Bài tập hóa 11 - Bài tập liên quan ph

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hóa 11 - Bài tập liên quan ph", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập hóa 11 - Bài tập liên quan ph
Câu 1: Trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 0,125M với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch A. pH của dung dịch A là 
A. 2.	 B. 12.	 C. 13.	 D. 11.
Câu 2: Cho các muối sau đây NaNO3 ; K2CO3 ; CuSO4 ; FeCl3 ; AlCl3 ; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là:
A. NaNO3 ; KCl         B. K2CO3 ; CuSO4 ; KCl   
C. CuSO4 ; FeCl3 ; AlCl3            D. NaNO3 ; K2CO3 ; CuSO4
Câu 3: Trong số các dd: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dd có pH > 7 là
A. Na2CO3, NH4Cl, KCl. 	B. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4. 	D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
Câu 4: Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,2M với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Nếu bỏ qua hiệu ứng thể tích, pH của dung dịch thu được là: 
A. 13	B. 12	C. 7	D. 1
Câu 5. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có PH = 12. Giá trị a là:
A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M.
Câu 6: Hoà tan 3,66gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2(đktc). pH của dung dịch A bằng: (Na = 23, Ba = 137). 
 A. 13	 B. 12	 C. 11	 D. 10
Câu 7: Cho 200 ml dd H2SO4 0,01 M tác dụng với 200 ml dd NaOH C (M) thu được dd có PH = 12. Giá trị của C là: 
A. 0,01 M. B. 0,02M. C. 0,03 M. D. 0,04 M.
Câu 8: Dung dịch A có pH = 4, dung dịch B có pH = 6 của cùng một chất tan. Hỏi phải trộn 2 dung dịch trên theo tỉ lệ thể tích VA:VB là bao nhiêu để được dung dịch có pH=5. 
A. 2:3 	 B. 10:1 C. 1:1 	D. 1:10 
Câu 9: Trộn 600 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH x M được 1 lít dung dịch có pH = 1. Giá trị của x là: 
A. 1. B. 0,75. C. 0,25.	 D. 1,25.
Câu 10: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là
A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33. 
C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23.
Câu 11.Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X.Giá trị pH của dung dịch X là: 
 A. 7	 B. 2	 C. 1	D. 6
Câu 12: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là:
A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3 B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4
C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3 D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3
Câu 13: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4,pH = b;dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng ? 
A. d<c<a<b	B. c<a<d<b	 C. a<b<c<d	 D. b<a<c<d
Câu 14: Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M người ta thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch mới có pH = 2. Vậy giá trị của V là
A. 36,67 ml 	B. 30,33 ml	C. 40,45 ml	D. 45,67 ml.
Câu 15: Có V1 ml dung dịch H2SO4 pH = 2. Trộn thêm V2 ml H2O vào dung dịch trên được (V1+V2) ml dung dịch mới có pH = 3. Vậy tỉ lệ V1 : V2 có giá trị bằng 
 A. 1 : 3	B. 1 : 5	 C. 1 : 9	D. 1 : 10
Câu 16: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 (mol/l) và H2SO4 0,01 (mol/l) với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol thu được m (g) kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x là:
A. 0,5825g và 0,06 mol/l	 B. 0,5565g và 0,06 mol/l 
C. 0,5825 g và 0,03 mol/l	 D. 0,5565g và 0,03 mol/l
Câu 17: Để trung hoà 100 g dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH bằng 13.
A. 500ml	B. 0,5 ml	C. 250ml	D. 50ml
 Câu 18 : Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lit là: Dung dịch NaCl(1), dung dịch HCl(2), dung dịch Na2CO3 (3), dung dịch NH4Cl(4), dung dịch NaHCO3(5), dung dịch NaOH(6). Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau: 
A. (1)<(2)<(3)<(4)<(5)<(6). B. (2)<(3)<(1)<(5)<(6)<(4). 
C. (2)<(4)<(1)<(5)<(3)<(6). D. (2)<(1)<(3)<(4)<(5)<(6). 
Câu 19: Gía trị pH của dung dịch Ca(OH)2 0,005M là: 
A. 7. B. 12. C. 9. D. 3,7.
Câu 20: Dung dịch có pH = 4 thì có nồng độ ion OH – bằng 
A. 10-4 B. 4 C. 10-10 D. 104 

Tài liệu đính kèm:

  • docBt_pH.doc