Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ 10
TRẮC NGHIỆM
BÀI 3. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1. Điều kiện tự nhiên  và sự phát triển kinh tế
-       Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
-       Những quốc  gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:
+      Ai Cập: sông Nin
+      Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ ph rát
+      Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
+      Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.
-       Khoảng 3500-2000 năm TCN ,cư dân cổ Tây Á, Ai Cập  biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.
-       Cư dân Châu Á và Châu Phi  sống bằng  nghề nông, mỗi năm hai vụ.
-       Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau  trong tổ chức công xã, ngoài  ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN) ra đời sớm nhất thế giới
Sản xuất phát triển  dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo  nên  giai cấp và nhà nước ra đời:
+       Thiên niên kỷ thứ IV  TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập  cổ đại  sống tập trung  theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
+      Các công xã kết hợp  thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực  đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
+        Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
+        Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
+      Vương triều nhà Hạ hình thành vào  thế kỷ XXI TCN  mở đầu cho xã hội có giai cấp  và nhà  nước Trung Quốc.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
-      Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
-       Nông dân công xã  đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.
-     Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.
-       Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
-       Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp  và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.
-       Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi.
-       Nhà nước chuyên chế  trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
-      Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu ),Trung Quốc gọi làThiên Tử (con trời ).
-      Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu  gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng ( Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các  công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn  học
-       Lịch pháp và Thiên văn  học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
-       Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng -->Thiên văn--> nông lịch.
-       Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
b. Chữ viết
-       Người ta cần ghi chép  và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
-       Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa  thành nét để diễn  tả ý nghĩa của con người  gọi là chữ tượng ý.
-       Người Ai Cập  viết trên giấy Pa pi rút.
-      Người Su me ở Lưỡng Hà  dùng cây sậy vót nhọn  là bút viết  trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
-       Người Trung Quốc  khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa.
c. Toán học
-       Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:
-       Ban đầu  chữ số  là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16
-       Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người -Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng  kể cả số 0  là công của người Ấn Độ.
-       Đã  để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.
d. Kiến trúc
Phát triển phong phú
+         Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng hà 
+         Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
BÀI 4 - CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ RÔ MA
1. Thiên nhiên và đời sống của con người
-       Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+       Thuận lợi:có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.
+         Khó  khăn: đất xấu, ít, thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.
-       Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải  bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, cho phép  khai hoang trên diện tích rộng hơn.
-       Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.
-       Thương nghiệp đường biển  rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:
+       Sản phẩm mua về  lúa mì, súc vật lông thú (Hắc  hải, Ai CẬp); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
+         Đê lốt, Pi rê  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..
+         Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rô ma và A ten).
+         Hi Lạp, Rô ma trở thành  các quốc gia giàu mạnh.
Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Thị quốc Địa Trung Hải  (Thành bang)
 Thị quốc:  do tình trạng đất đai phân tán nhỏ  và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp  nên đã hình thành các thị quốc.
-       Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A ten là thị quốc, đại diện cho cả At tích.
-       Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta  bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.
-       Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
-       Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.
-       Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rô ma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rô ma. Đế quốc Rô ma  thủ tiêu thể chế dân chủ  thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.
3. Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma
-       Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã  nâng họ lên  trình độ cao hơn về sản xuất  và buôn bán trên biển
-       Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.
a. Lịch và chữ viết
* Lịch
Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
* Chữ viết
-       Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt  thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.
-       Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C . ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
+         Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
+         Vật Lý: có Archimède.
+         Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
c. Văn học:
-       Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me  là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.
-       Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
d. Nghệ thuật
-       Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài  đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau  khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na  đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô
-       Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.
Bài 9. VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
1. Vương quốc Cam pu chia
 - ĐIều kiện tự nhiên: như một lòng chảo khổng lồ, rừng và cao nguyên bao bọc, xung quanh đáy chảo là Biển Hồ, vùng phụ cận với những cánh đồng
- Cư dân bản địa: tộc người chiếm đa số là Khơ-me
- Nền kinh tế chính: nông nghiệp
- Thời gian thành lập: thế kỉ VI (Ăng Ko: IX – XV)
- Biểu hiện thịnh đạt: 
+ Nông nghiệp, ngư nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển
+ Các vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình bằng chinh chiến
+ Xây dựng các công trình văn hóa lớn
* Văn hóa: rất độc đáo
-       Có chữ viết riêng  từ chữ Phạn.
-       Văn học dân gian  và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người  đối với thiên nhiên, con người.
-       Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo:quần thể Ang co Vát và Ang co Thom.
4. Vương quốc Lào
- Điều kiện tự nhiên: gắn liền với sống Mê Công. Sông Mê Công vừa là nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất Lào
- Về địa lí: là quốc gia duy nhất của Đông Nam Á không có biển
- Nền kinh tế chính: nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp
- Thời gian thành lập giữa thế kỉ XIV (1353) gắn với Phà Ngừm 
- Biểu hiện thịnh đạt: thế kỉ XV – XVIII, chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy. Giữ quan hệ hòa hiệp quyết tâm chống quân xâm lược để bảo vệ đất nước 
- Văn hóa:
+ Có hệ thống chữ viết riêng
+ Kiến trúc điển hình là Thạt Luổng
+ Tôn giáo: Hin-đu, Phật giáo
 TỰ LUẬN
BÀI 5 - TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà  và Trường Giang  có nhiều quốc gia nhỏ  của người Trung Quốc  thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau
* Thời Tần: 221 TCN -206 TCN
-       Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.
-       Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.
-      Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa  tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.
-       Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.
-       Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.
