Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 508 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 508 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 508 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 508
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh...
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
Mg=24; Fe=56, S=32, Zn=65, F=19; Cl=35,5; C=12; O=16; P=31; Li=7; Na=23; K=39; Rb=85,5; N=14, Cu=64, Ba=137, Al=27.
Câu 1: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch: HCl; Cu(NO3)2; HNO3 đặc nguội. M là kim loại 
A. Fe.	B. Al.	C. Ag.	D. Zn.
Câu 2: Chất X là este của axit axetic có công thức phân tử C3H6O2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HOC2H4CHO.	B. CH3COOCH3.	C. C2H5COOH.	D. HCOOC2H5.
Câu 3: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?
A. Fructozơ.	B. Glucozơ.	C. Amilopectin.	D. Saccarozơ.
Câu 4: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
 A. HCOONa và CH3OH. 	B. HCOONa và C2H5OH. 
 C. CH3COONa và C2H5OH.	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 2M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 200 ml.	B. 150 ml.	C. 75 ml.	D. 100 ml.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử là C7H6O3. Khi đun nóng, 13,8 gam X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 7: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá cho nhau. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. 
(d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. 
 (e) Cho I2 vào hồ tinh bột được dung dịch màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 8: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
 A. polietilen. B. polibutađien. C. poli(vinyl clorua).	 D. poli(metyl metacrylat).
Câu 9: X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người, là nguyên liệu để sản xuất glucozơ và ancol etylic trong công nghiệp, X có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn. Chất X là
A. xenlulozơ.	B. saccarozơ.	C. tinh bột.	D. glucozơ.
Câu 10: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ?
A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3.	B. NH3, C6H5NH2, CH3NH2.
C. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.	D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với saccarozơ?
A. Chất rắn, tan trong nước và có vị ngọt.	B. Có nhiều trong cây mía và củ cải đường.
C. Thuộc loại polisaccarit.	D. Ngọt hơn đường glucozơ.
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
 A. CH3-NH-CH3. 	B. C6H5NH2. 
 C. CH3-CH(CH3)-NH2.	D. H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 13: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Trùng hợp axit 7-amino heptanoic thu được nilon-7.
B. Cao su Buna có phản ứng cộng.
C. Poli(vinyl clorua) là polime trùng ngưng.
D. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng trùng ngưng.
Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tự nhiên?
A. Tơ visco.	B. Tơ tằm.	C. Tơ nitron.	D. Tơ capron.
Câu 15: Mệnh đề nào sau đây sai ?
A. Các este thường có mùi thơm đặc trưng.
B. Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường và hầu như không tan trong nước.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
D. Có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng cộng hiđro.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
 (1) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. (2) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
 (3) Chất béo được dùng làm nhiên liệu.	 (4) Chất béo được dùng làm mỡ bôi trơn.
 (5) Chất béo được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
 A. 2.	 B. 3.	 C. 5.	D. 4.
Câu 17: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột.	B. Glucozơ.	C. Saccarozơ.	D. Xenlulozơ.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este (no, đơn chức, mạch hở) là đồng đẳng liên tiếp, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Xà phòng hóa hoàn toàn cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH, thu được 13,6 gam muối của một axit hữu cơ duy nhất. Công thức cấu tạo của hai este trong X là
A. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.	B. HCOOC3H7 và HCOOC4H9.
C. HCOOC2H5 và HCOOC3H7.	D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
Câu 19: Để phân biệt các dung dịch BaCl2, HCl, Ba(OH)2 có thể dùng dung dịch
A. NaHCO3.	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. NaNO3.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Aminoaxit là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.
B. Etylamin dễ tan trong nước.
C. Metylamin là chất khí có mùi khai, tương tự như amoniac.
D. Anilin là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.
Câu 21: Từ chất X có công thức phân tử C5H8O4 thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
 (a) X + 2NaOH X1 + 2X2 	
 (b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4	
 (c) X2 + X3 X4 + H2O
Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. 1 mol X3 hoặc X4 đều có thể tác dụng tối đa với 2 mol NaOH. 
 B. X có cấu tạo mạch không nhánh.
 C. X2 có 1 nguyên tử O trong phân tử. 
 D. X1 có 4 nguyên tử H trong phân tử.
Câu 22: Thủy phân hết 25,28 gam hỗn hợp X gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa đúng 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, thu được muối của một axit hữu cơ (D) và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng hết với 13,8 gam Na, thu được 27,88 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận đúng là?
 A. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:2. 	
 B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 2:1.
