Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 1 - Mã đề 134 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 1/6 - Mã đề thi 134
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
KỲ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I. NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Địa lí
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề: 134
SBD: Họ và tên thí sinh: 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát
hành từ năm 2009 đến năm 2016.
Câu 1: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:
A. Á và Thái Bình Dương
B. Á và Ấn Độ Dương
C. Á - Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
D. Á - Âu và Thái Bình Dương
Câu 2: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho:
A. Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng
B. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển
C.Mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục với các nước trong khu vực và
trên thế giới
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Vai trò quan trọng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam là:
A. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông
B. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và Làm dịu bớt
thời tiết nóng bức trong mùa hè đều Sai
C. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và Làm dịu bớt
thời tiết nóng bức trong mùa hè đều Đúng
D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè
Câu 4: Hai vịnh có diện tích lớn nhất của nước ta là:
A. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ D. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong
Câu 5: Vùng nội thuỷ của nước ta được xác định là vùng:
A. Phía ngoài đường cơ sở
B. Tiếp giáp với đất liền
C. Là vùng tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở
D. Phía trong đường cơ sở
Câu 6: Những thiên tai nào là do ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam?
A. Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán
B. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, xâm nhập mặn
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 2/6 - Mã đề thi 134
C. Bão, ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán
D. Bão, động đất, sóng thần, xâm nhập mặn.
Câu 7: Những khối núi cao trên 2000m đã:
A. Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
B. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
C. Làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
D. Tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta
Câu 8: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng:
A. 0,6 triệu km2 B. 2 triệu km2 C. 1 triệu km2 D. 1,5 triệu km2
Câu 9: Tỉ lệ diện tích địa hình thấp dưới 1000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ
chiếm khoảng:
A. 80 % B. 85 % C. 87 % D. 90%
Câu 10: Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên
Câu 11: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta:
A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu
B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ
C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm
D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội
Câu 12: Nhận định chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta là:
A. Tất cả các đồng bằng nước ta đều là những châu thổ rộng hay hẹp, cũ hay mới của các
con sông lớn hay nhỏ
B. Nước ta có rất nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt
võng
C. Các đồng bằng Duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có
nhiều đồi sót và các cồn cát, đụn cát, đầm phá chiếm một diện tích đáng kể
D. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất cả nước
Câu 13: Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam, hãy cho biết: đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ
nước ta, lần lượt qua các đèo:
A. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
B. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân
C. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
D. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
Câu 14: Trong các nhận định sau về địa hình Việt Nam, nhận định nào đúng nhất:
A. Địa hình cồn cát chiếm diện tích lớn nhất
B. Tỉ lệ giữa ba nhóm địa hình trên tương đương nhau
C. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 3/6 - Mã đề thi 134
D. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đồng bằng nào có tỉ lệ
diện tích đất phù sa sông lớn nhất:
A. Đồng bằng ven biển miền Trung B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tất cả các ý trên
Câu 16: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm
soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, là vùng:
A. Tiếp giáp lãnh hải B. Lãnh hải
C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Thềm lục địa
Câu 17: Các nước có phần biển chung với Việt Nam là:
A. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
B. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
D. Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
Câu 18: Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở biển Đông nước ta là:
A. Vàng B. Titan C. Sa khoáng D. Dầu mỏ
Câu 19: Điểm cực Tây - xã Sín Thầu của nước ta thuộc tỉnh:
A. Sơn La B. Lai Châu C. Điện Biên D. Lào Cai
Câu 20: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước
ta.
