MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Chương 1. Quang học 9 tiết 1. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. 2. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. 3. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. 4. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm, gương cầu lồi 5. So sánh được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng 6. Nhận biết được hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực 7. Nêu được tính chất của chùm tia phản xạ của gương cầu lõm, gương cầu lồi 8. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vẽ ảnh của vật sáng qua gương phẳng. 9. Xác định được số đo góc phản xạ của tia tới đặc biệt tới gương phẳng 10. Tính được số đo góc phản xạ khi biết số đo góc tới Số câu hỏi 4 C1.1, C2.2, C3.3, C4.8 2 C6.5 , C7. 7 1 C5.11 1 C9. 6 0,5 C8.12a 0,5 C10.12b 5 Số điểm 1,0 0,5 1 0,25 2 1,5 6(60%) Chương 2. Âm học 7 tiết 11. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. 12. Vật phát ra âm to (cao) khi biên độ (tần số) dao động của vật lớn, vật phát ra âm nhỏ (thấp) khi biên độ (tần số) dao động của vật nhỏ 13. Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Tính được tần số dao động của một vật. Số câu hỏi 1 C11.4 2 C12.9, C13.10 3 Số điểm 0,25 3,5 4 (40%) TS câu hỏi 4 3 1 8 TS điểm 2 4,5 3,5 10 Tỉ lệ 20% 45% 35% 100% PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 2 PHÚ NHUẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học 2015 – 2016 Môn: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng Câu 1. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào ? A.Theo đường thẳng. B. Theo nhiều đường khác nhau. C.Theo đường gấp khúc. D.Theo đường cong. Câu 2. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? A. Góc phản xạ bằng với góc tới. B.Góc tới gấp đôi góc phản xạ. C. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. D.Góc phản xạ lớn hơn góc tới. Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A.Lớn hơn vật B. Gấp đôi vật. C. Nhỏ hơn vật. D. Bằng vật. Câu 4. Âm không thể truyền được trong môi trường nào ? A. Không khí B. Tường bê tông. C. Chân không. D. Nước biển. Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng Nhật thực? A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng từ Mặt Trời không đến được mặt đất. D. Người quan sát ở nửa sau của Trái Đất không quan sát được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 6. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây? A. i’ = 900 B. i’ = 450 C. i’ = 1800 D. i’ = 00 Câu 7. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ: A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng Câu 8. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào sau đây? A. Lớn bằng vật B. Lớn hơn vật C. Nhỏ hơn vật D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 9 (1,0 điểm) Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ? Câu 10 (2,5 điểm) Vật thứ nhất, trong 10 giây dao động được 700 lần. Vật thứ hai, trong 6 giây dao động được 300 lần. Tìm tần số dao động của hai vật. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? Câu 11 ( 1,0 điểm) GƯƠNG CẦU Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi nhỏ ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm thế có lợi gì? S I Câu 12 (3,5 điểm) a) Vẽ tia phản xạ IR khi cho tia tới SI đi vào 1 gương phẳng như hình vẽ. b) Biết góc tới i = 500. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR Hết HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỀ CHẴN Môn: Vật lí 7 Năm học 2015-2016 A. Hướng dẫn chấm. - Điểm toàn bài là thang điểm 10. - Phần tự luận học sinh làm bài theo cách khác cho kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa. B. Đáp án-Thang điểm. I .TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2 Điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A D C C D C B II. TỰ LUẬN ( 8 Điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 5 Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của vật càng lớn. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của vật càng nhỏ. 0,5đ 0,5đ 6 - Tần số dao động của vật thứ nhất : 700 : 10 = 70 (Hz) - Tần số dao động của vật thứ hai : 300 : 6 = 50 (Hz) - Vật thứ nhất phát ra âm cao hơn. Vì tần số dao động lớn hơn 0,75đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 7 Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng nên người lái xe dễ quan sát được người và phương tiện giao thông ở phía sau 1đ 8 a)R S I N i i’ b) Theo đinh luật phản xạ ánh sáng i = i’ = 500 Ta có: 2 đ 0,5đ 1,0 đ PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 2 PHÚ NHUẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Năm học 2015 – 2016 Môn: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ LẺ I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng Câu 1. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào ? A. Theo đường gấp khúc. B. Theo nhiều đường khác nhau. C. Theo đường thẳng. D.Theo đường cong. Câu 2. Một tia sáng chiếu tới mặt phẳng gương có góc tới 400 thì góc phản xạ có số đo là bao nhiêu? A. 200 B. 400 C. 800 D. 1200 Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng : A. là ảnh thật B. là ảnh ảo C. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo D. Cả 3 đáp án đều sai Câu 4. Âm có thể truyền được trong môi trường nào dưới đây? A. Không khí B. Tường bê tông. C. Nước. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng Nguyệt thực? A. Mặt Trăng ngừng phát ra ánh sáng B. Mặt Trăng bỗng nhiên biến mất C. Người quan sát ở nửa sau của Trái Đất không quan sát được Mặt Trăng chiếu sáng. D. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất nên ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Câu 6. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây? A. i’ = 00 B. i’ = 450 C. i’ = 900 D. i’ = 1800 Câu 7. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm sáng phản xạ: A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng Câu 8. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây? A. Lớn bằng vật B. Lớn hơn vật C. Nhỏ hơn vật D. Có thể lớn hơn, có thể nhỏ hơn vật II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (1,0 điểm) Khi nào vật phát ra âm cao, âm thấp? Câu 6 (2,5 điểm) Vật thứ nhất, trong 10 giây dao động được 700 lần. Vật thứ hai, trong 6 giây dao động được 300 lần. Tìm tần số dao động của hai vật. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Câu 7 ( 1,0 điểm) GƯƠNG CẦU Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Tại sao không lắp gương phẳng? S I Câu 8 (3,5 điểm) a) Vẽ tia phản xạ IR khi cho tia tới SI đi vào 1 gương phẳng như hình vẽ. b) Biết góc tới i = 450. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR Hết HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỀ LẺ Môn: Vật lí 7 Năm học 2015-2016 A. Hướng dẫn chấm. - Điểm toàn bài là thang điểm 10. - Phần tự luận học sinh làm bài theo cách khác cho kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa. B. Đáp án-Thang điểm. I .TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2 Điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B D D A B C II. TỰ LUẬN ( 8 Điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 5 Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của vật càng lớn. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của vật càng nhỏ. 0,5đ 0,5đ 6 - Tần số dao động của vật thứ nhất : 700 : 10 = 70 (Hz) - Tần số dao động của vật thứ hai : 300 : 6 = 50 (Hz) - Vật thứ nhất dao động nhanh hơn - Vật thứ hai phát ra âm thấp hơn. 0,75đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 7 Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng nên người lái xe dễ quan sát được người và phương tiện giao thông ở phía đối diện 1đ 8 a)R S I N i i’ Vẽ đúng hình: b) Theo đinh luật phản xạ ánh sáng i = i’ = 500 Ta có: 2 đ 0,5đ 1,0 đ
Tài liệu đính kèm: