Đề cương ôn tập thi học kỳ II– sinh học 10 năm học: 2014 – 2015

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1369Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ II– sinh học 10 năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kỳ II– sinh học 10 năm học: 2014 – 2015
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II – SINH HỌC 10
NĂM HỌC: 2014 – 2015
wwwwww™&˜wwwwww
I. SINH TRƯỞNG CỦA VSV
1. Khái niệm sinh trưởng ở vsv. Vận dụng công thức tính số tế bào vi khuẩn sau thời gian nuôi cấy để tính thời gian thế hệ, số lần phân chia, số vi khuẩn sinh ra.
-Khái niệm sinh trưởng ở vsv: là sự tăng số lượng tế bào.
-Các công thức:
1tb
n lần phân chia
2n tb
N0tb
n lần phân chia
N0*2ntb
n=
t(thời gian nuôi cấy)
g(thời gian thế hệ)
2. Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục. Vẽ đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục.
-Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục:
- Vẽ đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục:
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ ĐẾN SINH SINH TRƯỞNG CỦA VSV
1. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của vsv. Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích chia vsv thành mấy nhóm? Ứng dụng thực tiễn khi biết được nhóm vsv theo nhiệt độ.
*Ảnh hưởng:
 - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong tế bào, khả năng chuyển hóa các hợp chất
 - Ảnh hưởng đến hoạt tính enzim
 - Nhiệt độ quá cao: tiêu diệt vi sinh vật
 - Nhiệt độ quá thấp: làm chậm sinh trưởng 
-> Mỗi VSV sinh trưởng tốt trong một khoảng nhiệt độ nhất định
*Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích chia vsv thành mấy nhóm? 4 nhóm
 Vi sinh vật ưa siêu nhiệt: Nhiệt độ sinh trưởng cao nhất là 100 0C. Các vi sinh vật có nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất ở 80-1130C 
*Ứng dụng thực tiễn khi biết được nhóm vsv theo nhiệt độ:
- Tạo nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật có lợi sinh trưởng.
 VD: Vi khuẩn lactic (làm sữa chua) và vi khuẩn etilic (lên men rượu) ở 400C; nấm penicillium (sx kháng sinh penicillium) ở 250C, nấm rơm 300C -320C , nấm linh chi.. 
Tạo nhiệt độ bất lợi để kìm hãm vi sinh vật có hại.
VD: Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng (dụng cụ y tế, đồ hộp), dùng nhiệt độ thấp để bảo quản thực phẩm.
 - Sử dụng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự phát triển của vsv.
2. Dựa vào pH ưa thích vsv được chia thành mấy nhóm? Ứng dụng trong thực tiễn khi biết được các nhóm vsv theo độ pH.
*Dựa vào pH ưa thích vsv được chia thành mấy nhóm? 3 nhóm
Nhóm VSV
pH thích hợp
Ảnh hưởng
Đại diện
Ưa acid
1-6
H+ làm cho màng sinh chất của VSV vững chắc → pH nội bào vẫn trung tính
VK lăctic, VK
mỏ, VK suối
nóng axit
Ưa trung tính
6-8, ngừng sinh trưởng: pH9
pH môi trường tương đương pH nội bào → sinh trưởng thuận lợi.
Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
Ưa kiềm
>9 - 14
Duy trì pH nội bào nhờ tích luỹ H+ từ bên ngoài
Vi khuẩn hồ, vi 
khuẩn đất kiềm 
*Ứng dụng:
 - Axit lactic 3% ức chế vi khuẩn gây thối trong thực phẩm (muối rau củ)
 - Bón vôi cho đất phèn để điều chỉnh pH, nhưng tốt nhất là bón phân hữu cơ để điều chỉnh pH
 -Trong nuôi cấy vsv để tránh sự thay đổi đột ngột pH người ta bổ sung vào môi trường các dung dịch đệm: K2HPO4, KH2PO4 hoặc CaCO3
3. Cơ sở khoa học của biện pháp ướp muối lên miếng thịt, con cá khi chưa kịp chế biến. Ướp muối thịt cá có lên quan đến bài học về áp suất thẩm thấu. Trong SGK có câu: "Sự chênh lệch về nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu." Do đó, nếu ta đưa cho vi khuẩn tiếp xúc với môi trường có muối (thường là NaCl, KCl) - tức là môi trường ưu trương thì do sự chênh lệch nồng độ, nước trong vi khuẩn sẽ bị rút ra ngoài qua màng sinh chất để đến với môi trường ít nồng độ H2O, làm cho vi khuẩn bị rút cơ nguyên sinh, dẫn đến không phân chia được. Mà không phân chia được thì không sinh sản được nên thịt cá không bị hư. 
III. CẤU TRÚC VIRUT
1. Tại sao virut không được coi là một cơ thể sinh vật?
Virut chưa được coi là một cơ thể sống mà chỉ là dạng sống vì virut có cấu tạo quá đơn giản: 
- Không có cấu tạo tế bào 
- Bên ngoài cơ thể vật chủ chúng không có các đặc điểm cơ bản của thể sống: sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa vật chất và năng lượng... 
- Sống kí sinh bắt buộc và chỉ nhân lên và phát triển trong tế bào chủ 
Tuy không được coi là một cơ thể sống nhưng chúng vẫn được xếp vào giới vi sinh vật vì có khả năng nhân lên và di truyền các đặc điểm của mình cho thế hệ sau.
2. Cấu tạo virut. Vai trò của các thành phần cấu tạo virut. Phân biệt virut trần và virut có vỏ bọc.
*Cấu tạo và vai trò của các thành phần cấu tạo nên virut:
-Vỏ capsit: 
+ Là lớp áo protein bao bọc genom của virut
+ Được cấu tạo bởi nhiều đơn vị protein la capsome.
+ Có cấu trúc dạng que, dạng khối đa diện hoặc cấu trúc phức tạp ở phagơ.
+ Chức năng: bảo vệ lõi A.nu; mang yếu tố hấp phụ và xâm nhập; mang tính kháng nguyên gây bệnh...
-Lõi axit nucleic: tùy theo loại virut, axit nucleic có thể là ADN (mạch kép hoặc mạch đơn) hoặc ARN (mạch kép hoặc mạch đơn). → quy định mọi tính trạng của của virut.
* Phân biệt virut trần và virut có vỏ bọc:
Virus trần
Virus có vỏ bọc
Vỏ
Chỉ có một vỏ là vỏ capsit
Có 2 vỏ : vỏ capsit và vỏ bao lấy bên ngoài nucleocapsit
Vỏ ngoài có nguồn gốc: chủ yếu từ màng sinh chất tế bào vật chủ
Hấp phụ
Phân tử ở đỉnh khối đa diện sẽ gắn với thụ thể bề mặt của tế bào
Trên bề mặt có các gai Glicoprotein do nó mã hóa => bám vào thụ thể bề mặt tế bào
Xâm nhập
Vào tế bào tương tự theo cơ chế nhập bào (như amip bắt mồi) 
Vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất tế bào chủ
Phóng thích
Chúng làm tan màng tế bào 
=> chui ra ồ ạt
Không làm tan màng tế bào, mà nảy chồi qua bề mặt tế bào (như xuất bào)
IV. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
1. Trình bày 5 giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Phân biệt các khái niệm: virut ôn hòa, virut độc, tế bào tiềm tan, tế bào sinh tan. Mối quan hệ giữa chúng.
-Trình bày 5 giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ:
Các giai đoạn
Phagơ
Hấp phụ
Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp.
Xâm nhập
Bao đuôi co lại đẩy bộ gen vào trong tế bào chủ, vỏ mằm ngoài.
Sinh tổng hợp
Phagơ tổng hợp ADN, vỏ capsit và các thành phần khác bằng cách điều khiển di truyền và sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ.
Lắp rắp
Vỏ capsit bao lấy ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới
Phóng thích
Các phagơ mới đượctạo thành phá vỡ tế bào chủ hoặc tạo lỗ thủng để chui ra ngoài.
