Đê cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Hóa học lớp 8 năm học 2011 - 2012

doc 19 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đê cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Hóa học lớp 8 năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Hóa học lớp 8 năm học 2011 - 2012
Câu 1: Nêu các nghề trong ngành điện, đối tượng và yêu cầu của nghề Điện dân dụng.
Trả lời:
1. Các nghề trong ngành điện dân dụng:
	Ngành điện rất đa dạng tuy nhiên có thể phân chia thành các nhóm nghề chính sau đây:
+ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Đó là lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam và các sở điện lực địa phương đảm bảo xây lắp vận hành các nhà máy điện, hệ thống truyền tải và cung cấp điện năng đến từng hộ tiêu thụ.
+ Chế tạo vật tư, thiết bị điện.
Đây là hoạt động của các ngành doanh nghiệp đảm bảo sản xuất chế tạo các loại máy điện, thiết bị đo lường, bảo vệ, điều khiển những hoạt động rất phong phú tạo nên hệ thống máy sản xuất, dây chuyền tự động và nhằm tự động hoá quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
2. Đối tượng của nghề Điện dân dụng bao gồm:
+ Nguồn điện xoay chiều, 1 chiều điện áp thấp dưới 380V.
+ Mạng điện sinh hoạt trong các hộ tiêu thụ.
+ Các thiết bị điện gia dụng: quạt điện, máy bơm nước, máy giặt....
+ Các khí cụ điện đo lường, điều khiển và bảo vệ.
3. Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng.
	Để tiến hành các công việc đối với nghề điện dân dụng cần có:
- Tri thức: có trình độ văn hoá hết cấp phổ thông cơ sở, nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện như nguyên lí hoạt động của các thiết bị điện, kiến thức an toàn điện, các quy trình kĩ thuật.....
- Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng,sửa chữa, lắp đặt các thiết bị và mạng điện.
- Sức khoẻ: Có đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh về huyết áp, tim phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc,.....
Câu 2: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a) Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người.
	Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn một chiều hay xoay chiều.
	Sau đây là một số mức độ nguy hiểm của dòng xoay chiều và một chiều đối với cơ thể người.
Dòng điện (mA)
Tác hại đối với cơ thể người
Xoay chiều (50 - 60 Hz)
Một chiều
0,6 - 1,5
Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run nhẹ
Không có cảm giác gì
2-3
Ngón tay bị giật mạnh.
Không có cảm giác gì
5 - 10
Bàn tay bị giật mạnh
Ngứa, cảm thấy nóng.
12- 15
Khó rút tay khỏi điện cực, xương bàn tay, cánh tay cảm thấy đau nhiều. Trạng thái này có thể chịu được từ 5 - 10 giây.
Nóng tăng lên.
20 - 25
Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi điện cực. Rất đau, khó thở. Trạng thái này có thể chịu được 5 giây trở lại.
Càng nóng hơn. Bắp thịt tay hơi bị co giật.
50 - 80
Tê liệt hô hấp. Bắt đầu rung các tâm thất.
Cảm thấy rất nóng, bắp thịt tay co giật, khó thở. Tê liệt hô hấp.
91 -100
Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây và hơn nữa thì tâm thất rung mạnh. Tê liệt tim.
Tê liệt hô hấp.
b. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
- Dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các chức năng quan trọng nhất của sự sống như não, tim và phổi.
	Như vậy dòng điện đi trực tiếp vào đầu là nguy hiểm nhất, sau đó truyền qua hai tay hoặc dọc theo cơ thể từ tay qua chân.
c. Thời gian dòng điện qua cơ thể.
Thời gian càng dài, lớp da bị phá huỷ trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng.
Câu 3: Nêu và phân tích nguyên nhân của các tai nạn điện.
- Chạm vào vật mang điện: 
+ Trường hợp này xảy ra khi sửa chữa đường dây và thiết bị đang nối với mạch mà không cách điện hoặc do chỗ làm việc chật hẹp người làm vô ý chạm vào vật mang điện.
+ Do sử dụng các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại: quạt bàn, bàn là, bếp điện bị hư hỏng ở phần cách điện để điện truyền ra ngoài.
