/ TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thầy có 19,7 g kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 g .Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85g kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử của A. ..Hết.
Tài liệu đính kèm: