Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Võ Giữ

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Võ Giữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Võ Giữ
	SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
	TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ	MÔN: SINH HỌC LỚP 10 – NĂM HỌC 2010-2011
	ĐỀ CHÍNH THỨC	Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề). 
	Đề thi gồm 01 trang
	---------------------------------------------------
Câu 1(3đ) 
Một gen có số nucleotic loại A là 450 chiếm 30% tổng số nu của gen 
a) xác định số nucleotic mỗi loại có trong gen?
b) Tính tổng số liên kết Hiđro của gen đó?
c) Nếu gen đó tự nhân đôi 10 lần thì số nucleotic mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp để tổng hợp là bao nhiêu?
Câu 2 (3đ) 
Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng thân cao, quả tròn với cây cà chua thân thấp, quả dẹt . F1 thu được 100% thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn F2 tuân theo qui luật phân li độc lập của Menđen .
a) Viết sơ đồ lai 
b) Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình từ P đến F2 
Câu 3 (2đ) 
Một phân tử glucozơ có công thức hóa học C6H12O6, Khi 2 phân tử liên kết với nhau sẽ giải phóng 1 phân tử nước. Giả sử có 50 phân tử glucozơ liên kết với nhau thì sẽ tạo thành chuỗi đường có công thức như thế nào ?
Câu 4 (3đ) 
Có ý kiến cho rằng : “Trong giảm phân gồm 2 lần phân bào. Lần phân bào thứ nhất mới thực sự là giảm phân, còn lần phân bào thứ hai được coi là phân bào nguyên nhiễm”. Theo em ý kiến trên là đúng hay sai, giải thích ?
Câu 5 (2đ) 
Nếu ta loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau. Sau đó cho tế bào vào dung dịch có môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản. Quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ thấy gì? tại sao?
Câu 6(2đ)
Hãy mô tả cấu trúc của màng sinh chất? Vì sao nói màng sinh chất có tính “khảm, động”?
Câu 7(2đ) 
Hãy giải thích vì sao: prôtêin là một pôlime sinh học đại phân tử, đa dạng về cấu tạo và chức năng ?
Câu 8 ( 3đ) 
Hãy cho biết : 	Vì sao không xếp địa y vào giới thực vật? 
 	Có thể xếp địa y vào giới nấm không? tại sao ? 
* Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIOI MÔN SINH KHỐI LỚP 10 (2010-2011)
Câu 1:
xác định số nu mỗi loại của gen?
Tổng số nu của gen: N = 450 * 100% / 30% = 1500 (Nu) 
Mà N = A + T + G + X = 2A + 2X = 1500
X = 300 Nu
Theo NTBS : A = T
 G = X
Vậy số nu mỗi loại của gen là: A = T = 450 Nu
 G = X = 300 Nu
b. Tính số Liên kết hiđrô của gen là:
 H = 2A + 3G = 2*450 + 3* 300 = 1800 LK
c. Số nu mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp:
 A = T = 450 ( 210 - 1) Nu
 G = X = 300 ( 210 – 1) Nu
Câu 2: 
Gọi Alen A quy định tính trạng thân cao và trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp.
 Alen B quy định tính trạng quả tròn và trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả dẹt.
Sơ đồ lai:
Pt/c: AABB ( Thân cao, quả tròn) * aabb ( Thân thấp, quả dẹt)
GP : AB ab
F1 : AaBb ( 100% Thân cao, quả tròn)
F1 * F1 : AaBb ( Thân cao, quả tròn) * AaBb (Thân cao, quả tròn)
GF1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2 : - Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB Tỉ lệ kiểu hình: 9 Thân cao, quả tròn
 2 AABb 3 Thân cao, quả dẹt
 1 AAbb 3 Thân thấp, quả tròn 
 2 AaBB 1 Thân thấp, quả dẹt
 4 AaBb
 2 Aabb
 1 aaBB
 2 aaBb
 1 aabb 
Câu 3: Công thức của chuỗi đường là: C300H502O251
Câu 4: 
 - Khẳng định trên là đúng.
Giải thích:
 Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần.
+ Kết thúc giảm phân 1, từ một tế bào ban đầu có bộ NST gồm 2n NST đơn tạo thành hai tế bào con. Mỗi tế bào con có n NST kép.
+ Ở giảm phân 2, từ tế bào ban đầu có n kép NST, sau phân bào còn n đơn NST.
Câu 5. 
Quan sát thấy các tế bào có hình cầu.
Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành thì áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm chúng căng tròn ra.
Câu 6. 
Cấu trúc màng sinh chất:
+ Thành phần hoá học chính là prôtêin và lipit.
+ Có một lớp phôtpholipit kép bao lấy khối tế bào chất, các phân tử prôtêin phân bố rải rác trong lớp phôtpholipit kep và nằm ở 2 phía màng.
+ Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ, tạo nên cấu trúc màng khảm động.
Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì:
+ Khảm: do các phân tử prôtêin phân bố rải rảctong lớp phôtpholipit kép.
+ Động: Các phân tử cấu trúc không đứng yên mà có khả năng lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ.
Câu 7: Vì :
Kích thước phân tử lớn có thể dài tới 0,1 Micômet.
Khối lượng phân tử lớn có thể đạt tới hang triệu đvC.
Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Sự kết hợp của hơn 20 laọi axit amin khác nhau đã tạo ra vô số các phân tử prôtêin khác nhau.
Câu 8: 
Địa y dạng sống cộng sinh giữa tảo lục đơn bào ( hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp) và nấm sợi.
Địa y không phải là thực vật vì không có cấu cấu trúc tế bào đặc trưng cho thực vật và cũng có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào.
Địa y không phải là nấm vì ngoài tế bào của nấm sợi con có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất chất diệp lục. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH_HOCDE_THI_HSG.doc