- Tai nạn do phóng điện:
+ Do vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần lưới điện cao áp, tai nạn thường xảy ra do phóng điện qua không khí hoặc bị giật ngã.
- Do điện áp bước: 
Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có hiệu điện thế cao như cọc tiếp đất làm việc với biến áp, cọc tiếp đất chống sét, dây cao áp rơi xuống đất....thì điện áp giữa hai chân người có thể gây tai nạn.
 Vì vậy khi dây dẫn bị đứt và rơi xuống đất cần phải cắt điện trên đường dây đồng thời cấm người và gia súc tới khu vực đó (bán kính 20 m kể từ điểm chạm đất).
Câu 4: Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt?
- Chống chạm vào các bộ phận mang điện.
+ Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang điện như tường, trần nhà, vỏ máy.
+ Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì, các mối nối dây....Trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần kể cả dưới mái nhà hoặc trần nhà.
+ Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi đứng gần đường dây cao áp: Không trèo lên cột điện; không đứng dựa vào cột điện, chơi đùa dưới cột điện; không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa hay lúc có giông sét; không thả trâu bò, ngựa vào cột điện; không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện.
- Sử dụng các dụng cụ cần thiết để bảo vệ an toàn:
+ Khi sửa chữa điện cần sử dụng các vật lót cách điện, thảm cao su, ghế gỗ khô.....
- Sử dụng các dụng cụ lao động như kìm, tua vít, cờ lê....đúng tiêu chuẩn.
Câu 5: Muốn giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện ta phải làm gì?
1. Đối với điện áp cao.
- Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ cầu dao trước sau đó mới được đến gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.
2. Đối với điện áp thấp (hạ áp).
- Đối với tình huống nạn nhân đứng dưới đất, tay chạm vào vật mang điện: nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến thiết bị và thực hiện các công việc sau:
+ Cắt cầu dao, rút phích cắm, tắt công tắc, tháo lắp cầu chì nơi gần nhất.
+ Nếu không thể cắt điện được ngay dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện.
+ Nếu không có biện pháp nào cắt điện, làm đứt dây điện thì nắm vào quần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay, nắm vào tay, tóc hoậc chân lôi nạn nhân ra.
- Người bị nạn ở trên cao để sửa chữa điện.
Nhanh chóng cắt điện nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân để khỏi rơi xuống đất.
- Dây điện bị đứt rơi xuống chạm vào người nạn nhân.
+ Đứng trên ván gỗ khô dùng sào tre khô, gậy gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân.
+ Đứng trên ván gỗ khô lót tay bằng giẻ khô nhiều lớp kéo nạn nhân ra khỏi chỗ dây điện.
+ Đoản mạch đường dây bằng cách dùng một dây điện trần mềm hai đầu buộc hai vật nặng rồi ném lên cho vắt qua 2 dây điện trên cột để gây nổ cầu chì ở nguồn.
Chú ý: 
- Với điện áp cao phải chờ cắt điện.
- Không chạm hoặc để mất thăng bằng vào các phần dẫn điện.
- Không nắm vào người nạn nhân bằng tay không, không tiếp xúc với cơ thể trần của nạn nhân.
Câu 6: Có mấy phương pháp cứu người bị điện giật. Trong các phương pháp đó phương pháp nào có hiệu quả cứu sống cao nhất? Vì sao? Em hãy trình bày phương pháp đó?
- Có 3 phương pháp làm hô hấp nhân tạo để cứu người bị điện giật: 
+ Phương pháp 1: áp dụng khi chỉ có một người cứu.
+ Phương pháp 2: Dùng tay.
+ Phương pháp 3: Hà hơi thổi ngạt.
Trong đó phương pháp 3 là phương pháp hiệu quả nhất.
* Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
	Là cách làm đơn giản, có nhiều ưu điểm hơn cả vì người cứu dễ thực hiện và kiểm tra được đường thở của nạn nhân. Hà hơi thổi ngạt được thực hiện theo các cách sau:
	+ Thổi vào mũi:
	 Quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt một tay lên trán đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở. Tay kia nắm cằm, ấn mạnh lên giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Hít một hơi dài, miệng mở to, ngậm lên mũi nạn nhân, ép chặt rồi thổi mạnh, không khí đi vào phổi làm ngực nạn nhân phồng lên. Tiếp tục ngẩng đầu lên hít hơi khác, lúc này ngực nạn nhân xẹp xuống sẽ tự thở ra. Tiếp tục như vậy khoảng 16 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh lại.
Chú ý: Phải giữ đầu và mồm nạn nhân cho đúng tư thế thì đường thở mới thông, thổi mới có hiệu quả.
	+ Thổi vào mồm:
	Một tay đặt lên trán ấn ngửa đầu nạn nhân ra, tay kia giữ chặt lấy cằm, ngón tay cái đặt vào mồm (hoặc ngoài mồm) để mở thông đường thở cho nạn nhân. Cách lấy hơi thở tương tự nha thổi vào mũi, nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không đựơc kín và khó làm. Khi thổi, không khí thổi dễ lọt vào dạ dầy nên ít hiệu quả.
	+ Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
	Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần phải có hai người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1lần thổi ngạt.
	Cách xoa bóp tim:
	 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn cứng, một tay đặt lên phần tim ở khoảng xương sườn thứ 3 từ dưới lên, tay kia đấm mạnh lên 3 cái. Nếu không có kết quả thì đặt hai tay chéo lên phần tim, dùng cả sức thân người ấn cho lồng ngực nén xuống từ 3-4cm. Làm như vậy từ 60 - 80lần/phút.
Câu 7: Để tránh tai nạn điện trong khi lắp đặt và sửa chữa cần phải làm gì?
	Để tránh tai nạn điện trong khi lắp đặt và sửa chữa cần phải:
- Cắt cầu dao trước khi thực hiện công việc.
- Trong những trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ như:
+ Thảm cao su, giá cách điện bằng gỗ khô có chân sứ. Khi sửa chữa mạng điện gia đình ta có thể dùng ghế gỗ khô, ghế nhựa.
+ Phải sử dụng các dụng cụ có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn.
+ Khi sửa chữa mạng điện phải dùng bút thử điện để kiểm tra tránh trường hợp chạm vào vật mang điện.
- Khi thực hành lắp điện trong xưởng thực hành cần tuân thủ chặt chẽ an toàn lao động của xưởng (hay phòng thực hành).
Câu 8: Mạng điện sinh hoạt có những đặc điểm gì?
	Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ là điện 1 pha nhận điện từ mạng điện phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị điện, đồ dùng điện và chiếu sáng.
- Mạng điện sinh hoạt thường có trị số điện áp định mức là 127V và 220V. Tuy nhiên do tổn thất điện áp trên đường dây tải điện nên ở cuối nguồn điện áp bị giảm so với quy định.
Để bù lại sự giảm sút này các hộ tiêu thụ thường dùng máy biến áp điều chỉnh để nâng điện áp đạt trị số định mức.
- Mạng điện sinh hoạt gồm có mạch chính và mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò cung cấp còn mạch nhánh thì rẽ từ đường dây chính được mắc song song để có thể điều khiển độc lập và là mạch phân phối điện tới các tới các đồ dùng điện.
- Các thiết bị điện, đồ dùng điện trong mạng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp.
- Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ như: công tơ điện, cầu dao, cầu chì, áptômát và các vật cách điện như: bảng điện bằng nhựa, ống ghen nhựa.
Câu 9: Nêu ưu điểm của aptômát so với cầu dao.
- Cầu dao là khí cụ điện để đóng, cắt dòng điện bằng tay đơn giản.
- Aptômát là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải,ngắn mạch, sụt áp.
Vậy aptômát có ưu điểm so với cầu dao là tự động cắt mạch.
Câu 10: Thế nào là sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt?
- Sơ đồ nguyên lí: là sơ đồ chỉ nói lên mối liện hệ về điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp rápcủa các phần tử của mạch điện.
Sơ đồ nguyên lí được dùng để nghiên cứu nguyên lí hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện.
