Đề cương ôn tập sinh học lớp 7 học kì 1 - Năm học 2015-2016

pdf 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6668Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập sinh học lớp 7 học kì 1 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập sinh học lớp 7 học kì 1 - Năm học 2015-2016
1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 7
HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016
1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô
tính theo cách phân đôi.
2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt
mồi, tiêu hóa mồi?
Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng
hay váng trên mặt ao hồ.
Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn
về 1 phía).
Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
Tiêu hóa nội bào.
3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa
và nhả bã?
Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa
xoay.
Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên
trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ
thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức
ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và
trùng kiết lị?
Giống: đều ăn hồng cầu.
Khác: Trùng kiết lị lớn, “nuốt” nhiều hồng cầu
cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân
đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào
hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết
chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho
nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân
nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra
ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các
hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.
5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với
sức khỏe con người?
Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở
thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu.
Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột,
làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực
rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu
không được chữa chạy kịp thời.
Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
+ Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào
trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu,
dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi,
gầy yếu.
+ Gan to, lách to .
+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc
chậm lớn, kém thông minh.
+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy
thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những
tai biến.
6.Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng
sốt rét.
Trùng kiêt lị:
Trùng sốt rét :
7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào
nhưng đảm nhận mọi chức năng
- Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay
tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi
trong ao nuôi cá?
Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại
trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các
giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật
này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật
thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)
9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh
cho người và cách truyền bệnh.
Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người:
trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
Cách truyền bệnh:
Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu
hóa và gây bệnh ở ruột người.
Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.
10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu
hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb
tuyến
- Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
- Các hình thức sinh sản:
Ống tiêu
hóa
Đến ruột,
chui khỏi
bào xác,
gây loét
niêm mạc
ruột
Nuốt hồng
cầu, sinh
sản nhanh.
Gây bệnh
kiết lị
Trùng sốt
rét trong
tuyến nước
bọt của
muỗi
máu người vào hồngcầu sống và
sinh sản
Phá hủy
hồng cầu
2+ Sinh sản vô tính: mọc chồi
+ Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực,
cái (tinh trùng và trứng)
+ Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới
11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của
thủy tức?
Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt
mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm
chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.
12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng
con đường nào?
Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên
thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là
cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột
khoang.
13. Cách di chuyển của sứa trong nước?
Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển
được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép
mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về
phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản
lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ
miệng.
14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong
sinh sản vô tính mọc chồi?
Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn
giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức
trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san
hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo
thành các tập đoàn.
15. Đặc điểm chung và vai trò của một số đại
diện ngành ruột khoang?
Đặc điểm chung
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Thành cơ thể có 2 lớp tb, giữa 2 lớp là tầng keo
- Tự vệ, tấn công bằng tế bào gai.
Vai trò
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương
- Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi
+ Làm thực phẩm có giá trị
+ Hóa thạch san hô là vật chỉ thị trong nghiên
cứu địa chất
- Tác hại:
+ Một số loài gây ngứa và độc cho con người
+ Tạo đá ngầm  ảnh hưởng đến giao thông.
16. Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột
khoang sống tự do có đặc điểm gì chung?
Ruột khoang sống bám (thủy tức, hải quỳ, san hô)
và ruột khoang sống tự do (sứa) có các đặc điểm
chung sau:
Cơ thể đều đối xứng tỏa tròn.
Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp
trong, giữa là tầng keo.
Đều có tế bào gai tự vệ. Ruột dạng túi: miệng vừa
nhận thức ăn vừa nhả bã.
17. Cho ví dụ về một số đại diện Ruột khoang
có thể gặp ở địa phương.
Tùy từng địa phương, ở quận Bình Tân có thể gặp
sứa sen, sứa rô, sứa vong, san hô đỏ, san hô sừng
hươu, san hô bàn tay, san hô đá,...
18. Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí
sinh?
Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu, mắt
và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển luồn
lách trong môi trường kí sinh.
Cơ quan sinh dục phát triển: lưỡng tính. Cơ quan
sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn
hoàng. Phần lớn có cấu tạo dạng ống phân nhánh
chằng chịt
Cơ quan tiêu hóa phát triển.
19. Sơ đồ vòng đời sán lá gan.
Sán trưởng thành -> Trứng -> Ấu trùng có lông
Kén sán Ấu trùng có đuôi Ấu trùng
trong ốc
20. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng
do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
Cơ quan bám tăng cường ( 4 giác bám, một số có
thêm móc bám).
Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng
qua thành cơ thể (hiệu quả hơn qua ống tiêu hóa
nhiều lần).
Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính
hàng trăm đốt có đến hàng trăm cơ quan sinh sản
lưỡng tính.
21. Đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của
giun đũa?
Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun
không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non
người.
Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát
triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng  hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
322. Sơ đồ vòng đời của giun đũa?
Giun đũa Trứng
(ruột người)
Máu, gan, Ấu trùng
Tim, phổi trong trứng
Ruột non Thức ăn
(ấu trùng chui ra)
23. Căn cứ vào nơi kí sinh so sánh giun kim,
giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, loài
giun nào dễ phòng chống hơn.
