Đề cương ôn tập Khoa học Lớp 4 - Năm học 2011-2012

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Khoa học Lớp 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Khoa học Lớp 4 - Năm học 2011-2012
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 4
 NĂM HỌC: 2011-2012
Đề cương ôn tập khoa học lớp 4.
Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
Đáp án: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2: Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người:
hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường: thức ăn, nước uống, khí Ô-xy và thải ra phân, nước tiểu,khí các bô níc để tồn tại.
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
Câu3: Sơ đồ sự trao đổi chất:
 LẤY VÀO THẢI RA
Khí các-bô-nic
Khí Ô- xy
CƠ
THỂ
NGƯỜI
 phân
Thức ăn
Nước tiểu, mồ hôi
Nước
Câu 4:Con người cần gì để sống:
điều kiện vật chất như:thức ăn, nước uống,không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại.
Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè,làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,...
Câu 5: Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I-ốt và không nên ăn mặn:
 Vì: cơ thể chỉ cần một iốt rất nhỏ. Nếu thiếu iốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì vậy, nên dùng muối có bổ sung iốt.
Cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Câu6 : nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn hạn chế, ăn ít.
Ăn đủ
Ăn vừa phải
Ăn mức độ
Ăn ít
Ăn hạn chế
Lương thực, rau và quả chín
Thịt cá và các loại thủy sản, đậu phụ
Dầu mỡ
Đường 
Muối 
Câu 7: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn
được nuôi trồng và bảo quản, chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn,hóa chất,không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.
Câu 8: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần làm gì:Chọn thức ăn tươi,sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.Dùng nước sạch để rửa thực phẩm,dụng cụ và để nấu ăn.
Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 9 : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật:
Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quí không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quí. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Trong nguồn đạm động, chất đạm do thịt,các loài gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loài cá cung cấp.vì vậy, nên ăn cá.
Câu10: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo:
 Chất đạm: xây dựngvà đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Chất béo: chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.
Câu 11: Một số cách giữ thức ăn được lâu và không mất chất dinh dưỡng:
- Làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
Câu 12: nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡnglà gì?
Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi ta min A
Bệnh phù do thiếu vi ta min B
Bệnh chảy máu răng do thiếu vi ta min C
Bệnh còi xương do thiếu vi ta min D
Thiếu I-Ốt, cơ thể phát triển chậm dễ bị bệnh bướu cổ...
Câu 13. Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng:
- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để đảm bảo sự phát triển bình thường và phòng chống bệnh tật.đối với trẻ em thường theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ em mắc các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Câu 14. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì:
Ăn quá nhiều mà hoạt động quá ít nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều gay ra bệnh béo phì.
Câu 15.Cơ thể bị béo phì gây ra những bệnh nào:- tiểu đường, huyết áp cao,...
Câu16. Nêu cách phòng bệnh béo phì:
Ăn uống hợp lí , rèn luyện thói quen ăn uống điều độ,ăn chậm nhai kĩ,..
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 18. khi bị bệnh ta phải làm gì?
 -Khi cảm thấy khó chịu và không bình thườngphải báo ngay cho cha mẹ và người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu19. khi bị bệnh thường có dấu hiệu gì?
- như hắt hơi, sổ mũi,chán ăn,mệt mỏi hoặc đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Câu 20. Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
- Người bị bệnh phải ăn nhiều thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như: cá, thịt, trứng, sữa và các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước quả ép,...Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày. Có một số bệnh cần ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu 21: Nêu:
a )Để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
b) Để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Đáp án: 
a) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
*Giữ vệ sinh ăn uống:
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch,( thức ăn phải rửa sạch, nấu chín) dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, uống nước đã đun sôi,...)
-Không ăn các thức ăn ôi thiu, chưa chín, không ăn cá sống, thịt sống, không uống nước lã.
* Giữ vệ sinh cá nhân.
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
* Giữ vệ sinh môi trường.
- sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,thường xuyên làm vệ sinh nơi đại tiện, chuồng gia súc, gia cầm.
- Xử lí phân, rác đúng cách, không sử dụng phân chưa ủ kĩ để bón ruộng, tưới cây.
- diệt ruồi.
Câu 22. Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:- tiêu chảy, tả, lị,...
b) Phòng tránh tai nạn đuối nước:
* Không nên:
- Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
- Lội qua sông, suối khi trời mưa, dông, bão.
