Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 647Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5
*Tiếp theo phần trước:
 Giáo án BDHSG môn T.V lớp 4-5.PhầnI(mục 7,8 )
 GIÁO ÁN TỔNG HỢP
 Bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt lớp 4-5 
*NỘI DUNG :
Phần I : Luyện từ và câu :
1) Cấu tạo từ.
2) Cấu tạo từ phức.
3) Từ loại.
 3.1-Danh từ, động từ, tính từ.
 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô.
 3.3- Quan hệ từ.
4) Các lớp từ:
 4.1- Từ đồng nghĩa.
 4.2- Từ trái nghĩa.
 4.3- Từ đồng âm.
 4.4- Từ nhiều nghĩa.
5) Khái niệm câu.
6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)
7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):
 7.1- Câu hỏi.
 7.2- Câu kể.
 7.3- Câu khiến.
 7.4- Câu cảm.
8) Phân loại câu theo cấu tạo- Câu ghép.
9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
11) Dấu câu.
12) Liên kết câu.
Phần II: Tập làm văn:
1) Bài tập về phép viết câu.
2) Bài tập về phép viết đoạn.
3) Luyện viết phần mở bài.
4) Luyện viết phần kết bài.
5) Luyện tìm ý cho phần thân bài.
6) Phương pháp chung khi làm bài Tập làm văn.
7) Làm thế nào để viết được một bài văn hay.
8) Nội dung và phương pháp làm bài:
 8.1- Thể loại miêu tả.
 8.2- Thể loại kể chuyện.
 8.3- Thể loại viết thư.
Phần III: Cảm thụ văn học: 
A-Khái niệm.
B-Một số biện pháp tu từ thường gặp.
C-Kỹ năng viết một đoạn văn về C.T.V.H.
D-Hệ thống bài tập về C.T.V.H (Kèm đáp án)
Phần IV:Chính tả (Phù hợp với khu vực Miền Bắc)
1)Chính tả phân biệt l / n.
2)Chính tả phân biệt ch / tr.
3)Chính tả phân biệt x / s.
4)Chính tả phân biệt gi / r / d.
5)Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ” (c /k /q ).
6)Quy tắc viết phụ âm đầu “ngờ” (ng /ngh ).
7)Quy tắc viết nguyên âm i (i / y ).
8)Quy tắc viết hoa.
9)Quy tắc đánh dấu thanh.
 10)Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần.
 11)Cấu tạo từ Hán-Việt.
Phần V: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cuối bậc tiểu học:
 1)Bài tập chính tả.
 2)Bài tập luyện từ và câu.
 3)Bài tập C.T.V.H.
 4)Bài tập làm văn.
Phần VI: Các đề luyện thi cuối bậc tiểu học
 PHẦN I : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
9.Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ(Tuần 20-Tuần 2 / Lớp5) 
*Cách nối các vế câu ghép : Nối trực tiếp
 Dùng từ nối: Nối bằng quan hệ từ
 Nối bằng cặp từ hô ứng
 A) Ghi nhớ :
 * Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ(QHT ) hoặc một cặp quan hệ từ.
 * Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
 - Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,...
 - Hoặc một cặp QHT: Vì....nên...; Bởi vì....cho nên.....; Tạivì...
.chonên....; Do....nên...; Do....mà.....; Nhờ....mà....
 * Để thể hiện quan hệ điêù kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa 2 vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
 - Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,...
 - Hoặc một cặp QHT : Nếu.... thì...; Nếu như... thì....; Hễ....thì....;
 Hễ mà.....thì.....; Giá....thì....
 * Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng :
 - Một QHT : Tuy, dù, mặc dù, nhưng,...
 - Hoặc mộtcặp QHT : Tuy....nhưng....; Mặc dù.....nhưng.....
 * Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng mmột trong các cặp QHT : Không những....mà...; Chẳng những... mà....; Không chỉ....mà....
B) Bài tập thực hành :
Bài 1:
Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây:
 a) Em chăm chỉ hiền lành...anh thì tham lam , lười biếng.
 b) Tôi khuyên nó ....nó vẫn không nghe.
 c) Mưa rất to.....gió rất lớn.
 d) Cậu đọc ....tớ đọc ?
