Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 12
BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Câu 1: Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm: (B)
A. 1979	B. 1980	C. 1981	D. 1982
Câu 2: Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ: (B)
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975. B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981. 
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998. D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986. 
Câu 3: Lĩnh vực được tiến hành đổi mới đầu tiên là: (B)
A. Công nghiệp	 B. Nông nghiệp	 C. Dịch vụ	 D. Tiểu thủ công nghiệp
Câu 4: Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ: (H)
A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.                B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể. C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 5: Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở: (VD)
A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao. C.Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện. D. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. 
 BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1: Đi từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng: (B)
A. 12 vĩ độ 	B. 15 vĩ độ 	C 17 vĩ độ 	D. 18 vĩ độ
Câu 2. Nội thuỷ là : (B)
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. B.Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. 
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí. 
Câu 3. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt: (B)
A. Cầu Treo. 	B. Xà Xía. 	 C. Mộc Bài. 	 D. Lào Cai. 
Câu 4. Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta: (B)
A. Cà Mau	 B. Kiên Giang.	 C. Bạc Liêu.	 D. Sóc Trăng.
Câu 5. Quần đảo Trường Sa thuộc:  (B)
A. Tỉnh Khánh Hoà. 	 B. Thành phố Đà Nẵng. C. Tỉnh Quảng Ngãi.  D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 
Câu 6: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên khoảng: (B)
a. 2300 km	b. 3200 km 	 c. 3260 km	d. 2360 km
Câu 7. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ: (H)
A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.  D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. 
Câu 8: Các nước có phần biển chung với Việt Nam là: (H)
A. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây Indônêsia, Thái Lan
B. Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
D. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan 
Câu 9. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường : (H)
A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.          B. Nối các  điểm có độ sâu 200 m. C.Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. 
Câu 10. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây: (H)
A. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.
B. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.
C. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.
D. Cho phép các nước đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm,cho thăm dò, khảo sát biển.
Câu 11.Thiên nhiên n.ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ: (VDC)
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. 
C. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. D Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. 
Câu 12: Yếu tố địa lí không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở nước ta: (VDC)
A. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.	 B. Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15° vĩ tuyến 
D. Gần trung tâm vùng Đông Nam Á. D. Khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Câu 1: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là: (B)
A. Có địa hình cao nhất nước ta. B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích	 D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng TB – ĐN.
Câu 2: Dạng địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam là: (H)
 A. Núi cao.	B. Núi trung bình.	C. Đồi núi thấp. 	D. Đồng bằng.
Câu 3: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là: (B)
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.	 B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có 4 cánh cung lớn.	 D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 4. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng: (B)
A. Tây Bắc. 	B. Đông Bắc.  	 C. Trường Sơn Bắc. 	 D. Trường Sơn Nam. 
Câu 5. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy:  (B) 
A. Sông Gâm. 	B. Đông Triều. C. Ngân Sơn. 	 D. Bắc Sơn
Câu 6. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc: (B) 
A. Tây bắc - đông nam. 	 B. Đông bắc - tây nam. 	 C. Bắc - nam. 	 D. Tây - đông. 
Câu 7. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên: (B)
A. Plei ku. 	 B. Mơ Nông. 	 C. Đắc Lắc. 	 D. Di Linh. 
Câu 8. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình: (B) 
A. Đồng bằng. 	 B. Các bậc thềm phù sa cổ. C. Các cao nguyên. 	 D. Các bán bình nguyên. 
Câu 9:Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là: (H) 
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. 
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. D.Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. 
Câu 10. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng: (H)
 A. Đông Bắc. 	B. Tây Bắc. 	 C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. 
Câu 11: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là (H)
A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
B. Có sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ. C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người. 
Câu 12: Nhận định đúng nhất về đặc điểm địa hình nước ta là: (H)
A. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất. B. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.
C. Địa hình cao nguyên chiếm diện tích lớn nhất. D. Tỉ lệ ba nhóm địa hình trên tương đương nhau.
Câu 13: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :  (VDT)
A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.	 B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. 
Câu 14: Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông: (H)
A. Cả.	B. Thu Bồn.	C. Đà Rằng.	D. Mã – Chu.
Câu 15:Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta: (VDC)
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. 
Câu 16: Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam là: (VDT)
A. Thấp và hẹp ngang.	 B. Hướng núi vòng cung.
C. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét. D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.
Câu 17. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam: (VDT)
A.Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam. B.Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình.
 C.Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m. D.Trường Sơn Nam có nhiều núi cao hơn Trường Sơn Bắc.
