SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi có 03 trang) ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12 NĂM HỌC: 2016 - 2017 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề Mã đề thi 896 Họ, tên thí sinh:........................................................................................................Số báo danh:.................. Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85. Câu 1: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Hỗn hợp khí nào có thể tồn tại cùng nhau? A. Khí O2 và khí Cl2. B. Khí H2S và khí Cl2. C. Khí NH3 và khí HCl. D. Khí HI và khí Cl2. Câu 3: Este tạo bởi axit no đơn chức và ancol no đơn chức có công thức tổng quát là: A. CnH2nO2 B. CnH2n+2O2 C. CnH2nO4 D. CnH2n+2O4 Câu 4: Cho các phản ứng: 1) O3 + dd KI 2) CO2 + C 3) MnO2 + HClđặc 4) Cl2 + NaOHđ 5) H2O2 + Ag2O 6) CuO + NH3 7) KMnO4 8) H2S + SO2 Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 6. B. 7. C. 8. D. 5. Câu 5: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua X với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là: A. C3H7Cl. B. C5H11Cl. C. C2H5Cl. D. C4H9Cl. Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là A. metyl fomiat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. n-propyl axetat. Câu 7: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp C4H9N, C3H9N, C2H8N2 thu được 3,06g H2O; 2,464 lít CO2 và 0,672 lít N2 (đktc). Giá trị của m là: A. 2,05 gam. B. 2,5 gam. C. 5,02 gam. D. 5,2 gam. Câu 8: Trong các thí nghiệm sau: (1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit (2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng. (4) Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH. (5) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 (6) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường axit H2SO4 loãng dư. (7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm C2H5OH và C2H4(OH)2 tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng hết với CuO, nung nóng thì khối lượng Cu thu được là A. 8,0 gam. B. 6,4 gam. C. 16,0 gam. D. 25,6 gam. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát ra 1,12 lít khí N2O (đktc). N2O là khí duy nhất thoát ra. Cô cạn dung dịch thì thu được 54,32 gam muối khan. Giá trị của m là A. 6,75. B. 7,29. C. 6,48. D. 3,60. Câu 11: Hiđro hóa toluen thu được xiclo ankan X. Hãy cho biết khi cho X tác dụng với clo (ánh sáng) thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo: A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là: A. 18,96 gam. B. 16,80 gam. C. 20,40 gam. D. 18,60 gam. Câu 13: Số đồng phân cấu tạo đơn chức ứng với công thức C3H6O2 là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 14: Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) sau đó trung hòa axit dư thì thu được dung dịch X. Lấy X đem tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam bạc? A. 21,16 gam B. 34,56 gam C. 38,88 gam D. 17,28 gam Câu 15: Chất tốt nhất dùng để làm khô khí NH3 là: A. P2O5. B. H2SO4 đặc. C. CaO.@ D. CuSO4 khan. Câu 16: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 400kg. B. 398,8kg. C. 390kg. D. 389,8kg. Câu 17: Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc II có CTPT C4H9Cl là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 18: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit acrylic và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp T gồm bốn chất, đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp T so với metan bằng 1,55. Số mol H2 trong hỗn hợp T bằng bao nhiêu? A. 0,05 mol. B. 0,10 mol. C. 0,20 mol. D. 0,15 mol. Câu 19: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,8m gam. Tính m. Giả thiết sản phẩm khử NO3- duy nhất chỉ có NO. A. 40 g. B. 20 g. C. 11,2 g. D. 16,8 g. Câu 20: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiến 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là A. 64, 64 B. 63,54 C. 64, 46 D. 63,45 Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhỏ dung dịch CH3NH2 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng keo. B. Cho một mẩu Ba vào dung dịch CuSO4, trên bề mặt mẩu Ba sẽ xuất hiện đồng kim loại bám vào.@ C. Trong các dung dịch: HCl, HNO3, CH3COOH có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch CH3COOH có pH lớn nhất. D. Dung dịch NaHCO3 làm cho quỳ tím hóa xanh. Câu 22: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là A. 23,49%. B. 19,05%. C. 45,71%. D. 35,24%. Câu 23: Trộn 250 ml dung dịch gồm HNO3 và H2SO4 có pH = 2 vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thấy có 0,1165 gam kết tủa. Nồng độ mol của HNO3 và H2SO4 ban đầu lần lượt là: A. 0,003M và 0,002M. B. 0,003M và 0,003M. C. 0,006M và 0,002M. D. 0,006M và 0,003M. Câu 24: Cho các chất có công thức: CH3COOH, CH3CHO, HCHO, C2H5OH, HCOOCH3 , HCOOH có bao nhiêu chất có phản ứng tráng gương? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 25: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là A. protit có khối lượng phân tử lớn hơn. B. protit luôn là chất hữu cơ no. C. protit luôn chứa chức hiđroxyl. D. protit luôn chứa nitơ. Câu 26: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 200 ml. B. 150 ml C. 400 ml. D. 300 ml. Câu 27: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là: A. 2-metylpropen và but-1-en. B. eten và but-2-en. C. propen và but-2-en. D. eten và but-1-en. Câu 28: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột? A. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot. B. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2. C. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4. D. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot. Câu 29: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ? A. Cu(OH)2/OH-. B. HNO3. C. AgNO3/NH3. D. NaOH. Câu 30: Cho chuỗi phản ứng: Công thức cấu tạo đúng nhất cho B4 là A. CH3COCH3. B. CH3CH2CHO. C. CH3CHOHCH3. D. CH3COCHO. Câu 31: Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta cho hỗn hợp khí lần lượt đi qua các dung dịch: A. HNO2 B. HCl, NaOH C. NaOH , HCl D. HCl Câu 32: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. H2, Al2O3, Fe3O4, Ca, HCl. B. Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3. C. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc). D. Fe2O3, CO2, CaO, HNO3 (đặc). Câu 33: Ion OH- có thể phản ứng được với các ion nào sau đây: A. B. C. D. Câu 34: Cho 10,0 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch X. Lấy 50,00g dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là: A. 50%. B. 66,67%. C. 45%. D. 33,33%. Câu 35: Thủy phân hoàn toàn peptit: H2N-CH2-COHNCH2-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch H+(dư), sau phản ứng số aminoaxit thu được là: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 36: Sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, CH3COOCH3, HCOOCH3, C2H5COOH, C3H7OH. Trường hợp nào sau đây đúng? A. HCOOCH3<C3H7OH<CH3COOH<CH3COOCH3<C2H5COOH. B. HCOOCH3<CH3COOCH3<CH3COOH<C3H7OH<C2H5COOH. C. HCOOCH3<CH3COOCH3<C3H7OH<CH3COOH<C2H5COOH. D. CH3COOCH3<HCOOCH3<C3H7OH<CH3COOH<C2H5COOH. Câu 37: Hỗn hợp X gồm a (mol) Cu và 0,03 (mol) Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, thấy còn lại 0,02 (mol) kim loại. Vậy giá trị của a là: A. 0,04 mol. B. 0,03 mol. C. 0,05 mol. D. 0,02 mol. Câu 38: Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH tác dụng hết với Mg thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng CH3COOH là A. 9 gam. B. 4,6 gam. C. 6 gam. D. 12 gam. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là: A. đimetylamin. B. etyl metylamin. C. metyl iso-propylamin. D. đietylamin. Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. dung dịch AgNO3 trong NH3 khử glucozơ thành amoni gluconat. B. glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra sobitol. C. dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa Cu2O. D. dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam. ----------- HẾT ---------- Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: