Đề kiểm tra 1 tiết chương 12 môn vật lý 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1485Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết chương 12 môn vật lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết chương 12 môn vật lý 12
Kỳ thi: KT1T
Môn thi: KT1T
0001: Đối với vật dao động đều hòa bỏ qua ma sát, các đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. Cơ năng; tần số; vận tốc.	B. Biên độ; chu kì; cơ năng.
C. Gia tốc; vận tốc; cơ năng.	D. Biên độ; chu kì; gia tốc.
0002: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 7cos(4πt + π/3) cm. Biên độ và tần số dao động của vật là
A. A = 7 (cm) và f = 0,5 Hz.	B. A = 7 (cm) và f = 2 Hz
C. A = 4 (cm) và f = 4 Hz.	D. A = 7 (m) và f = 0,5 Hz.
0003: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(4πt) cm. Li độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 0,25 (s) là
A. x = –2 cm; v = 4π cm/s.	B. x = –2 cm; v = 0 cm/s.
C. x = 1 cm; v = 4π cm/s.	D. x = 2 cm; v = 0 cm/s.
0004: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Khi nó có li độ là 2 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số dao động là:
A. f = 1 Hz	B. f = 1,2 Hz	C. f = 3 Hz	D. f = 4,6 Hz
0005: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/3) cm. Quãng đường vật đi được kể từ khi bắt đầu dao động đến thời điểm t = 0,5 (s) là
A. S = 12 cm.	B. S = 24 cm.	C. S = 18 cm.	D. S = 9 cm.
0006: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu kỳ dao động của vật
A. tăng lên 4 lần.	B. giảm đi 4 lần.	C. tăng lên 8 lần.	D. giảm đi 8 lần.
0007: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, vật có có khối lượng m = 200 g, độ cứng của lò xo k = 50 N/m. Tần số góc của dao động là (lấy π2 = 10)
A. ω = 4 rad/s	B. ω = 0,4 rad/s.	C. ω = 25 rad/s.	D. ω = 5π rad/s.
0008: Một có khối lượng m = 10 (g) vật dao động điều hoà với biên độ A = 0,5 m và tần số góc ω = 10 rad/s. Lực kéo về cực đại tác dụng lên vật là
A. 25 N	B. 2,5 N	C. 5 N.	D. 0,5 N.
0009: Vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ. Gia tốc của vật có phương trình: a = - 400π2x. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1,2 phút là
A. 72.	B. 270.	C. 720.	D. 600
0010: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ 8 cm, chọn gốc thế năng ở vị trí căn bằng thì động năng của vật biến đổi tuần hoàn với tần số 5 Hz, lấy π2 = 10, vật nặng có khối lượng 0,1 kg. Cơ năng của vật có giá trị là.
A. 0,08 J	B. 0,32 J	C. 800 J	D. 3200 J
0011: Chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào
A. biên độ dao động và chiều dài dây treo
B. chiều dài dây treo và gia tốc trọng trường nơi treo con lắc.
C. gia tốc trọng trường và biên độ dao động.
D. chiều dài dây treo, gia tốc trọng trường và biên độ dao động.
0012: Con lắc đơn có chiều dài 64 cm, dao động ở nơi có g = π2 m/s2. Chu kỳ và tần số của nó là:
A. T = 0,2 (s); f = 0,5 Hz.	B. T = 1,6 (s); f = 1 Hz.
C. T = 1,5 (s); f = 0,625 Hz.	D. T = 1,6 (s); f = 0,625 Hz.
0013: Con lắc đơn chiều dài ℓ = 1 m, thực hiện mười dao động mất hai mươi giây, (lấy π = 3,14). Gia tốc trọng trường tại nơi thí nghiệm là
A. g = 9,589 m/s2	B. g = 9,859 m/s2	C. g = 9,985 m/s2	D. g = 9,8 m/s2
0014: Chọn câu trả lời sai?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động.
D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
0015: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình x1 = A1cos(ωt + φ1) cm, x2 = A2cos(ωt + φ2) cm thì biên độ của dao động tổng hợp nhỏ nhất khi:
A. Dφ = (2k + 1)π	B. Dφ = (2k + 1)π/2	C. Dφ = k2π.	D. Dφ = (2k + 1)π/4
0016: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(10t – π/3) cm và x2 = 4cos(10t + π/6) cm. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là
A. amax = 50 cm/s2	B. amax = 500 cm/s2	C. amax = 70 cm/s2	D. amax = 700 cm/s2
0017: Hai dao động thành phần có biên độ 4 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị
A. A = 48 cm.	B. A = 4 cm.	C. A = 0 cm.	D. A = 12,8 cm.
0018: Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, ta không cần dùng tới vật hoặc dụng cụ nào nêu sau đây?
A. Vật nặng có kích thước nhỏ.	B. Cân điện tử và vật nặng.
C. Giá đỡ và dây treo.	D. Đồng hồ và thước đo chiều dài tới mm.
0019: Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào
A. tần số sóng.	B. bản chất của môi trường truyền sóng.
C. biên độ của sóng.	D. bước sóng.
0020: Khi một sóng truyền từ không khí vào nước thì
A. Năng lượng và tần số không đổi.	B. Bước sóng và tần số không đổi.
C. Tốc độ và tần số không đổi.	D. Tốc độ thay đổi, tần số không đổi.
0021: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động của sóng là T = 8 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là
A. 1,6 m.	B. 0,8 m.	C. 8 m.	D. 0,8 m/s.
0022: Hai sóng kết hợp là hai sóng có
A. cùng tần số.	B. cùng biên độ.
C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.	D. cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
0023: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số ƒ = 48 Hz, cách nhau 10 cm. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 30 cm và BM = 24 cm, dao động với biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng Trong nước là
A. 27 cm/s	B. 72 cm/s	C. 96 cm/s	D. 69 cm/s
0024: Dùng một âm thoa có tần số rung ƒ = 100 Hz người ta tạo ra tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Biết S1S2 = 3,2 cm, tốc độ truyền sóng là v = 40 cm/s. Gọi I là trung điểm của S1S2. Tính khoảng cách từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là
A. 1,8 cm.	B. 1,3 cm.	C. 1,2 cm.	D. 1,1 cm.
0025: Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. một nửa bước sóng.	B. một bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.	D. một số nguyên lần bước sóng.
0026: Một sợi dây đàn hồi dài 130 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50 Hz, trên dây đếm được năm nút sóng, kể cả hai nút A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 16,25 m/s.	B. v = 32,5 m/s.	C. v = 26 m/s.	D. v = 13 m/s.
0027: Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4 cm thì trên dây có
A. 5 bụng, 5 nút.	B. 6 bụng, 5 nút.	C. 6 bụng, 6 nút.	D. 5 bụng, 6 nút.
0028: Chọn câu sai trong các câu sau?
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt.
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ.
D. Đơn vị cường độ âm là W/m2.
0029: Âm sắc là
A. màu sắc của âm thanh.
B. một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm.
C. một tính chất sinh lí của âm.
D. một tính chất vật lí của âm.
0030: Một âm có mức cường độ âm là L = 90 dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10–12 W/m2, cường độ của âm này tính theo đơn vị W/m2 là
A. 10–3 W/m2.	B. 2.10–8 W/m2.	C. 3.10–3 W/m2.	D. 4.10–8 W/m2.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_1_TIET_CHUONG_12_LOP_12CB.doc