Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 1

docx 9 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 599Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 1
KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2 – HÓA 10- SỐ 1
Cho H=1; C=12; O=16; Na=23; Si=28; S=32; Cl=35,5; K=39
Câu 1: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Hợp chất với hidro của R chứa 75% khối lượng R. Vậy R là:
A. C	B. S	C. Cl	D. Si
Câu 2: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:
A. Dễ dàng nhường 1 e	B. Số nơtron
C. Số electron hóa trị	D. Cả b và c đúng
Câu 3: Cho 7.8g kali tác dụng vừa đủ với O2 thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 18,8g	B. 7,1g	C. 9,4g	D. 14,2g
Câu 4: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là:
A. 8 và 18	B. 8 và 8	C. 18 và 8	D. 18 và 18
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử một nguyên tố là 13, hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi là.
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 6: Cho 4,6gam một kim loại kiềm R tác dụng hoàn toàn với nước thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Xác định R.
A. Li	B. Na	C. K	D. Rb
Câu 7: Các nguyên tô nhóm B trong bảng tuần hoàn là
A. các nguyên tố d và f	B. các nguyên tố s.
C. các nguyên tố s và p.	D. các nguyên tố p.
Câu 8: Nguyên tố M thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 40% khối lượng. Công thức oxit đó là:
A. CO2	B. CO	C. SO2	D. SO3
Câu 9: M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức là:
A. MO2	B. MO	C. M2O3	D. M2O
Câu 10: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần	
B. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
C. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần	
D. Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần
Câu 11: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần
A. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3	B. Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3
C. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2	D. Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2
Câu 12: Cho : . Thứ tự tính kim loại tăng dần là:
A. P, Al, Mg, Si, Ca	B. P, Si, Al, Ca, Mg	
C. P, Si, Mg, Al, Ca	D. P, Si, Al, Mg, Ca
Câu 13: Cấu hình e của A thuộc chu kỳ 4, có 2 electron hóa trị là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
C. Cả a và b	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1
Câu 14: Cho dãy nguyên tố nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính nhỏ nhất là:
A. Nitơ	B. Asen	C. Bitmut	D. Phốt pho
Câu 15 :Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì nhỏ là
A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 16: Mệnh đề nào sau đây sai ? Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần của số hiệu ntử Z
A. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 đến 7
B. Bán kính nguyên tử và tính kim loại giảm dần
C. Giá trị độ âm điện và tính phi kim tăng dần
D. Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với H tăng từ 1 đến 4
Câu 17: X và Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì. Biết tổng số proton của X và Y là 31. Xác định cấu hình electron của Y
A. 1s22s22p5	B. 1s22s22p6	C. 1s22s22p63s23p3	D. 1s22s22p63s23p4
Câu 18: Độ âm điện của dãy nguyên tố trong chu kì 3 : , biến đổi như sau:
A. Tăng	B. Vừa giảm vừa tăngC. Không thay đổi	D. Giảm
Câu 19: Cấu hình e của : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Vậy kết luận nào sau đây sai?
A. Có 20 notron trong hạt nhânB. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4
C. Nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùngD. Thuộc chu kỳ 4,, nhóm IA
Câu 20: Cho dãy nguyên tố nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs. Theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại:
A. Giảm rồi tăng	B. Tăng	C. Giảm	D. Tăng rồi giảm
Câu 21: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là:
A. RH5	B. RH2	C. RH3	D. RH4
Câu 22: Các ngtử liên kết với nhau tạo thành phân tử để :
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn
B. có cấu hình electron của khí hiếm 
C. có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e 
D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn
Câu 23: Trong các pư hóa học , ngtử kim loại có khuynh hướng :
A. Nhận thêm electron.	
B. Nhường bớt electron.
C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng pư cụ thể.
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 24: Trong pư hóa học , ngtử Na không hình thành được :
A. ion Na.	B. cation Na.	
C. anion Na.	D. ion đơn ngtử Na.
Câu 25: Trong pư : 2Na + Cl2 → 2NaCl , có sự hình thành :
A. cation Natri và Clorua.	B. anion Natri và cation Clorua.
C. anion Natri và Clorua.	D. cation Natri và anion Clorua.
Câu 26: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi :
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. 
Câu 27: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
A. hai hạt nhân ngtử hút electron rất mạnh.
B. mỗi ngtử Na , Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi ngtử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na → Na+ + 1e ; Cl + 1e→ Cl– ; Na+ + Cl– → NaCl.
Câu 28: Chọn phát biểu sai về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation , ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn ngtử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi ngtử nhường hay nhận electron.