-Phân biệt các khái niệm: virut ôn hòa, virut độc, tế bào tiềm tan, tế bào sinh tan:
	+Virut ôn hòa: là virut có bộ gen gắn vào bộ gen của tế bào chủ, tế bào này vẫn sinh trưởng bình thường.
	+Virut độc: là virut phát triển làm tan tế bào.
	+Tế bào tiềm tan: là tế bào mang virut ôn hòa.
	+Tế bào sinh tan: là tế bào mang vi rút độc
-Mối quan hệ: virut ôn hòa có thể trở thành virut độc khi có một số tác động bên ngoài như: tia tử ngoại,
2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loài tế bào nhất định.
- Virut muốn xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào chủ.
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virut với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ.
- Virut khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau.
èDo đó mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào 1 loai tế bào nhất định.
3. Phân biệt các khái niệm: HIV, AIDS
- HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, loại virus này có khả năng phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào T), vốn là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm, cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
- AIDS (còn gọi là SIDA) có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là giai đoạn cuối của người bệnh khi nhiễm HIV. Đó là khi khả năng chống bệnh suy yếu đến nỗi cơ thể bị các thứ bệnh hoành hành, điều trị không khỏi được. Từ khi phát bệnh AIDS đến lúc chết chỉ vài tháng hoặc nhiều nhất là hai năm.
4. Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS. Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?
-Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS
+ Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn cửa số): Biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ (kéo dài 2 tuần – 3 tháng)
+ Giai đoạn không triệu chứng: Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân Số lượng tế bào limphô T giảm dần (kéo dài 1 – 10năm)
+ Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Có triệu chứng điển hình của AIDS như viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi viêm não, ung thư da và máu. Sau đó, virut tiếp tục tấn công các tế bào thần kinh, cơ và kết quả là cơ thể chết vì tê liệt và điên dại. 
-Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?
+ Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị lây nhiễm bởi các tác nhân trong cuộc sống.
+ Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
5. Sự xâm nhiêm và nhân lên của HIV khác với phagơ điểm nào?
Nhân lên của phagơ
Nhân lên của HIV
-5 giai đoạn.
-7 giai đoạn. 
-Chỉ đưa lõi vào trong TB chủ.
-Đưa cả vỏ capsit và lõi vào trong TB chủ. 
-Không có phiên mã ngược.
-Có phiên mã ngược tạo ADN từ ARN.
V. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄMVÀ MIỄN DỊCH
1. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các phương pháp lây truyền. Kể tên được một số bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra.
–Bệnh truyền nhiễm: là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. 
-Các phương pháp lây truyền:
	+Lây truyền theo đường hô hấp.
	+Lây truyền theo đường tiêu hóa.
	+Lây truyền qua tiếp xúa trực tiếp.
	+Truyền từ mẹ sang thai nhi.
– Một số bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra:
+ Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS)... 
+ Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột...
+ Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi.
+ Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B.
+ Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi...
2. Miễn nhiễm là gì? Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
*Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
*Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu: 
 - Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy.
 - Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: 
+ Miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) 
+ Miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra).
3. Phân biệt kháng nguyên và kháng thể. Inteferon là gì? Vai trò của inteferon.
- Phân biệt kháng nguyên và kháng thể:
	+Kháng nguyên: là phần tử bên ngoài xâm nhập vào cơ thể tác động xấu đến hệ miễn dịch.
	+Kháng thể: chính là thành phần bên trong cơ thể để bảo vệ cơ thể, là thành phần cơ bản tạo nên hệ miễn dịch.
=> Kháng thể được sinh ra để tiêu diệt kháng nguyên.
-Interferon là loại protein đặc biệt do tế bào tiết ra để chuống virus, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
-Vai trò: Kháng virus; Điều hòa miễn dịch; Chống tăng sinh khối; Kích thích sự biệt hóa tế bào; Điều hòa sinh trưởng tế bào; Giải độc; Kháng đột biến.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Sinh_hoc_10_NC_HKII.doc