Câu 21: Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây:
A. Cả A và B đều sai B. Hoàng Sa thuộc Khánh Hoà
C. Cả A và B đều đúng D. Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
Câu 22: Trong địa hình núi của nước ta thì chiếm ưu thế là:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 4/6 - Mã đề thi 134
A. Đồi núi thấp B. Núi trung bình và Núi cao
C. Núi trung bình D. Núi cao
Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy: đi từ Bắc vào Nam của nước ta, các cửa
khẩu tương ứng là:
A. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tân Thanh B. Tân Thanh, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía
C. Tân Thanh, Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài D. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tân Thanh
Câu 24: Đi từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng:
A. 17 vĩ độ B. 15 vĩ độ C. 18 vĩ độ D. 12 vĩ độ
Câu 25: Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liền và trên biển với:
A. Trung Quốc B. Trung Quốc và Campuchia
C. Lào D. Campuchia
Câu 26: Đặc điểm cơ bản và nổi bật của biển Đông là:
A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
B. Tính chất khép kín
C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và Tính chất khép kín đều Đúng
D. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và Tính chất khép kín đều Sai
Câu 27: Đặc điểm gây trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế -
xã hội nước là:
A. Bị chia cắt mạnh mẽ, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc và Địa hình đá vôi đều
Đúng
B. Bị chia cắt mạnh mẽ, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc và Địa hình đá vôi đều Sai
C. Địa hình đá vôi
D. Bị chia cắt mạnh mẽ, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc
Câu 28: Các dạng địa hình biển có giá trị du lịch ở nước ta là:
A. Tất cả các ý đã nêu B. Các vũng, vịnh
C. Các đảo ven bờ và các rạn san hô D. Các bãi cát ven biển
Câu 29: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có ý nghĩa:
A. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng
B. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng
C. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác
D. Thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương
Câu 30: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên khoảng:
A. 2360 km B. 2300 km C. 3200 km D. 3260 km
Câu 31: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung ở?
A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải nam trung bộ D. Nam Bộ
Câu 32: Ý nghĩa vị trí địa lí đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 5/6 - Mã đề thi 134
A. Tất cả các ý trên
B. Thiên nhiên có sự phân hóa phức tạp
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú
D. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy: đi dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam sẽ
gặp các bãi biển tương ứng là:
A. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu B. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu
C. Trà Cổ, Non Nước, Cửa Lò, Mỹ Khê D. Trà Cổ, Cửa Lò, Vũng Tàu, Mỹ Khê
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không
có đường biên giới giáp với Lào:
A. Sơn La. B. Nghệ An. C. Quảng Trị. D. Lai Châu.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không
giáp biển:
A. Quảng Ninh B. Vĩnh Long C. Thái Bình D. Ninh Thuận
Câu 36: Yếu tố địa hình có ý nghĩa đối với sự phân hoá của cảnh quan thiên nhiên Việt
Nam là:
A. Hướng địa hình
B. Độ chênh cao địa hình
C. Hướng địa hình và Độ chênh cao địa hình đều Đúng
D. Hướng địa hình và Độ chênh cao địa hình đều Sai
Câu 37: Trong các nhận định sau, nhận định nào chưa chính xác:
A. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, hẹp ở hai đầu và mở rộng ở
giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận
B. Đối với vùng biển, thềm lục địa được tính đến độ sâu khoảng 200 m
C. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, rộng ở hai đầu và thu hẹp ở
giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận và Đối với vùng biển, thềm lục địa được tính
đến độ sâu khoảng 200 m
D. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, rộng ở hai đầu và thu hẹp ở
giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận
Các câu 38, 39 và 40 sử dụng bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm Nông – lâm – ngưnghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
1990 42 003 33 221 56 704
1997 55 895 75 474 99 895
2005 76 905 157 808 158 276
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trang 6/6 - Mã đề thi 134
2009 88 168 214 799 213 601
Câu 38: Năm 1990, tỉ trọng của các khu vực kinh tế (%) lần lượt là:
A. 31,8 - 25,4 - 42,8 B. 31,8 - 25,2 - 43,0 C. 32,0 - 25,2 - 42,8 D. 32,0 - 25,0 - 43,0
Câu 39: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009 là:
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ hình tròn C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ hình cột
Câu 40: Nhận xét nào đúng nhất?
A. Tổng sản phẩm trong nước của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng liên tục.
B. Tổng sản phẩm trong nước của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm liên tục.
C. Tổng sản phẩm trong nước của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng liên tục, tăng 46
165 tỉ đồng.
D. Tổng sản phẩm trong nước của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng nhanh.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
1 D 11 D 21 A 31 D
2 D 12 B 22 A 32 A
3 C 13 A 23 B 33 A
4 C 14 D 24 B 34 D
5 C 15 B 25 B 35 B
6 B 16 C 26 C 36 C
7 B 17 A 27 D 37 A
8 C 18 D 28 A 38 B
9 B 19 C 29 C 39 A
10 D 20 A 30 D 40 C

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_THI_THU_2017_VINH_PHUC.pdf