Câu 29: Hãy chọn phát biểu đúng :
A. Trong liên kết CHT , cặp electron lệch về phía ngtử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa hai ngtử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết CHT không cực được tạo nên từ các ngtử khác hẳn nhau về tính chất hóa học
D. Hiệu độ âm điện giữa hai ngtử lớn thì phân tử phân cực yếu
Câu 30: Chọn phát biểu đúng nhất : liên kết CHT là liên kết :
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của hai ngtử khác nhau.
D. được hình thành giữa hai ngtử bằng 1 hay các cặp electron chung
Câu 31: Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2 :
A. Phân tử có cấu tạo góc.	
B. Liên kết giữa ngtử O và C là phân cực.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2 – HÓA 10- SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM)
Câu 1: Cho 2g hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch H2SO4 rồi cô cạn, thu được 8,72g hỗn hợp hai muối khan. Hai kim loại đó là
A. . Ca và Ba              B. . Mg và Ca	C. Ba và Sr                 D. Ca và Sr
Câu 2: Các nguyên tố Li (Z=3), Na (Z=11), K (Z=19), Be (Z=4) được sắp xếp theo chiều tính kim loại yếu dần theo dãy nào trong các dãy sau đây?
A. Li>Be>Na>K.       B. K>Na>Li>Be.	C. Be> K>Na>Li.              D. Be>Na>Li>K.
Câu 3: R+ và X- đều có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. Vậy R, X là:
A. Ar, K               B. K, Cl               C. P , K               D. Na, F
Câu 4: Xác định vị trí trong bảng HTTH của nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z=11?
A. Chu kỳ 3, nhóm I            B. Chu kỳ 4, nhóm II C. Chu kỳ 3 ,nhóm II     D. Chu kỳ 4,nhóm I
Câu 5: Hoà tan 0,45g một kim loại M trong dung dịch HCl rồi cô cạn thì được 2,225g muối khan. Vậy M là
A. Al               B. Mg               C. Fe               D. Cu
Câu 6: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIB. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 1s22s22p63s23p63d54s2                        B. 1s22s22p63s23p63d34s1
C. 1s22s22p63s23p63d104s14p6               D. 1s22s22p63s23p63d104s24p5
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 3, nhóm IV A có số hiệu nguyên tử là
A. 14               B. 22               C. 21               D. 13
Câu 8: Cho nguyên tử lưu huỳnh ở ô thứ 16 . Cấu hình electron của S2- là:
A. 1s22s22p6                            B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p6               D. 1s22s22p63s2
Câu 9: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 6               B. 3               C. 7               D. 5
Câu 10: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2               B. 1s2 2s2 2p6 	C. 1s2 2s2 2p5 3p2         D. 1s2 2s2 2p6 3s1
Câu 11: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 bằng:
A. 8, 16               	B. 8, 32               	C. 8, 18               	D. 2, 8.
Câu 12: Tìm phát biểu sai:
A. Nguyên tử các các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau
B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần
C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
D. Cả A và C đúng
Câu 13: Hòa tan hết 12,34 gam hỗn hợp kim loại X gồm 3 kim loại thuộc nhóm IA và IIA tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 31,54               	B. 30,50              	 C. 28,14               	D. 45,00
Câu 14: Các nguyên tố B (Z=5), Al (Z=13), C (Z=6), N (Z=7) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử theo dãy nào trong các dãy sau?
A. B>C>N>Al               B. N>C>B>Al 	C. C>B>Al>N               D. Al>B>C>N
Câu 15: Sắp xếp các ion sau theo chiều tăng dần bán kính: K+, S2-, Ca2+, Cl-.
A. K+, S2-, Ca2+, Cl-.         B. S2-, Cl-, K+, Ca2+. C. Ca2+, K+, Cl-, S2-.      D. K+, Ca2+, Cl-, S2-.
Câu 16: Liên kết được tạo thành giữa hai ngtử bằng một hay nhiều cặp electron chung , gọi là : 
A. Liên kết ion.	B. Liên kết CHT.
C. Liên kết kin loại.	D. Liên kết hyđro.
Câu 17: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn ?
A. N2	B. O2	C. F2	D. CO2.
Câu 18: Cho các phân tử : H2 ; CO2 ; Cl2 ; N2 ; I2 ; C2H4 ; C2H2 . Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4.
Câu 19: Trong phân tử NH4Cl có bao nhiêu liên kết CHT ?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4.