So sánh giun kim và giun móc câu, thấy giun móc
câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng,
thường được gọi là nơi “bếp núc” của ống tiêu hóa.
Tuy thế phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun
kim ở chỗ chỉ cần đi giày dép, ủng, khi tiếp xúc
với đất ở những nơi có ấu trùng giun móc câu là
đủ.
24. Giải thích vòng đời của giun kim:
Giun gây cho trẻ em phiền toái nào?Do thói
quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời.
Gây cho trẻ em ngứa ngáy về đêm.
Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn của trẻ vì ở đó
thoáng khí. Vì ngứa ngáy trẻ em đưa tay ra gãi và
do thói quen mút tay, liền đưa luôn trứng vào
miệng tạo cho vòng đời của giun được khép kín.
25. Kể tên và nêu đặc điểm một số giun đốt
thường gặp, vai trò của chúng?
Giun đỏ: sống thành búi ở cống rãnh, đầu cắm
xuống bùn, thân phân đốt, uốn sóng để hô hấp.
Khai thác để nuôi các cảnh.
Đỉa: kí sinh ngoài, có giác bám và nhiều ruột tịt để
hút và chứa máu, bơi kiểu lượn sóng. Dùng để hút
máu độc trong trị bệnh.
Rươi: sống ở nước lợ, thân phân đốt, chi bên có tơ
phát triển. Đầu có mắt, khứu giác, xúc giác. Là
thức ăn cho người và cá.
26. Hình dạng cấu tạo của trai?
Vỏ trai
- Gồm hai mảnh vỏ, gắn với nhau nhờ bản lề.
- Vỏ trai: 3 lớp
+ Lớp sừng
+ Lớp đá vôi
+ Lớp xà cừ
Cơ thể trai
- Trong 2 mảnh vỏ là cơ thể trai.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo có ống hút và
ống thoát nước
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai và chân trai
27. Trai tự vệ bằng cách nào, cấu tạo nào của
trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách co chân và khép vỏ. Nhờ vỏ
cứng chắc và hai cơ khép vỏ cứng chắc nên kẻ thù
không thể bửa vỏ ra ăn phần mềm của cơ thể
chúng.
28. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối
với môi trường nước?
Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn
hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ
khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống
như những máy lọc sống. Ởnhững nơi nước ô
nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi
lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể
trai, sò.
29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân
mềm.
Đặc điểm chung :
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Nguyên liệu xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho động vật
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Có ý nghĩa địa chất
- Tác hại:
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
+ Làm hại cây trồng
30. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.
Là đồ trang sức: vỏ trai,ốc,... làm dây chuyền,
vòng đeo tay, bông tai,...
Làm vật trang trí: vỏ ốc làm lồng chụp đèn, làm
thuyền bè để trang trí,...
Có giá trị về mặt địa chất.
31. Cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp
xác?
Mọt ẩm: râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Thở
bằng mang, ở cạn nhưng cần chỗ ẩm ướt.
Con sun: sống ở biển, con trưởng thành sống cố
định, thường bám vỏ thuyền, tàu, làm giảm tốc độ
di chuyển của phương tiện giao thông thủy.
Rận nước: sống ở nước, kích thước khoảng 2mm.
Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Mùa hạ
chỉ sinh toàn con cái, là thức ăn chủ yếu của cá.
Chân kiếm: A. Loài chân kiếm sống tự do, có kích
thước và vai trò như rận nước.
B. Loài chân kiếm kí sinh ở cá, phần phụ tiêu
giảm, râu biến thành móc bám.
Cua đồng đực: phần bụng tiêu giảm dẹp mỏng gập
vào mặt bụng của mai (là giáp đầu ngực). Cua bò
ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc.
4Cua nhện: sống ở biển, được coi có kích thước lớn
nhất trong giáp xác, nặng tới 7kg. Chân dài giống
chân nhện. Sải chân dài 1,5m. Thịt ăn ngon.
32. Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác?
- Lợi ích:
+ Là nguồn thức ăn của cá
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm
+ Là nguồn lợi xuất khẩu
- Tác hại:
+ Có hại cho giao thông đường thủy
+ Có hại cho nghề cá
+ Truyền bệnh giun sán
33. Đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện?
a) Đặc điểm cấu tạo.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về
khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới
+ Bụng:
Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện
b) Tập tính
* Chăng lưới
* Bắt mồi
Kết luận:
- Chăng lưới săn bắt mồi sống
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
34. Cấu tạo trong của châu chấu?
- Hệ tiêu hóa: Miệng  hầu  diều  dạ dày
 ruột tịt  ruột sau  trực tràng  hậu môn
- Hệ bài tiết: là hệ thống ống bài tiết đổ vào ruột
sau
- Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở
mặt lưng
- Hệ hô hấp: Là hệ thống ống khí
- Hệ TK: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển
35. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp
sâu bọ?
1. Đặc điểm chung
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2
đôi cánh
- Hô hấp bằng ống khí
2. Vai trò thực tiễn
- Lợi ích:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho đv khác
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch MT (bọ hung)
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho SX nông nghiệp

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_sinh_hoc_lop_7.pdf