BÀI 7 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TT)
Câu 1: Đồng bằng nước ta chiếm tỉ lệ so với tổng diện tích lãnh thổ là (B)
a. ¾ diện tích 	b. ¼ diện tích c. 14% diện tích	d. 85% diện tích
Câu 2: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta? (B)
a. Đồng bằng sông Cửu Long.	 b. Đồng bằng sông Hồng c. Đồng bằng sông Mã.	 d. Đồng bằng sông Cả.
Câu 3: Đặc điểm không phải là của Đồng bằng sông Hồng: (B)
a. Địa hình cao và bị chia cắt thành nhiều ô. b. Có hệ thống đê điều ven các con sông
c.Vùng đất trong đê hàng năm được phù sa bồi đắp 	 d. Có các ô trũng, ngập nước trong mùa mưa
Câu 4: ĐBSCL có đặc điểm nào sau đây: (B)
a. Diện tích rộng 40.000km2 có 3 mặt giáp biển. b. Phần lớn là đất phèn và đất mặn 
c. Địa hình thấp và bằng phẳng, có nhiều sông ngòi không có đê, có nhiều vùng trũng lớn. d. Tất cả đúng
câu 5: Diện tích đồng bằng ven biển Miền Trung là: (B)
a. 15 000 km2	 b. 150 000 km2	 c. 1500 km2 	d. 150 km2
Câu 6: ĐB có nhiều cát, ít phù sa, hẹp chiều ngang, bị chia thành nhiều ĐB nhỏ là đặc điểm của ĐB: (B)
a. ĐBSH 	b. ĐBSCL. 	c. ĐB ven biển Miền Trung	d. ĐB giữa núi
Câu 6. Các bán bình nguyên và các vùng đồi trung du có độ cao dưới 300m được hiểu là: (B)
a. Vùng nối tiếp với miền núi.	b. Vùng nối tiếp với đồng bằng.
c. Vùng ở giữa đồng bằng và miền núi.	d. Vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.
Câu 7. Địa hình bán bình nguyên được thể hiện rõ nhất ở vùng: (B)
a. Đồng bằng sông Hồng.	 b. Bắc Trung Bộ.	 c. Đông Nam Bộ.	 d. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở: (B)
a. Đồng bằng sông Hồng. b. Bắc Trung Bộ c Duyên hải Nam Trung Bộ.	 d. Đông Nam Bộ.
Câu 9: ý nào không đúng với thế mạnh của khu vực ĐB: (B)
a. Cơ sở để phát triển nông nghiệp b. Cung cấp thủy sản, lâm sản, khoáng sản
c. Tập trung nhiều TP, TTCN. GTVT d. Giàu khoáng sản và thủy điện
Câu 10: Đồng bằng có diện tích rộng nhất trong các đồng bằng ven biển miền Trung là (H)
a. ĐB sông Mã, sông Cả.	b. ĐB sông Gianh, sông Bến Hải.
c. ĐB sông Thu Bồn, sông Trà Khúc.	d. ĐB sông Con, sông Đà Rằng.
Câu 11: Nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia làm 3 dải (H)
a. Giáp biển là các cồn cát, đầm phá, giữa là các đổng bằng, trong cùng vùng thấp trũng.
b. Giáp biển là các cồn cát, đầm phá, giữa là các vùng đất thấp, trũng, trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
c. Ven biển là các đầm lầy, rừng ngập mặn, giữa là các đồng bằng, trong cùng là các vùng đất cao bạc màu.
d. Ven biển là các đầm phá, vịnh nước nông, giữa là vùng trũng ngập nước trong mùa mưa, trong cùng là các đồng bằng nhỏ hẹp.
Câu 12:Đồng bằng có nhiều ô trũng lớn bị ngập úng trong mùa mưa, gây tình trạng nhiễm phèn cho đất là: (H)
a. ĐBSH	b. ĐBSCL. c. ĐB ven biển Miền Trung	 d. ĐB giữa núi
Câu 13. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp với (H)
 a. Trồng cây công nghiệp. b. Trồng lúa.	 c. Phát triển đồng cỏ.	 d. Nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 14. Khó khăn nhất trong việc phát triển nông nghiệp ở vùng bán bình nguyên và đồi trung du là (H)
a. Địa hình dốc, đất đai dễ bị xói mòn trong mùa mưa lũ. b. Khí hậu có nhiều biến dộng thất thường 
c. Nhiều đồi trung du đã bị thoái hoá thành vùng đất trống, bạc màu do bị mất lớp phủ thực vật.
d. Thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển KT-XH của vùng đồi núi là (H)
a. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế. b. Khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
c. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông. d. Khí hậu phân hoá phức tạp. Câu 16.Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ? (VDT)
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Câu 17:Trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, biện pháp thích hợp nhát là(VDT)
A.Trồng cây chống xói mòn, ngừa mặn. B.Cải tạo đất kết hợp với công tác thủy lợi
c. Đắp đê ngăn lũ D. Trồng cây phi lao chắn gió
Câu18:Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây hậu quả gì đối với tài nguyên đất nước ta.(VDT)
a. Xói mòn trượt lỡ đất	 b. Đất màu mỡ tơi xốp hơn
c. Đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng	 d. Không gây ảnh hưởng tới tài nguyên đất
Câu 19. Sự khác biệt cơ bản giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là (VDC)
a. Quy mô diện tích.	b. 
 BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Câu 1: Diện tích của Biển Đông vào khoảng(B)
a. 4,347 triệu km2	b. 3,447 triệu km2	c. 4,437 triệu km2	d. 3,344 triệu km2
Câu 2: Phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích(B)
a. 0,5 triệu km2	b. Trên 1,0 triệu km2	c. 1,5 triệu km2	d. khoảng trên 3,0 triệu km2
Câu 3. Tác động của biển Đông đến khí hậu nước ta : (B)
a. Mưa nhiều, mưa theo mùa 	 b. Độ ẩm không khí cao
c. Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết 	 d. Mang tính hải dương, điều hòa hơn
Câu 4: Các thiên tai thường gặp ở biển Đông là : (B)
a. Bão lớn kèm sóng lừng , lũ lụtc. b Hiện tượng cát bay , cát chảy lấn chiếm đồng ruộng	
b. Sạt lở bờ biển d. Tất cả ý trên
Câu 5: Vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam là (B)
a. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông. b. Gây mưa nhiều 
c. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè d. Tất cả các ý trên 
Câu 6: Dạng địa hình ít có có giá trị du lịch biển nước ta là (H)
a. Các bãi cát ven biển.	b. Các vịnh, vũng.
c. Các đảo ven bờ và các dạng san hô.	d. Các rừng ngập mặn ven biển.
Câu 7: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của Biển Đông nước ta(H)
a. Ti tan.	 	 b. sa khoáng	 c. Cát thuỷ tinh 	d. Dầu khí.
Câu 8. Vùng biển nào sau đây ở nước ta có nghề làm muối phát triển(H)
A. Bắc trung bộ B. Duyên hải Nam Trung bộ C. Đông Nam bộ 	 D. Đồng bằng SCL
Câu 9: Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là 2 quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa là(H)
 A. Trên 2000 loài cá B. Hơn 100 loài tôm C. Các rạn san hô D.Nhiều loài sinh vật phù du 
Câu 10: Hai vịnh có diện tích lớn nhất nước ta là (VDT)
a. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.	b. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.
c. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.	d. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.
Câu 11: Nhờ tiếp giáp với biển nên nước ta có : (VDT)
A. Nền nhiệt độ cao nhiều ánh nắng 	B. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt 
C. Thiên nhiên xanh tốt giàu sức sống 	D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật 
Câu 12: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là : (VDT)
A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C.Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. D.Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đbắc.
BÀI 9,10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Câu 1. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (H)
A.Nằm trong vùng nội chí tuyến và giáp biển Đông B.Giáp biển Đông và nằm trong vĩ độ từ 8 23”B-23 23”B
C. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và giáp biển Đông 
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, giáp biển
Câu 2: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí (H)
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. Nằm ở bán cầu Đông 
C. Nằm ở bán cầu Bắc. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 3: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là (B)
- Tổng bức xạ lớn , cân bằng bức xạ dương quanh năm - Trong năm mặt trời qua thiên đỉnh 2 lần 
- Nhiệt độ TB năm cao >20oc (trừ vùng núi cao) - Tổng giờ nắng từ 1400-3000 giờ / năm
Có mấy ý đúng: a. 1 	 b. 2 	c. 3 	 d. 4
Câu 4: Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là (B)
A. Nền nhiệt độ cao B. Lượng mưa và độ ẩm lớn C. Khí hậu có sự phân mùa D. Tất cả đều đúng 
Câu 5: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở: (B)
 A. lượng mưa từ 1000–1500 mm/năm, độ ẩm trên 90%. B.lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
 C. lượng mưa từ 1500–2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%. D. lượng mưa từ 2000–2500 mm/năm, độ ẩm từ 60–80%.