- Sơ đồ lắp đặt biểu thị vị trí lắp đặt, lắp ráp giữa các phần tử của mạch điệnSơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện.
Từ sơ đồ nguyên lí có thể xây dựng một số sơ đồ lắp đặt.
Câu 11: Trình bày các bước kiểm tra mạng điện sinh hoạt?
1. Đo điện áp
Việc đo điện áp cần đựơc tiến hành ở giờ "cao điểm". Tiến hành đo 2 lần.
- Lần 1: tiến hành đo khi mạng điện không tải nhằm kiểm tra chất lượng mạng điện. Nếu kết quả cho phù hợp với điện áp định mức thì tốt. Nếu kết quả cho dưới 90% điện áp định mức, phải kiểm tra lại mạng điện.
- Lần 2: nhằm đánh giá chất lượng dây điện, nếu tiết diện dây quá nhỏ so với yêu cầu và các mối nối xấu thì mức tổn thất điện áp lớn. Nếu kết quả cho mức tổn thất vẫn lớn hơn 5% thì phải thay dây dẫn.
2. Kiểm tra dây dẫn
- Kiểm tra dây dẫn vào nhà: đảm bảo không bị trùng, không bị chạm chập.
- Kiểm tra cỡ dây xem có đảm bảo với dòng sử dụng không.
3. Kiểm tra các vật cách điện: như ống sứ, puli sứ, ống luồn dây
4. Kiểm tra mạng điện và các khí cụ điện.
- Bảng điện phải để ở chỗ dễ thao tác, ngay ngắn, chắc chắn. Các dây nối phải gọn gàng, các thiết bị không lỏng lẻo.
- Cầu chì phải có đủ nắp che và bảo vệ. Dây chì có kích thước phù hợp. Cầu chì bảo vệ các đồ dùng điện phải được lắp ở dây pha.
- Cầu dao, công tắc lành lặn, có đủ nắp che, các tiếp điểm tốt và chắc chắn. Vị trí các cầu dao và công tắc phải được đúng theo vị trí đóng, ngắt.
5. Kiểm tra các đồ dùng điện.
- Kiểm tra dây dẫn: dây dẫn phải lành lặn không rạn nứt. Cần kiểm tra kĩ ở các vị trí dễ bị gẫy gập, vặn xoắn như điểm nối vào phích cắm và vỏ máy.
- Phích cắm phải nguyên vẹn, các đầu cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra cách điện thường xuyên.
	Các đồ dùng điện phải được kiểm tra thường xuyên, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Chỉ khi các đồ dùng điện đảm bảo các yêu cầu an toàn mới được đưa vào sử dụng.
Câu12: Trình bày những hư hỏng chính xảy ra ở mạng điện trong nhà?
Mạng điện trong nhà thường có những có hư hỏng chính là: đứt mạch, đoản mạch, rò điện và quá tải..
a. Sự cố đứt mạch.
Đứt mạch là hiện tượng mạch điện bị ngắt ở 1 vị trí nào đó làm ngừng quá trình cung cấp cho các đồ dùng điện ở một nhánh hoặc toàn bộ mạch điện.
+ Những nguyên nhân thông thường là;
- Nổ cầu chì.
- Mối nối tiếp xúc xấu.
- Tuột đầu dây khỏi cực bắt dây.
- Đứt phần lõi dây dẫn điện.
+ Cách kiểm tra xác định vị trí đứt dây.
- Thông thường nhất là kiểm tra bằng bút thử điện.
- Kiểm tra dây pha nêu bóng của bút thử điện báo không có điện thì có khả năng là đứt cầu chì hoặc đứt lõi dây pha. Lần lượt kiểm tra từ cầu chì nhánh tới cầu chì chính. Nếu cầu chì chính vẫn không có điện thì có thể sự cố ở công tơ hoặc cầu chì cả tổng (chú ý xem nguồn có bị cắt không).
