Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 28/02/2024 Lượt xem 270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Thành phố Thái Bình (Có đáp án)
đề khảo sát học sinh giỏi lớp 8
năm học : 2013 – 2014
Môn : sinh học
Thời gian làm bài : 120 phút
phòng giáo dục và đào tạo
thành phố thái bình
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các sau
Câu 1. Sự mở của cơ vòng môn vị ở dạ dày là nhờ:
A. Môi trường của thức ăn trong dạ dày là môi trường kiềm.
B. Môi trường của thức ăn trong ruột non là môi trường kiềm.
C. Môi trường của thức ăn trong dạ dày là môi trường axit.
D. Môi trường của thức ăn trong ruột non là môi trường axit.
Câu 2. Cách phòng chống bệnh lao là
A. Tiêm chủng phòng bệnh C. Vệ sinh nhà ở, giữ ấm cơ thể
B. Cách li với người bệnh D. Cả A, B, C đúng
Câu 3. Máu nhiều ôxi và ít cacbônic được vận chuyển như thế nào trong cơ thể
A. Từ tĩnh mạch phổi -> Tâm nhĩ trái -> Tâm thất trái -> Động mạch chủ -> Tế bào.
B. Từ tĩnh mạch chủ -> Tâm nhĩ trái -> Tâm thất trái -> Động mạch chủ -> Tế bào.
C. Từ tĩnh mạch phổi -> Tâm nhĩ phải ->Tâm thất trái -> Động mạch chủ -> Tế bào.
D. Từ tĩnh mạch chủ -> Tâm nhĩ trái -> Tâm thất phải -> Động mạch chủ -> Tế bào.
Câu 4. Điều hoà trao đổi chất và thân nhiệt là chức năng của
A. Đại não B. Trụ não C. Não trung gian D. Tiểu não
2. Nối nội dung của cột A với cột B cho phù hợp
 Cột A
 Cột B
Tế bào không có khả năng phân chia
Tế bào có nhiều nhân
Tế bào tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
Tế bào không có hình dạng cố định
Tế bào không có nhân
Tế bào có tiêm mao
Tế bào tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
Tế bào có kích thước nhỏ nhất và dễ bị phân huỷ
a. Hồng cầu
b. Tế bào que
c. Tế bào cơ vân
d. Tế bào thụ cảm thính giác
e. Tế bào thần kinh
g. Tiểu cầu
h. Tế bào nón
i. Bạch cầu
II Tự luận ( 16 điểm)
Câu 1 (2đ) 
 Cử động hô hấp được thực hiện nhờ hoạt động của những cơ quan nào và có ý nghĩa gì? Vì sao nên thở bằng mũi ?
Câu 2 (2đ) 
 a) Vai trò của bộ xương? Trẻ em tập thể dục, thể thao quá độ hoặc mang vác nặng sẽ gây hậu quả gì ?
 b) Công của cơ sinh ra từ đâu? Phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Câu 3 (2đ) 
 Sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của động mạch với tĩnh mạch? Vì sao máu được vận chuyển liên tục trong hệ mạch ?
Câu 4 (2đ) 
Vai trò của thể thuỷ tinh và lỗ đồng tử đối với sự tạo ảnh trên màng lưới ?
Đặc điểm tiến hoá của đại não người so với thú ?
Câu 5 (2đ)
 Quá trình thải nước tiểu diễn ra như thế nào? Vì sao trong cơ thể người 1 ngày tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu, nhưng chỉ có khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được hình thành? Nếu nhịn tiểu lâu sẽ có hại như thế nào ?
Câu 6 (1,75đ)
 Chuyển hoá là gì? Bao gồm những quá trình nào và ý nghĩa của chuyển hoá đối với cơ thể ?
Câu 7 (1,25đ)
 Những bộ phận nào của da tham gia điều hoà thân nhiệt? Vì sao cơ thể phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ?
Câu 8 (3đ)
 Thành dạ dày và ruột non có đặc điểm gì giống và khác nhau? Những tác nhân chủ yếu gây hại cho dạ dày? 