Câu 6: Thời gian gió mùa đông bắc thổi vào nước ta từ tháng (B)
 A. 10- 4 B. 11- 4 C. 12-4 D. 1- 4 
Câu 7. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông đến sớm là do (VDT)
 A.Nằm ở tả ngạn sông Hồng B.Địa hình thấp dần từ Tây Bắc – Đông Nam
C.Bốn cách cung núi lớn mở rộng ra phía Bắc và phía Đông D.Tất cả đều đúng
Câu 8: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là gió (H)
 A. Gió mậu dịch nửa cầu nam B. Gió mậu dịch nửa cầu bắc C. Gió đông bắc D.Gió tây nam từ vịnh Bengan
Câu 9:Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta , gây mưa lớn cho (VDT)
A. Đồng bằng Nam Bộ B. Tây Nguyên C. Đồng bằng Bắc Bộ D. Câu A+B đúng 
Câu 10: Gió mùa Tây nam xâm nhập vào nước ta từ tháng : (B)
 A. 5-9 B. 6-10 C. 5-10 D. 6- 9 
Câu 11: Điểm nào sau đây , không đúng với gió mùa đông bắc ở nước ta (VDT)
A.Thổi từng đợt không kéo dài liên tục B.Thổi liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau
C.Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc C.Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía nam 
Câu 12. Ở nước ta, nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là vùng (H)
A Tây Bắc và Bắc Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc 	 D. Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng
Câu 13:Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của (VDT)
A.Gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam BGió mùa Tây nam xuất phát từ vịnh Bengan
C.Gió tín phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu bắc . D.Gió đông bắc xuất phát từ cao áp xiabia
Câu 14: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển trung bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta là do loại gió nào sau đây gây ra : (VDT)
A.Gió mùa Tây Nam B.Gió phơn Tây Nam C.Gió mậu dịch bắc bán cầu D.Gió Mậu dịch Nam bán cầu .
 Câu 15. Giả sử không có gió mùa mùa Đông thì tự nhiên nước ta sẽ thay đổi như thế nào? (VDC)
A. Biên độ nhiệt độ năm sẽ thấp, không có rét đậm rét hại B. Biên độ nhiệt độ năm sẽ cao , có rét đậm rét hại
C. Miền Bắc sẽ có mùa Đông lạnh khô mưa ít , có rét đậm D. Biên độ nhiệt năm sẽ cao,không có rét đậm rét hại 
Câu 16: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực (VDT)
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ	D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 17. Tình trạng phân hoá theo mùa của khí hậuViệt Nam được thể hiện đặc điểm: (H)
A. Miền Bắc lạnh ít mưa, miền Nam nóng ẩm mưa nhiều
B. Gío mùa Đông Bắc lạnh và khô, gió mùa Tây Nam nóng và ẩm ướt
C. Mùa đông rét và ẩm, mùa hạ nóng và khô 	D. Càng lên núi cao, tính chất nhiệt đới càng giảm
Câu 18: Trên lãnh thổ Việt Nam, số con sông có chiều dài ≥ 10km/sông là (B)
A. 3620 B. 3260. C. 2360.	 D. 2630.
Câu 19: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có (H)
A. Địa hình thấp, lượng mưa lớn. B. Địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.
C. Địa hình cao, lượng mưa nhỏ. D. Địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.
Câu 20: Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là (B)
A. Quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan Ca2+, K2+, Mg2+. B. Quá trình hình thành đá ong.
C. Quá trình feralit. D. Quá trình tích tụ mùn trên núi.
Câu 21:Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Việt Nam?(B)
A. Đất feralit trên các loại đá mẹ khác nhau B. Đất phù sa cổ C. Đất phù sa mới D Đất mùn trên núi
Câu 22: Cảnh quan rừng chiếm ưu thế nước ta là (B)
a. Nhiệt đới thường xanh. b. Ôn đới. c. Á nhiệt đới.	 d. Á nhiệt đới và ôn đới.
Câu 23: Nhận xét không đúng với vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (H)
a. Mỗi năm Mặt Trời đi qua thiên đỉnh hai lần. 	b. Tổng bức xạ lớn.
c. Cán cân bức xạ dương quanh năm	d. Nhiệt độ các tháng mùa đông >20°c.
Câu 24: Tính chất không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam (H)
a. Nền nhiệt độ cao b. Có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. c. Lượng mưa lớn

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_Kiem_tra_hoc_ki_I_mon_Dia_li_12_nam_hoc_20162017.doc