Câu 20: Cho X(Z=9),Y(Z= 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là : 
A. ion. 	B. CHT có cực. 
C. CHT không cực. 	D. cho–nhận.
Câu 21: Cho dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Các hợp chất có liên kết CHT không phân cực là:
A. Cl2O7	B. Al2O3, SiO2, P2O5 
C. MgO, SiO2, P2O5, SO3 	D. SO3 
Câu 22: Dãy chất nào sau đây có liên kết ion:
A. NaCl, H2O, KCl, CsF B. KF, NaCl, NH3, HCl
C. NaCl, KCl, KF, CsF D. CH4, SO2, NaCl, KF
Câu 23: Dãy chất nào sau đây có liên kết CHT phân cực:
A. H2 , H2O , CH4 , NH3. 	B. NaCl , PH3 , HBr , H2S.
C. CH4 , H2O , NH3 , Cl2O. D. H2O, NH3 , CO2 , CCl4.
Câu 25: Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:
A. ion, CHT không cực, CHT không cực. 
B. ion, CHT có cực, CHT không cực.
C. ion, CHT có cực, CHT có cực. 
D. ion, CHT không cực, CHT có cực.
Câu 26: Các nguyên tố ở chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn ngtử : 
A. Li , Be ,B , C , N.	B. Li , Be , C , N , O. 
C. Li , Be , B. 	D. N , O , F , Ne.
Câu 27: Phân tử KF có kiểu liên kết :
A. CHT B. CHT phân cực 	C. ion D. cho–nhận.
Câu 28: Cho các hợp chất LiCl, NaF, CCl4, KBr. Hợp chất có liên kết CHT là : 
A. LiCl B. NaF C. CCl4 D. KBr.
Câu 29: Cho các hợp chất HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết CHT là : A. HCl B. CsF C. H2O D. NH3.
Câu 30: Phân tử NH3 có kiểu liên kết :
A. CHT B. CHT phân cực	C. ion D. cho – nhận.
KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2 – HÓA 10- SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM ( 6ĐIỂM)
Câu1.
X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 nhóm và có tổng số hiệu ngtử là 32 (Zx <Zy ).. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là 
A. 14; 18	B. 7; 15 	C. 12;20 D. 15;17
Câu2.
Cho 10g hỗn hợp hai kim loại kiềm tan hoàn tòan vào 100ml H2O (d=1g/ml) thu được dung dịch A và 2.24 lít khí (đkc). Khối lượng dung dịch A là :
A. 11.7 g	B.109.8 g	C. 9.8 g	D. 110 g
Câu3.
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. Nguyên tố R có thể là
A. nitơ (Z=7) 	 B. Cacbon(Z=6)	C. Clo(Z=17) 	 D. Lưu huỳnh (Z=16)
Câu4.
Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
 A. số electron lớp ngoài cùng B. Tính kim loại, tính phi kim
 C. Số lớp electron D. Hóa trị cao nhất với oxi
Câu5.
Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm VIA	 B. chu kỳ 3, nhóm VIB 
C. chu kỳ 4, nhóm IIIA D. chu kỳ 3, nhóm IVA
Câu6.
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. cùng số electron s hay p	B. số electron như nhau 
C. số lớp electron như nhau	D. số electron lớp ngoài cùng như nhau
Câu7.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: 
A. Chu kì 3, nhóm IIIA.	B. Chu kì 2, nhóm IIIA.	
C. Chu kì 3, nhóm IIA.	D. Chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu8.
Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Nguyên tử khối của X là
A. 32. 	 B. 52	 C. 14. D. 31. 
Câu9.
Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học là
A. Na (Z = 11) B. O (Z = 8)	 C. N (Z = 7) 	 D. Cl (Z = 17) 
Câu10.
Một ntố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là
A. RO2 và RH4 B. RO3 và RH2 C. RO2 và RH2	D. R2O5 và RH3
Câu11.
Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
 A. F > Cl > S > Si B. F > Cl > Si > S C. Si >S >F >Cl D. Si > S > Cl > F
Câu12.
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA là 
A. giảm B. giảm rồi tăng	C. không đổi	D. tăng
Câu13.
Ion R+ cóư cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
A. Chu kì 4, nhóm IIAB. Chu kì 4, nhóm IA
C. Chu kì 3, nhóm VIA	D. Chu kì 3, nhóm VIIIA
Câu14.
Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu15.
Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3 	B. 4 và 3	C. 3 và 4 D. 4 và 4
Câu16.M là nguyên tố thuộc nhóm IIA,X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, X chiếm 38,8% khối lượng. Liên kết giữa M và X thuộc loại liên kết nào?
A. Cả liên kết ion và liên kết CHT. 
B. Liên kết CHT. 
C. Liên kết ion. 
D. Liên kết cho–nhận.
Câu17.Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
A. C2H4 ; C2H6.	B. CH4 ; C2H6.	
C. C2H4 ; C2H2.	D. CH4 ; C2H2.
Câu18.Công thức cấu tạo nào viết sai ( 1H; 6C ; 7N ; 8O ; 17Cl) :
A. H-Cl-O	B. O=C=O	
C. H-C≡N	D. N≡N.
Câu19.Chỉ ra nội dung sai về tính chất chung của hợp chất ion :
A. Khó nóng chảy , khó bay hơi.
B. Tồn tại dạng tinh thể , tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.
D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_chuong_2_mon_hoa_hoc_lop_10_de_so_1.docx