Đề kiểm tra 1 tiết – Chương 2 môn Hóa học

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1079Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết – Chương 2 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết – Chương 2 môn Hóa học
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CHƯƠNG 2
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
Cho Na = 23, Cu = 64, Al = 27, Fe = 56, Zn = 65, O = 16, H = 1, P = 31, N = 14
Câu 1: Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 2: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Nguyên tử khối của X là
A. 31.	B. 52	C. 32.	D. 14.
Câu 3: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s	B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.	D. Nguyên tố s và nguyên tố p
Câu 4: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3	B. 4 và 3	C. 3 và 4	D. 4 và 4
Câu 5: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất:
A. F	B. O	C. Na	D. S
Câu 6: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:
A. Nhóm kim loại kiềm	B. Nhóm kim loại kiềm thổ
C. Nhóm halogen	D. Nhóm khí hiếm.
Câu 7: Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 8: X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 nhóm và có tổng số hiệu ngtử là 32 (Zx <Zy ).. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là
A. 14; 18	B. 15;17	C. 12;20	D. 7; 15
Câu 9: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số lớp electron	B. Số electron lớp ngoài cùng
C. Tính kim loại, tính phi kim	D. Hóa trị cao nhất với oxi
Câu 10: Một ntố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là
A. RO2 và RH4	B. RO2 và RH2	C. R2O5 và RH3	D. RO3 và RH2
Câu 11: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA là
A. giảm	B. giảm rồi tăng	C. không đổi	D. tăng
Câu 12: Cho 10g hỗn hợp hai kim loại kiềm tan hoàn tòan vào 100ml H2O (d=1g/ml) thu được dung dịch A và 2.24 lít khí (đkc). Khối lượng dung dịch A là :
A. 9.8 g	B. 11.7 g	C. 110 g	D. 109.8 g
Câu 13: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. Nguyên tố R có thể là
A. Cacbon(Z=6)	B. Clo(Z=17)	C. nitơ (Z=7)	D. Lưu huỳnh (Z=16)
Câu 14: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. cùng số electron s hay p	B. số electron lớp ngoài cùng như nhau
C. số lớp electron như nhau	D. số electron như nhau
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm IIIA	B. chu kỳ 3, nhóm VIA	C. chu kỳ 3, nhóm VIB	D. chu kỳ 3, nhóm IVA
Câu 16: Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.	D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Câu 17: Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
A. Si > S > Cl > F	B. F > Cl > Si > S	C. Si >S >F >Cl	D. F > Cl > S > Si
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIIA	B. Chu kì 3, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA.	D. Chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 19: Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
A. Chu kì 4, nhóm IA	B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 3, nhóm VIA	D. Chu kì 3, nhóm VIIIA
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học là
A. Cl (Z = 17)	B. Na (Z = 11)	C. O (Z = 8)	D. N (Z = 7)
Phần tự luận
Câu 1 (4 đ ). Nguyên tố Ca có Z=20 và N có Z = 7. Hãy:
a. Xác định vị trí của Ca, N trong bảng tuần hoàn.
b. Cho biết các tính chất hóa học cơ bản ( kim loại, phi kim, khí hiếm)?
c. Viết công thức oxit, công thức hợp chất với hidro, công thức hidroxit - axit.
Câu 2 (1 đ ): Cho 27,4 gam kim loại A thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 15,344 lit khí hiđrô ( ở đktc ). Xác định nguyên tử khối và tên gọi của A.
Cho NTK của Mg=24, Ca=40, Sr=88, Na = 23, K = 39, C=12, N=14, S=32, Si=28, P=15, Cl=35,5 
Al = 27

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_BANG_TUAN_HOAN.doc