* Nhà Hán: 206 TCN - 220
-       Tiếp tục củng cố  bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.
-       Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường
Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).
Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :
* Kinh tế phát triển toàn diện:
+         Thực hiện chế độ quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
+         Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền.
+         Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
* Chính trị : bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;  cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương  mở khoa thi chọn người ra làm quan.
* Tiếp tục chính sách xâm lược:  chiếm Nội  Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường  trở thành một  đế quốc phong kiến phát triển nhất.
* Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm  874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc lại hỗn loạn nhưng Triệu Khuông Dẫn  tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập ra nhà Tống năm 960. Đến cuối thế kỷ XIII  cả hai nước Kim và Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt.
3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh
-        Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự  do Thành Cát Tư Hãn làm vua.
-        Năm 1271 Khu bi Lai (Hốt Tất Liệt) diệt nhà Tống, lên ngôi Hoàng đế, lập triều Nguyên (1271-1368): thực hiện chính sách  áp bức, chia rẽ các dân tộc, nhân dân Trung Quốc đứng lên lật đổ nhà Nguyên.
-          Năm 1368 Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế  ở Nam Kinh lập ra nhà Minh (1368-1644):
+         Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện (có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức; xưởng dệt; nhà buôn lớn; thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh.
+        Năm 1380 bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.
+         Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội.
+         Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa (Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
* Giữa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).
+         Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn. Cơ quan phong kiến mang tính chuyên chế cao độ.
+       Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: đạt nhiều thành tựu rực rỡ
	a. Tư tưởng tôn giáo
-          Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò  quan trọng, là công cụ sắc bén  phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .
-          Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng, in kinh 
	b. Sử học
-          Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên  rất nổi tiếng, thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán ..
	c. Văn học
-          Thơ Đường đạt đến đỉnh cao  của nghệ thuật  Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị .
-          Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh,Thanh, nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
+         Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
+         Thủy Hử của Thị Nại Am.
+         Tây Du Ký của Ngô Thừa An.
+         Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.
	d. Toán học
-           Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau .
e. Thiên văn học: 
Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .
f. Y dược: 
Đạt nhiều thành tựu  quan trọng: thầy thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân .
g. Kỹ thuật: 
Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng .
	h. Kiến trúc
Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành,Tượng phật bằng ngọc thạch  còn được lưu giữ đến ngày nay.
 Sơ đồ quan hệ bóc lột:
BÀI 7 – SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
 	So sánh sự giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ thời phong kiến?	
* Giống nhau: đều là các vương triều phong kiến ngoại bang, góp phần làm đa dạng, phong phú nền văn hóa Ấn Độ.	
* Khác nhau: 
Vương triều Hồi giáo Đê-li
Vương triều Mô-gôn
a. Sự thành lập:
Năm 1206 người Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo, đóng đô ở Đê-li (1206 - 1526)
b. Chính sách cai trị:
- Truyền bá, áp đặt Hồi giáo
- Tự giành quyền ưu tiên ruộng đất và địa vị quan lại cho người Hồi giáo.
- Thực hiện chính sách mềm mỏng, nhưng lại phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
- Văn hoá Hồi giáo được du nhập và Ấn Độ.
- Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo.
c. Vị trí:
 Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông -Tây. Đạo Hồi được truyền bá đến một nước ở Đông Nam Á.
a. Sự thành lập:
- Năm 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông cổ tấn công vào Ấn Độ.
- Đến năm 1526 lập ra Vương triều Mô-gôn (1256 -1707)
b. Chính sách cai trị:
- Thời vua A-cơ-ba nhanh chóng ổn định xã hội và thi hành một số chính sách tích cực :
+ Xây dựng 1 chính quyền mạnh trên sự liên kết tầng lớp quí tộc 
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
+ Đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lý, thống nhất đơn vị đo lường....
+ Khuyến khích hoạt động sáng tạo văn hóa.
c. Vị trí:
 Đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng, đạt đến đỉnh cao thời phong kiến.
 BÀI 10 - THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN  CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)
I. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu
-       Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma  lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man  từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.
-       Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
-       Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
+       Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều  vương quốc mới  như vương quốc Ang lô- Xắc  xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
+         Chủ  đất  của chủ nô cũ  được chia cho quý tộc  và tướng lĩnh quân sự.
+         Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.
+         Ki tô giáo  dần dần  có vai trò và có ưu thế  trong đời sống nhân dân.
+       Tầng lớp quý tộc và tăng lữ  được hình thành  có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ  và nông dân  biến thành nông nô  phụ thuộc lãnh chúa.Quan hệ sản xuất  phong kiến Châu Âu hình thành.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
a. Sự hình thành
- Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ  chia nhau chiếm đoạt xong  gọi là lãnh địa phong kiến, đây là  thời kỳ phân quyền.
- Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.
- Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
- Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.
b. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế
          * Kỹ thuật canh tác tiến bộ.
          * Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa  bóc lột nông nô.
          * Kinh tế tự cung tự cấp.
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.
- Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế  và sức lao động của nông nô.Nông nô nổi dậy đấu tranh  như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Do sản xuất phát triển từ  thế  kỷ XI, nên xuất hiện  tiền đề nền kinh tế hàng hóa  .
- Năng suất lao động tăng  tạo ra nhiều sản phẩm thừa.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông  để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị.
- Trong thành thị có các thương hội và phường hội.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp  trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên  của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống  nhất quốc gia dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha ( Ý ). O- xphớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp).
Bài  11 - TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
 1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
* Nguyên nhân: 
-       S

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_LICH_SU_10_HKI.doc