Bài 2:
Tìm cặp QHT thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu sau:
 a) .....tôi đạt học sinh giỏi....bố mẹ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp.
 b) .....trời mưa.....lớp ta sẽ hoãn đi cắm trại.
 c) .....gia đình gặp nhiều khó khăn....bạn Nam vẫn phấn đấu học tốt.
 d) .....trẻ con thích xem phim Tây Du Kí....người lớn cũng rất thích.
*Đáp án :
 a) Vì....nên...
 b) Nếu...thì...
 c) Tuy...nhưng....
 d) Không những.....mà....
Bài 3 :
Xác định các vế câu và các QHT , cặp QHT trong từng câu ghép dưới đây :
 a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
 b) Vì bão to nên cây cối đổ nhiều.
 c) Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt.
 d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt.
Bài 4:
Từ mỗi câu ghép ở BT3 , hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu( có thể thêm, bớt một vài từ )
*Đáp án :
VD :a) Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt.
Bài 5 :
Tìm nghĩa ở cột B nối với từ thích hợp ở cột A:
 A B
 Do a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kếtquả
 tốt đẹp được nói đến
 Tại b) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc 
 được nói đến 
 Nhờ c) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc 
 không hay được nói đến
 *Đáp án :
 a) Nhờ
 b) Do
 c) Tại
Bài 6 :
 Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây :
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
b)Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
c) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học.
d) Mặc dú nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn .
e) Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay.
Bài 7 :
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau:
a) Lan không chỉ chăm học ....
b) Không chỉ trời mưa to....
c) Trời đã mưa to.....
d) Đứa trẻ chẳng những không nín khóc ....
*Đáp án :
a) .....mà Lan còn chăm làm.
b) ......mà gió còn thổi rất mạnh.
c) ......lại còn gió rét nữa.
d) .....mà nó lại còn khóc to hơn.
....
10.Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng : (Tuần 24- lớp 5)
A) Ghi nhớ :
Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài QHT, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như :
- Vừa.... đã....; chưa.... đã....; mới.... đã....; vừa.... đã.....; càng....càng.....
- Đâu... đấy.; nào.... ấy.; sao....vậy.; bao nhiêu.....bấy nhiêu.
B) Bài tập thực hành :
Bài 1 :
Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :
a) Mẹ bảo sao / thì con làm vậy.
b) Học sinh nào chăm chỉ / thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
c) Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.
d) Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.
Bài 2: 
Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :
a) Nó ...về đến nhà , bạn nó ... gọi đi ngay.
b) Gió ...to, con thuyền ....lướt nhanh trên biển.
c) Tôi đi ...nó cũng đi...
d) Tôi nói....., nó cũng nói....
*Đáp án :
a) vừa... đã...
b) càng....càng...
c) .... đâu.... đấy.
d) ...sao....vậy.
Bài 3 :
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :
a) Mưa càng lâu,...
b) Tôi chưa kịp nói gì,....
c) Nam vừa bước lên xe buýt,...
d) Các bạn đi đâu thì....
*Đáp án :
a) ..... đường càng lầy lội.
b) .....nó đã bỏ chạy.
c) .....xe đã chuyển bánh.
d) .....tôi theo đấy.
.....
11.Dấu câu :
A) Ghi nhớ :
*Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau.
*Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chầm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng(ba chấm).
	a) Dấu chấm:
	Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.
 b) Dấu phẩy :
	- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
	- Dấu phẩy dùng để :
	+ Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
	+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
	+ Tách các vế câu ghép.
	c) Dấu chầm hỏi:
	Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi .Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu.
	d) Dấu chấm than (dấu chấm cảm):
	Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.Khi gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như dấu chấm.
	e) Dấu chấm phẩy:
	Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.
	f) Dấu hai chấm: Là dấu dùng để:
 - Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng).
 - Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.
	g) Dấu gạch ngang: Là dấu câu dùng để:
 - Đặt trước những câu hội thoại.
 - Đặt trước bộ phận liệt kê.
 - Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu.
 - Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết.
	h) Dấu ngoặc đơn: Là dấu câu dùng để:
 - chỉ ra nguồn gốc trích dẫn.
	- Chỉ ra lời giải thích.
	i) Dấu ngoặc kép: Dùng để:
	- Báo hiệu lời dẫn trực tiếp.
	- Đánh dấu tên một tác phẩm.
	- Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai.
	k) Dấu chấm lửng (dấu ba chấm): Dùng để :
	- Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động.
	- Ghi lại những chỗ kéo dài của âm thanh.