* Nên:
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
- Tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn hoặc phương tiện cứu hộ.
- tuân thủ các qui định của bể bơi, khu vực bơi.
Câu 23: Nước có vai trò như thế nào trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt?
Đáp án: 
- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
- Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Nước phục vụ cho vui chơi giải trí như bơi, 
Câu 24: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Đáp án: Dựa vào lượng dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm:
- Nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm 
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo 
- Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng
Ngoài ra, trong nhiều loại thưc ăn còn chứa chất xơ và nước..
Câu 25: Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
Đáp án: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
- Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay.
- Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách. 
Câu 26: Trong không khí gồm có những thành phần nào?
Đáp án:
- Khí ô- xi và khí khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác như khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Câu 27: Nước có những tính chất gì?
Đáp án: 
- Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
Câu 28. Nước tồn tại ở mấy thể:
Nước có thể tồn tại ở 3 thể:- thể lỏng,thể khí( hơi nước), thể rắn.
Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định, nước ở thể rắn( nước đá) có hình nhất định.
Câu 30. Mây được hình thành như thế nào?
-Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo nên những đám mây.
Câu 31.Mưa từ đâu ra?
từ những đám mây chứa nhiều hạt nước nhỏ đọng lại thành các giọt nước lớn hơn, rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 32. Hãy nêu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước,rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Câu 34: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
Đáp án: 
- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,.
- Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển.
Câu35: Các bệnh liên quan đến nguồn nước là:
tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,...
Câu 36: Nước bị ô nhiễm là nước như thế nào?
Có màu ,có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa chất hòa tan có hại đến sức khỏe con người.
Câu 37: Nước sạch là nước như thế nào?
 Không có màu , không có chất bẩn, không có mùi hôi, không có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc không chứa chất hòa tan có hại đến sức khỏe con người.. 
Câu 38: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp:
 A
 Thiếu vi-ta-minA
Thiếu vi- ta min D
Thiếu i- ốt
Thiếu chất đạm
 B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Bị còi xương.
Bị suy dinh dưỡng.
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Đáp án: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp: 
 B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Bị còi xương.
Bị suy dinh dưỡng.
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
 A
 Thiếu vi-ta-minA
Thiếu vi- ta min D
Thiếu i- ốt
Thiếu chất đạm
Câu 39. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước:
 -Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước như giêng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
 - không đục phá ống nước
 - làm nhà tiêu hai tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước
 - cải tạo hệ thống cấp thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Câu 40. Vì sao ta phải tiết kiệm nước:
 - nguồn nước không phải là vô tận.
vì phải tốn nhiều công sức, tiền của mới sản xuất ra được nước sạch nên cần tiết kiệm nước.
Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân vừa để cho nhiều người khác được sử dụng nước sạch.
Câu 41. Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
Khí quyển
 Câu 42. Không khí có ở đâu?
 - có ở khắp nơi, xung quanh mọi vật và ở trong những chỗ rỗng của mọi vật.
 Câu 43. Không khí có những tính chất nào?
- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể nén lại hoặc giản ra.
Trường TH Kim Đồng KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp : 4 . . . Môn : Khoa học
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . Năm học : 2011-2012
	 Thời gian : 40 phút( không kể thời gian giao đề)
 Điểm
 Lời phê của thầy cô:
ĐỀ:
Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
Câu 2: Trong không khí gồm có những thành phần nào?
Câu 3: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
Câu 4: Nêu 3 điều em nên làm để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
Câu 5: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho thích hợp:
 A
 Thiếu vi-ta-minA
Thiếu vi- ta min D
Thiếu i- ốt
Thiếu chất đạm
 B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Bị còi xương.
Bị suy dinh dưỡng.
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
	Câu 1: ( 2 điểm)
- Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình trao đổi chất.
Câu 2: (2 điểm)
- Khí ô- xi và khí khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác như khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Câu 3: 2 điểm (có 4 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
- Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông hồ,.
- Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển.
Câu 4: 1,5 điểm (có 3 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
- Giữ vệ sinh ăn uống.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Câu 5: 2 điểm.(có 4 ý, mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm)
 B
 Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Bị còi xương.
Bị suy dinh dưỡng.
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
 A
 Thiếu vi-ta-minA
Thiếu vi- ta min D
Thiếu i- ốt
Thiếu chất đạm
Lưu ý: 0,5 điểm trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_khoa_hoc_lop_4_nam_hoc_2011_2012.doc