- Kiểm tra dây pha có điện thì chuyển sang kiểm tra dây trung tính, nếu bóng đèn bút thử điện sáng nghĩa là dây trung tính bị đứt. Khi đó phải kiểm tra ngược từ mạch nhánh đến mạch chính tới vị trí nào tại đó 2 điểm gần nhau mà một điểm bóng đèn bút sáng, 1 điểm bóng đèn không sáng thì chỗ đứt nằm giữa hai điểm đó.
- Cũng có trường hợp bóng bút thử điện sáng nhưng dòng điện của mạch không có. Trường hợp này có thể do tiếp xúc xấu nên điện trở tiếp xúc lớn cần phải kiểm tra các mối nối và nối lại các mối nối lỏng.
- Nếu đứt mạch do nổ cầu chì thì thay dây chảy mới (cần phải xác định nguyên nhân do ngắn mạch hay do cỡ dây chảy nhỏ hơn định mức).
b. Sự cố ngắn mạch.
Sự cố ngắn mạch thường xảy ra do hỏng cách điện giữa hai phần mang điện (dây pha và dây trung tính).
Khi ngắn mạch, dòng điện tăng cao làm"nổ" cầu chì. Nếu chọn cỡ dây chảy lớn, dòng ngắn mạch tồn tại lâu sẽ làm cháy cách điện. Đây là những dấu hiệu để nhận biết hiện tượng ngắn mạch. Cũng có thể dụng bằng đồng hồ vạn năng đo điện trở giữa hai dây dẫn để kiểm tra ngắn mạch. 
Căn cứ vào các nguyên nhân ngắn mạch ta sẽ đưa ra cách xử lí thích hợp.
c. Sự cố dò điện.
- Là do hỏng một phần lớp cách điện, dò điện sẽ gây ra điện giật. Thiết bị dò điện vẫn có khả năng hoạt động bình thường. 
+ Những nguyên nhân
- Do lớp cách điện bị ẩm.
- Do lớp cách điện bị hỏng hoặc phần mang điện chạm vỏ.
+ Cách khắc phục.
- Rò điện do ẩm lớp cách điện cách khắc phục tốt nhất là sấy thiết bị.
- Trương hợp do lớp cách điện bị hỏng hoặc phần mang điện chạm vỏ thường khó kiểm tra. Ta phải xác định các điểm nghi ngờ, kiểm tra rồi loại bỏ dần để xác định xảy ra sự cố. Những chỗ dễ chạm vỏ nhất là đầu dây ra của các cuộn dây(máy biến áp, động cơ), các chỗ dây quấn bị uốn cong, các mối nối dây trong các thiết bị điệnSau khi kiểm tra ta sẽ xác định chỗ hỏng hóc một cách chính xác.
d. Sự cố quá tải.
Quá tải là trường hợp dòng điện sử dụng lâu dài của mạch điện vượt quá trị số cho phép của dây dẫn hoặc các thiết bị điện của mạch điện. Khi quá tải, dây dẫn, thiết bị điện bị nóng quá mức làm cháy lớp cách điện, cháy sém các đầu tiếp xúc có thể gây ngắn mạch dẫn đến hoả hoạn.
	Để đề phòng quá tải cần thực hiện:
	 - Chọn thiết bị điện đúng với điện áp, dòng điện định mức của mạng.
	 - Phải chọn tiết diện dây chảy cầu chì đúng cỡ để có thể bảo vệ quá tải ngoài chức năng bảo vệ ngắn mạch.
	 - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ các phần tử mang điện bằng cách sờ vào vỏ cách điện của chúng. Khi phát hiện các chỗ nóng quá mức cần xử lí kịp thời.
Câu 13: Thế nào là máy biến áp. Nêu công dụng của máy biến áp.Nêu hiện tượng cảm ứng điện từ.
1. Máy biến áp là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
2. Công dụng.
- Dùng để truyền tải và phân phối điện năng.
- Khi truyền tải dùng máy biến áp tăng áp, khi tiêu thụ dùng máy biến áp hạ áp.
- Máy biến áp dùng để thực hiện các chức năng ghép nối tín hiệu giữa các tầng, khuyếch đại trong các bộ lọctrong kĩ thuật điện.
- Ngoài ra máy biến áp được chế tạo theo nhu cầu sử dụng như máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp điều chỉnh.
3. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
	Nếu cho dòng điện biến đổi đi qua cuộn dây, nó sẽ sinh ra một từ trường biến đổi. Ta đặt cuộn dây (khép kín) thứ hai trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì ở cuộn dây thứ hai sẽ sinh ra một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Dòng điện này cũng biến đổi tương tự như dòng điện sinh ra nó. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hai cuộn dây đặt càng sát nhau thì mức độ cảm ứng điện từ càng mạnh. Mức độ tăng lên rất mạnh khi cuốn cả hai cuộn dây trên cùng một lõi thép, nhất là lõi thép khép kín. Nguyên tắc làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng hiện tượng cảm ứng điện từ này
Câu 14: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và các số liệu định mức của máy biến áp?
1. Cấu tạo của máy biến áp.
Máy biến áp gồm 3 bộ phận chính:
+ Lõi thép: được chế tạo bằng lá thép kĩ thuật điện có nhiệm vụ dẫn từ đồng thời làm khung dây quấn.
- Thép kĩ thuật điện bằng thép hợp kim có pha silíc, được tán thành các lá thép mỏng cách điện với nhau.
+ Dây quấn: 
- Gồm hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp cách điện với nhau.
- Dây quấn làm bằng đồng có độ bền cơ học cao và dẫn điện tốt.
- ở máy biến áp tự ngẫu hai cuộn dây nối điện với nhau.
+ Vỏ máy:
- Thường làm bằng kim loại, ở bên ngoài có sơn một lớp sơn cách điện.
- Ngoài ra còn thêm một số bộ phận khác như bộ phận cách điện: giấy cách điện, sơn cách điện, các núm điều chỉnh, đồng hồ ampe kế,vôn kế...
2. Nguyên lí làm việc của máy biến áp.
Khi nối hai đầu dây cuộn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1 , cường độ dòng điện I1 . Dòng điện xoay chiều trong cuộn sơ cấp sẽ làm lõi sắt S bị nhiễm từ. Từ thông biến thiên qua cuộn thứ cấp làm cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện có điện áp U2.
Bỏ qua hao phí thì: E1/E2=U1/U2=N1/N2= k
Trong đó:
	+ N1, N2 là số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
	+ U1, U2 hiệu điện thế hiệu dụng của 
	+ E1, E2 là suất điện động của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
- Nếu k >1 ị U1 >U2 : là máy biến áp hạ áp.
- Nếu k <1ị U1 <U2 : là máy biến áp tăng áp.
3. Các số liệu định mức của máy biến áp.
Các số liệu định mức của máy biến áp quy định điều kiện kĩ thuật của máy biến áp, do nhà máy chế tạo quy định thường ghi trên nhãn hiệu máy biến áp. Trên biển máy biến áp thường ghi các trị số định mức sau:
a. Công suất định mức Sđm: là công suất toàn phần đưa ra ở dây quấn thứ cấp máy biến áp, đơn vị Vôn-ampe (VA), kVA....
b. Điện áp sơ cấp định mức U1đm là điện áp của dây quấn sơ cấp tình bằng vôn (V), kV....
Dòng điện sơ cấp định mức I1đm là điện áp của dây quấn sơ cấp ứng với công suất và điện áp định mức, có đơn vị là ampe (A), kA....
c. Điện áp thứ cấp định mức U2đm là điện áp của dây quấn thứ cấp tình bằng vôn (V), kV....
Dòng điện thứ cấp định mức I2đm là điện áp của dây quấn thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức, có đơn vị là ampe (A), kA....
Mối quan hệ giữa công suất, điện áp và dòng điện:
Sđm = U1đm I1đm = U2đm I2đm
n2
u2
u1
n1
1
2
	Máy biến áp làm việc không được phép vượt quá các trị số định mức ghi trên nhãn máy (hiện nay trong kĩ thuật, người ta hay dùng cụm từ "danh định"để thay cho cụm từ "định mức").
- Kí hiệu của máy biến áp:
Câu15: Nêu những chú ý khi sử dụng máy biến áp. S

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_nghe_dien_dan_dung.doc