Dề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10 cấp THPT năm học 2016 - 2017 đề thi môn: Hóa học - Bảng không chuyên - Đề thi thử số 1

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 10372Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10 cấp THPT năm học 2016 - 2017 đề thi môn: Hóa học - Bảng không chuyên - Đề thi thử số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 10 cấp THPT năm học 2016 - 2017 đề thi môn: Hóa học - Bảng không chuyên - Đề thi thử số 1
TRƯỜNG THPT AN LÃO
ĐỀ THI THỬ - SỐ 1
(Đề thi gồm 02 trang)
Giáo viên ra đề: Bùi Hưng Đạo
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 10 CẤP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC- Bảng không chuyên
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
Bài 1: (1 điểm)
 Hợp chất A có công thức M2XnY12 được tạo thành từ các nguyên tử của 3 nguyên tố (M, X, Y): M là kim loại thuộc chu kì 3; X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Trong 1 phân tử A, tổng số hạt mang điện bằng 340 hạt. Xác định công thức phân tử A. Biết tổng số nguyên tử trong một phân tử A không vượt quá 17 nguyên tử.
Bài 2: (1 điểm)
 Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
FeO + H+ + SO42- → Fe3+ + SO2 + S + H2O (Biết tỉ lệ mol nSO2 : nS = 1 : 2)
Fe(NO3)2 + NaHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + H2O
Bài 3: (1 điểm)
 Xác định các chất X, Y, Z, T trong sơ đồ sau rồi hoàn thành các phương trình phản ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng khác nhau): 
Cho biết:
Chất X chứa clo và thuộc loại hợp chất cộng hóa trị.
Các chất Y, Z, T đều là muối và thuộc loại hợp chứa oxy của clo.
Bài 4: (1 điểm)
 Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tan vừa hết trong 700 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m (gam) chất rắn Z. Tính m.
Bài 5: (1 điểm)
 Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu nâu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D). Khí (X) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra (C) và (F). Nếu (X) tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung dịch chất (G) là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Bài 6: (1,5 điểm)
Chia 156,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 155,4 gam muối.
Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch Y chứa a (mol) HCl và b (mol) H2SO4 loãng, thu được 167,9 gam muối. Tính a và b?
Bài 7: (1,5 điểm)
Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu bằng 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B. Thêm 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X.
Bài 8: (1 điểm)
 Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau:
dd NaCl 
dd H2SO4 đặc
 ddHCl đặc
Eclen sạch để thu khí Clo
MnO2
Cho các nhận định sau: 
(1) Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
(2) Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 
(3) Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.
(4) Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
Trong các nhận định trên, nhân định nào là đúng, nhân định nào là không đúng? Giải thích ngắn gọn, viết phương trình xảy ra nếu có ?
Bài 9: (1 điểm)
 Các axit mạnh như: HCl, HNO3 và H2SO4  được dùng phổ biến trong thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu cao về an toàn trong sản xuất, bảo quản, chuyên chở và sử dụng chúng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những sự cố đáng tiếc xảy ra. Vào ngày 04/11/2014, tại khu vực giao nhau giữa đường Võ Nguyên Giáp và đường Bùi Văn Hòa (thành phố Biên Hòa) đã xảy ra một vụ lật xe chở axit làm đổ gần 5000 lít axit HCl ra đường, rất nguy hiểm. Trong trường hợp này, anh (chị) hãy đề xuất các biện pháp để làm giảm thiệt hại do axit gây ra.
--------------HẾT--------------
Cho biết:
Số hiệu nguyên tử ( Na=11, Mg=12, Al=13, Fe=26, N=7, O=8, F=9, S=16, Cl=17, H=1).
Nguyên tử khối ( Na=23, Mg=24, Al=27, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108, H=1, N=14, O=16, Cl=35,5, S=32, P=31)
Họ và tên học sinh:..........................................., Số báo danh:..............................................
Họ và tên giám thị 1:......................................., Họ và tên giám thị 2:..................................
Giám thị không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THPT AN AN LÃO
ĐỀ THI THỬ
(HDC gồm 03 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 10 CẤP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC; 
.
Bài 1: (1 điểm)
Hợp chất A có dạng: M2XxY12: 	→ 4ZM + 2nZX + 24ZY = 340	
	→ 2ZM + nZX + 12ZY = 170	(1)
- X, Y là thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp (giả sử ZX > ZY)
	→ ZX - ZY = 8	(2)
- M là kim loại thuộc chu kì 3 → 11 ≤ ZM ≤ 13	(3)
Theo (1), (2) và (3): 2ZM + (n+12) ZX = 266 → ZM = 133 - (0,5n + 6)ZX	(4)
Thay (4) vào (3): → kết hợp với 1 ≤ n ≤ (17 - 12 - 2 = 3)
→ → 16 ≤ ZX ≤ 18
Trường hợp 1: ZX = 16(S) → ZY = 8(O) → ZM = 37 - 8n 
	→ 3 ≤ n ≤ 3,25 → n = 3 và ZM = 13(Al)
	Hợp chất A: Al2S3O12 ↔ Al2(SO4)3	
Trường hợp 2: ZX = 17(Cl) → ZY = 9(F) → ZM = 31 - 8,5n → 2,1 ≤ n ≤ 2,3 (loại)
Bài 2: (1 điểm)
Viết quá trình oxi hóa khử, cân bằng đúng mỗi phương trình được 0,5 điểm.	