	- Chỉ ra rằng người nói chưa nói hết.
B) Bài tập thực hành:
Bài 1:
Trong những câu sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?
Sự vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bố dặn bé Lan: “Con phải học bài xong rồi mới đi chơi đấy!”.
*Đáp án :
	a) Bắt đầu sự giải thích.
	b) Mở đầu câu trích dẫn.
Bài 2:
Đặt 2 câu có dùng dấu ngoặc đơn:
Phần chú thích trong ngoặc đơn làm rõ ý một từ ngữ.
Phần chú thích cho biết xuất xứ của đoạn văn.
Bài 3:
Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm vào chỗ trống sao cho thích hợp:
	Sân ga ồn ào....nhộn nhịp.....đoàn tàu đã đến.....
	.....Bố ơi....bố đã nhìn thấy mẹ chưa.......
	.....Đi lại gần nữa đi....con....
	....A....mẹ đã xuống kia rồi.....
*Đáp án :
 Sân ga ồn ào, nhộn nhịp: đoàn tàu đã đến.
Bố ơi, bố đã nhìn thấy mẹ chưa?
Đi lại gần nữa đi, con!
A, mẹ đã xuống kia rồi!
Bài 4:
Hãy chữa lại các dấu câu viết sai cho các câu sau:
Con tìm xem quyển sách để ở đâu?
Mẹ hỏi tôi có thích xem phim không?
Tôi cũng không biết là tôi có thích hay không?
Bài 5:
Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích hợp. Nhớ viết hoa và xuống dòng cho đúng :
	Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê Trẵng run rẩy tôi di tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ...
*Đáp án :
 Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non, bỗng gặp Sói. Sói quát:
Dê kia, mi đi đâu? 
Dê Trắng run rẩy:
Tôi đi tìm lá non.
Trên đầu mi có cái gì thế?
Đầu tôi có sừng.
Tim mi thế nào?
Tim tôi đang run sợ...
.........
12.Liên kết câu : (Tuần 25- Lớp 5)
* Liên kết câu : Lặp từ ngữ
 Thay thế từ ngữ
 Dùng từ ngữ để nối
 (Liên tưởng......)
A)Ghi nhớ:
* Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Cụ thể :
a) Về nội dung :
- Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
VD: “ Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”. Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.
- Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.
VD: “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”. Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp xếp không hợp lí.
b) Về hình thức:
Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,...
* Phép lặp :
- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.
- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.
* Phép thế :
	- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước .
	- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng , hấp dẫn.
	* Phép nối:
	- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,...
	- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.
B)Bài tập thực hành:
Bài 1:
Tìm từ được lặp lại để liên kết câu:
	Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ.Lại có lúc bé thích làm bac sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại....
*Đáp án :
Từ ngữ lặp : bé thích làm.
Bài 2:
Tìm từ trùng lặp có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa .Hãy thay thế và chép lại đoạn văn :
	Páp- lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Páp- lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của Páp- lốp thường được lặp lại rất nhiều lần...
*Đáp án :
Páp- lốp à ông
Làm việc à xử lí công việc
Bài 3:
Tìm những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn trích :
	Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, ..(1)...bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng,..(2)...là một đường trăng lung linh rát vàng...(3)....là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.
( dòng sông, sông Hương, Hương Giang )
*Đáp án: 
	(1): Hương Giang
	(2): dòng sông
	(3): Sông Hương
Bài 4:
Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nối kết những nội dung gì với nhau:
	Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Thậm chí, đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.
 (Hồ Chí Minh)
*Đáp án:
	- Tuy vậy : Có tác dụng biểu thị sự đối lập giữa ý trên và ý dưới.
Bài 5:
Mỗi từ ngữ gạch chân dưới đây có tác dụng gì?
Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên aicũng thích nghe. Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó mmọt chút nào.
Một hôm, chim Gõ Kiến đến chơi nhà chị Công... Gõ Kiến lại đến chơi nhà Sáo Sậu. Cuối cùng, Gõ Kiến lại đến nhà Gà.
*Đáp án : 
	- Thế nhưng: Biểu thị sự đối lập.
	- Cuối cùng: Biểu thị ý kết thúc , sau cùng.
..........
*Mời bạn tham khảo phần tiếp theo ở bài :
 Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 4- 5.PhầnII (mục1,2)

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_giao_an.doc