Hướng dẫn chấm môn Sinh 8 (2013 - 2014)
I Trắc nghiệm: 4điểm
1. Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ(4 x 0,5 =2đ)
Câu
 1
 2
 3
 4
Đáp án
 B
 D
 A
 C
 2. Nối đúng mỗi nội dung 0,25 đ ( 8 x 0,25 = 2đ)
1 - e ; 2 - c ; 3 - h ; 4 - i ; 5 - a ; 6 - d ; 7 - b ; 8 - g
II Tự luận : 16 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
2 đ
*- Cử động hô hấp gồm 2 cử động hít vào và thở ra, được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ hô hấp và hoạt động của lồng ngực
 - Khi các cơ hô hấp dãn -> giảm V lồng ngực -> áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài : Thở ra
- Khi các cơ hô hấp co -> tăng V lồng ngực -> áp suất giảm, không khí từ ngoài vào phổi: Hít vào
*ý nghĩa: Làm thay đổi thành phần không khí trong phổi: Đó là sự thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở phổi
* Nên thở bằng mũi vì trong khoang mũi có
- Lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lông -> Ngăn bụi và vi khuẩn
- Hệ thống mao mạch -> Sưởi ấm và làm ẩm không khí
=> Bảo vệ phổi
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
2
2đ
a)* Vai trò: - Tạo thành bộ khung -> Cơ thể có hình dạng nhất định
 - Là chỗ bám cho cơ -> Cơ thể vận động
 - Tạo thành các khoang -> Bảo vệ các nội quan
 * Trẻ em tập TDTT quá độ, mang vác nặng, sẽ làm sụn tăng trưởng hoá xương sớm -> Cơ thể không cao được nữa
b)* Công của cơ sinh ra nhờ sự co cơ
 * Các yếu tố ảnh hưởng
 - Khối lượng của vật
 - Nhịp co cơ
 - Tiết diện bắp cơ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
2đ
* Khác nhau
 Động mạch
 Tĩnh mạch
Cấu tạo
Chức năng
- Lớp cơ trơn dày
- Lòng mạch hẹp
Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn
- Lớp cơ trơn mỏng
- Lòng mạch rộng
- Có van tổ chim trong lòng mạch ở những TM dẫn máu ngược chiều trọng lực
Dẫn máu từ các cơ quan về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn
*Nguyên nhân: - Sức hút và sức đẩy của tim
 - Sự chênh lệch vận tốc máu trong hệ mạch
0,2x5
0,5
0,5
4
2đ
a)* Thể thuỷ tinh: Có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật ở xa cũng như ở gần
 * Lỗ đồng tử: Điều tiết lượng ánh sáng vào mắt: 
 - Khi ánh sáng mạnh-> Lỗ đồng tử co lại
 - Khi ánh sáng yếu -> Lỗ đồng tử dãn ra
b) Đặc điểm tiến hoá:
- Khối lượng đại não / khối lượng cơ thể ở người lớn hơn ở thú
- Vỏ não có nhiều khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt lên tới 2300 -> 2500cm2
- Vỏ não dày 2 ->3 mm, với 6 lớp tế bào và hàng tỉ nơ ron
- Có thêm các vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, nói, viết
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
2đ
* Quá trình thải nước tiểu:
- Nước tiểu chính thức tạo thành chứa trong bóng đái, khi lượng nước tiểu lên tới 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất, cho ta cảm giác buồn đi tiểu
- Nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, sự kết hợp của các cơ vòng bóng đái, ống đái, cơ bụng, nước tiểu được thải ra ngoài
* Nguyên nhân: Nước tiểu đầu tạo thành ở nang cầu thận rồi đi đến ống thận, ở đó xảy ra quá trình hấp thu lại: Phần lớn nước và các chất cần thiết từ ống thận được hấp thu trả lại cho máu
* Tác hại: - Các chất cặn trong nước tiểu lắng lại tạo thành sỏi trong bể thận hoặc bóng đái
 - Gây đau đớn, bí tiểu và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
6
1,75
* Chuyển hoá là quá trình biến đổi vật chất và năng lượng xảy ra trong tế bào
* Gồm 2 quá trình: Đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản có sẵn trong tế bào thành các chất đặc trưng của cơ thể và tích luỹ năng lượng
- Dị hoá là quá trình phân giải các chất đặc trưng của cơ thể và giải phóng năng lượng
* ý nghĩa: - Các chất được tổng hợp trong đồng hoá tham gia vào xây dựng cấu trúc tế bào và các chất cần thiết khác giúp cơ thể tồn tại và phát triển
 - Năng lượng sinh ra sử dụng trong các hoạt động sống của cơ thể
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
 7
 1,25đ
* Các bộ phận của da tham gia vào quá trình diều hoà thân nhiệt:
- Hệ mạch máu dưới da: +Dãn ra để làm tăng quá trình thoát nhiệt
 + Co lại để làm giảm quá trình thoát nhiệt
- Tuyến mồ hôi tiết mồ hôi làm tăng quá trình thoát nhiệt
- Cơ co chân lông: +Dãn ra để làm tăng quá trình thoát nhiệt
 + Co lại để làm giảm quá trình thoát nhiệt
- Lớp mỡ dưới da: Cách nhiệt với môi trường
* ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp được VTM D từ chất egôstêrin có trong da để chống bệnh còi xương
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 8
 3đ
* Giống: Đều gồm 4 lớp: - Lớp mô liên kết bao bọc bên ngoài
 - Lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc
 - Lớp dưới niêm mạc 
 - Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp
* Khác
 Dạ dày
 Ruột non
- Lớp cơ trơn dày có 3 loại cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo -> tạo lực co
 bóp lớn
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp, có khả năng dãn ra để tăng dung tích chứa thức ăn
- Lớp niêm mạc có tuyến vị tiết enzim Pép sin + HCL -> biến đổi 1 phần P , hoà loãng, làm mềm thức ăn
-Lớp cơ trơn chỉ gồm 2 loại cơ: cơ vòng và cơ dọc -> lực co bóp nhỏ hơn
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp, trên đó có các lông ruột và lông cực nhỏ -> tăng diện tích bề mặt hấp thu
-Lớp niêm mạc có tuyến ruột, tiết đủ các loại enzim để biến đổi các loại thức ăn
*Các tác nhân gây hại:
- VSV gây bệnh -> Viêm loét dạ dày
- Ăn uống không khoa học: Thức ăn quá rắn, không nhai kĩ, thức ăn quá cay, chua, nóng, lạnh
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2013_30.doc