Bài 3: (1 điểm)
1, H2 + Cl2 2HCl
2, HCl(đặc) + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
3, 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
4, KClO3 + 6HCl(đặc) 3Cl2 + KCl + 3H2O
5, Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
6, NaClO + 2HCl(đặc) Cl2 + NaCl + H2O
7, Cl2 + Ca(OH)2(sv) CaOCl2 + H2O
8, CaOCl2 + 2HCl(đặc) CaCl2 + Cl2 + H2O	
Bài 4: (1 điểm)
Sơ đồ phản ứng :
Áp dụng bảo toàn nguyên tố H, O, Fe và bảo toàn khối lượng, ta có :
Bài 5: (1 điểm)
A: H2S; B: FeCl3; C: S; F: HCl; G: Hg(NO3)2; H: HgS; I: Hg; X: Cl2; Y: H2SO4
Phương trình hóa học của các phản ứng :
	H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S + 2HCl 	(1)
	Cl2 + H2S → S + 2HCl 	(2)
	4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4 	 (3)
	BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl 	(4) 
	H2S + Hg(NO3)2 → HgS + 2HNO3 	 (5)
	HgS + O2 Hg + SO2 	(6)
Bài 6: (1,5 điểm)
	Trong phản ứng của phần 1 với dung dịch HCl, theo bảo toàn điện tích và sự tăng giảm khối lượng, ta có :
Trong phản ứng của phần 2 với dung dịch HCl và H2SO4, theo bảo toàn điện tích và tăng giảm khối lượng, ta có :
Bài 7: (1,5 điểm)
a. = ; = 0,5mol
 Đặt nFe = x mol; nCu = y mol.
Hòa tan hết kim loại bằng dung dịch HNO3 → X có Cu(NO3)2, muối của sắt (Fe(NO3)2 hoặc Fe(NO3)3 hoặc cả 2 muối của sắt), có thể có HNO3 dư.
Áp dụng BTNT đối với sắt, đồng ta có: = nFe = ; 
 nCuO = nCu= y mol
 →160. + 80.y = 16 (I)
 mhh kim loại = 11,6 gam → 56.x + 64.y = 11,6 (II)
Giải hệ (I) và (II) → x= 0,15 và y= 0,05.
 % mFe = ; %mCu = 100-72,41= 27,59%
b. Cô cạn Z được chất rắn T có KNO3, có thể có KOH dư
Nung T: 
 2KNO3 2KNO2 +O2 (6)
+ Nếu T không có KOH thì 
 ==nKOH =0,5 mol
 → = 42,5 gam ≠ 41,05 gam (Loại)
+ Nếu T có KOH dư: 
Đặt = a mol → = amol; nKOH phản ứng = amol; 
 → 85.a + 56.(0,5-a) = 41,05 
 → a = 0,45 mol
Dung dịch X có thể có HNO3 dư hoặc không
Áp dụng BTNT đối với Nitơ: nN trong X = n N trong KNO2 = 0,45 mol.
TH1: Dung dịch X có HNO3 dư, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3
→số mol KNO3 > 3nFe3+ + 2nCu2+ = 0,55 > số mol KOH = 0,5 (vô lý)
TH2: Dung dịch X không có HNO3 ( gồm Cu(NO3)2, có thể có muối Fe(NO3)2 hoặc Fe(NO3)3 hoặc cả Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 )
 = z mol, = t mol 
Theo BTNT đối với Nitơ → 2z+3t +0,05. 2 = 0,45 (III)
Theo BTNT đối với sắt → z + t = 0,15 (IV)
Giải hệ (III) và (IV) → z = 0,1 và t=0,05
Số gam H2O trong dung dịch HNO3 = 43,4gam
Số mol H2O sinh ra = 0,35 mol (=1/2 số mol H+)
Vậy mddX = mKL + mH2O(trong dd HNO3) + mH2O(tạo ra) + mNO3-
 = 11,6 + 43,4 +0,35.18 + 0,45.62 = 89,2 gam
C% Cu(NO3)2 = 10,54% 
C% Fe(NO3)2 = 20,18%
C% Fe(NO3)3 = 13,57%
Bài 8: (1 điểm)
Nhận định đúng là (1); (3)
Nhận định không đúng là (2); (4) 
Bài 9: (1 điểm)
	Sự cố axit bị đổ trên mặt đường là một trường hợp cần được quan tâm, xử lí đúng cách để hạn chế những thiệt hại về con người, phương tiện, hạ tầng hay tác hại đến môi trường.
Các biện pháp (đối với các axit như HCl, HNO3):        
+ Dùng vôi bột (CaO, CaCO3), natri hiđrocacbonat (NaHCO3),các hóa chất có tính kiềm phun đều – chuyển axit về dạng muối 
+ Phun nước rửa 
+ Lập tức cách li người, vật nuôi và phương tiện.
+ Sử dụng cát (SiO2) hạn chế dòng chảy lan.
------------------HẾT----------------
Chú ý:	- HS làm theo phương án khác, nếu đúng vẫn cho đủ số điểm phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2017- HP An Lao.doc