 C. D có thành phần phần trăm khối lượng cacbon là 26,67%.
 D. D có thành phần phần trăm khối lượng cacbon là 26,09%.
Câu 23: Poli(vinyl axetat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
 A. C2H5COO-CH=CH2. 	B. CH2=CH-COO-CH3. 
 C. CH3COO-CH=CH2. 	D. CH2=CH-COO-C2H5.
Câu 24: Cho các dung dịch sau: (1) HCl, (2) H2SO4 loãng, (3) KNO3, (4) HCl +KNO3, (5) FeCl3. Số dung dịch hòa tan được bột Cu là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 25: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. Biết X tham gia các phản ứng theo sơ đồ sau: 
X + NaOH Y +CH4O 	Y + HCl (dư) Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.	B. H2NCH2COOCH3 và ClH3NCH2COOH.
C. CH3COONH3-CH3 và CH3COOH.	D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu 26: Để tráng được một cái ruột phích đựng nước người ta cần dùng 8,1 gam glucozơ. Giả sử phản ứng hoàn toàn và toàn bộ lượng Ag sinh ra bám hết vào ruột phích. Khối lượng Ag bám trên ruột phích là
A. 16,2 gam.	B. 19,44 gam.	C. 10,8 gam.	D. 9,72 gam.
Câu 27: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm 2 peptit mạch hở X (CxHyOzN4) và Y (CaHbO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp gồm CO2, N2, H2O, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 63,312 gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 31,00.	B. 30,00.	C. 30,5.	D. 35,00.
Câu 28: Cho 17,8 gam aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 25,1 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NC3H6COOH.	B. (H2N)2CHCOOH.	C. H2NC2H4COOH.	D. H2NC4H8COOH.
Câu 29: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 2,3M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 30,8 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,4 gam một hiđrocacbon. Giá trị của m là
A. 81,20.	B. 45,20.	C. 68,60.	D. 69,02.
Câu 30: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi gai là 590000u. Số mắt xích C6H10O5 trung bình trong các phân tử xenlulozơ trên là
A. 3661.	B. 3773.	C. 3640.	D. 3642.
Câu 31: Cho các chất sau: (1) ClH3N –CH2- COOH; (2) H2N –CH2-COOH; (3) CH3-COOCH3;
(4) H2N -CH2-COONa; (5) CH3COONH4. Thực hiện các thí nghiệm:
- Cho lần lượt các chất trên vào dung dịch NaOH, đun nóng.
- Cho lần lượt các chất trên vào dung dịch HCl, đun nóng.
Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 6.	B. 7.	C. 8.	D. 5.
Câu 32: Cho 32,4 gam xenlulozơ tác dụng hết với 50 gam dung dịch HNO3 63% (có xúc tác axit H2SO4 đặc, nóng). Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp xenlulozơ đinitrat và xenlulozơ trinitrat. Giá trị lớn nhất của m là
A. 54,9.	B. 63,9.	C. 59,4.	D. 64,4.
Câu 33: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:	
Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg.
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe)?
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 3,2 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,2M và H2SO4 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 58,48.	B. 60,10.	C. 68,20.	D. 57,40.
Câu 35: Kết quả thí nhiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử ở nhiệt độ thường được ghi trong bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng 
X
Dung dịch H2SO4 loãng
Sủi bọt khí
Y
Qùy tím
Qùy tím hóa xanh
Z ,T
Dung dịch BaCl2
Kết tủa trắng
T
Dung dịch NaHCO3
Sủi bọt khí
Y
Dung dịch NaHCO3
Kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T tương ứng là
A. NaNO3, Na2CO3, CuSO4, H2SO4.	B. FeCO3, Ca(OH)2, AgNO3, K2SO4.
C. Fe(NO3)2, Ca(OH)2, AgNO3, KHSO4.	D. NaOH, Fe(NO3)2, KHSO4, H2SO4.
Câu 36: Đốt cháy 11,3 gam hỗn hợp X gồm Zn, Mg trong khí O2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,5 gam hỗn hợp chất rắn Y. Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn Y là
A. 0,2 lít.	B. 0,3 lít.	C. 0,4 lít.	D. 0,1 lít.
Câu 37: Cho các phát biểu sau: 
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. 
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm đổi màu quỳ tím. 
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime. 
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. 
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).	C. (2), (3), (4).	D. (1), (2), (4).
Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và K có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 6,60.	B. 9,30.	C. 7,30.	D. 10,05.
Câu 39: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 5,04 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 35,935 gam muối và 0,56 lít hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 23,0.	 B. 28,0.	C. 27,0.	D. 29,0.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm một amin và amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử). Trong X, tỉ lệ mO : mN = 25,6 : 7. Ðể tác dụng vừa đủ với 6,47 gam hỗn hợp X cần 80 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,47 gam hỗn hợp X cần 5,88 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư, khối luợng kết tủa thu được là
A. 23 gam.	B. 13 gam.	C. 20 gam.	D. 35 gam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_d.doc